Bước tới nội dung

Đề đốc (chức quan xưa)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Hienzquynh (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 06:31, ngày 21 tháng 9 năm 2016. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Đề Đốc (Hán Việt: 提督 - tiếng Anh: Provincial Military Commander) là một chức quan võ trong hệ thống quan chế triều đình Việt Nam. Thời Nguyễn, Đề Đốc là chức quan võ thuộc Bộ Binh, nắm giữ binh quyền một tỉnh, trật Chánh Nhị Phẩm.[1][2]

Theo phép chia quân thời Nguyễn, Đề Đốc chỉ huy một doanh, khoảng 2.500 đến 4.800 lính. Ở các miền duyên hải, Đề Đốc được đặc chức là Thủy sư đề đốc. Tuy là chức quan võ cao nhất tại một tỉnh, Đề Đốc vẫn chịu sự điều hành trực tiếp bởi quan Tổng Đốc hoặc Tuần Phủ. Ở các tỉnh lớn, Đề Đốc có các thuộc quan Chánh, Phó Lãnh Binh giúp việc cai quản quân cơ, nhưng ở các tỉnh nhỏ, chức quan võ cao nhất có thể chỉ là Lãnh Binh, trật Chánh Tam Phẩm.[3]

Chức Đề Đốc nguyên được thiết lập vào thời Thanh, trật Tòng Nhất Phẩm.

Tại Việt Nam, thời Nguyễn chức Đề Đốc tại kinh đô Huế phủ Thừa Thiên được đặc chức là Kinh Thành Đề Đốc (kiêm lý sự vụ phủ Thừa Thiên). Không như các cấp hành chính khác, phủ Thừa Thiên không đặt chứcTổng Đốc và được điều hành trực tiếp bởi vua và triều đình.[3]

Trong lịch sử triều Nguyễn, Tạ Hiện (Đề đốc quân vụ Bắc Kỳ) được biết đến là một lãnh tụ phong trào Cần Vương chống Pháp. Nhưng trong trận thất thủ thành Hà Nội năm 1882, một vị Đề Đốc khác là Đề Đốc Lê Văn Trinh lại được biết đến là một vị quan bỏ thành, trốn chạy trước sức tấn công của quân Pháp.

Tham khảo

  1. ^ “Đơn vị và cấp chỉ huy quân đội nhà Nguyễn”.
  2. ^ “Quan chế các triều đại quân chủ Việt Nam - phần Võ giai - Chánh nhị phẩm”.
  3. ^ a b Từ Điển Chức Quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, nhà xuất bản Thanh Niên (2002) 289. Đề Đốc trang 198