Bước tới nội dung

Sách Y Học/Đông y/Triết lý

Tủ sách mở Wikibooks
Phiên bản vào lúc 20:46, ngày 21 tháng 2 năm 2020 bởi 205.189.94.12 (thảo luận)

Nền tảng triết lý Đông y

Đông y là một bộ môn khoa học nghiên cứu về y học ở thời cổ đại Trung quốc vẩn còn thịnh hành và xử dụng cho đến nay . Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học Trung quốc Học thuyết Âm Dương , Học thuyết Ngũ hành ngoài ra còn có các học thuyết về cơ thể con người như Học thuyết Tạng phủ con người, Học thuyết Kinh lạc con người, Học thuyết Kinh mạch con người, Học thuyết Huyệt đạo con người,

Nền tảng về Bệnh

Khi Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh . Việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng âm dương trong cơ thể . Đông y quan niệm mọi thứ bệnh đều do "âm dương mất cân bằng" . Cộng việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng âm dương trong cơ thể . Theo đông y, bệnh có thể chia ra làm 3 loại Bệnh nội, Bệnh ngoại và các Bệnh khác

Nền tảng về chẩn bệnh

Chẩn bệnh còn được gọi là Lâm sàng, những bước cơ bản để thiết lập một chẩn đoán y khoa bao gồm Hỏi, Nhìn, Sờ, Gõ, Nghe trong Y học hiện đại (Tây y) tương đương với Tứ chẩnVọng chẩn (nhìn), Văn chẩn (nghe), Vấn chẩn (hỏi) và Thiết chẩn (sờ nắn, bắt mạch) trong Y học cổ truyền.

Nền tảng điều trị bệnh

Để chữa trị bệnh tật, Đông y sử dụng 8 biện pháp cơ bản được gọi là Bát cương lĩnh gồm bốn cặp phạm trù

Biểu - Lý (表裡), Hàn - Nhiệt (寒熱), Hư - Thực (虛實) và Âm - Dương (陰陽)

Với

  1. hãn (làm ra mồ hôi),
  2. thổ (gây nôn)
  3. hạ (thông đại tiện)
  4. hòa (hòa giải)
  5. ôn (làm ấm)
  6. thanh (làm mát)
  7. tiêu (tiêu thức ăn tích trệ)
  8. bổ (bồi bổ) để khôi phục cân bằng chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa "chính khí" (sức chống bệnh) và "tà khí" (tác nhân gây bệnh).

Trong 8 phép đó, không có biện pháp nào mang tính đối kháng, tấn công trực diện vào "bệnh tà" như trong Tây y.Đặc biệt để thực hiện việc hóa giải có hiệu quả nhất, Đông y chủ trương "trị vị bệnh" (chữa từ khi bệnh chưa hình thành).