Bước tới nội dung

Đền thờ Trương Định

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Giám Định (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 15:32, ngày 15 tháng 5 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Đền thờ Trương Định
Di tích quốc gia
Thờ phụng
Bình Tây đại nguyên soái Trương Định
1820 – 1864
Thông tin đền
Địa chỉViệt Nam Xóm Khê Thuận, xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Việt Nam
Di tích quốc gia
Đền thờ
Phân loạiDi tích lịch sử
Ngày công nhận24 tháng 2 năm 2023
Quyết định400/QÐ-BVHTTDL

Đền thờ Trương Định hiện nằm tại xóm Khê Thuận, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi là nơi phụng thờ anh hùng dân tộc Trương Định. Đền được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2014[1], và công nhận là Di tích lịch sử theo quyết định số 400/QÐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 2 năm 2023.[2]

Lịch sử

Sau khi Trương Định hy sinh, vua Tự Đức truy tặng phẩm hàm và năm 1871 lại cho xây dựng đền thờ ông tại quê nhà làng Tư Cung[3], việc tế tự hàng năm được giao cho quan địa phương, tuy nhiên đền cũ đã bị hư hòng do chiến tranh.[4] Năm 2003, UBND tỉnh Quảng Ngãi xây dựng lại đền dưới chân núi Đầu Voi, xóm Khê Thuận, xã Tịnh Khê[5] và khánh thành ngày 17 tháng 8 năm 2007[6] nhân kỷ niệm 143 năm ngày ông tuẫn tiết. Năm 2009[4], đền được giao cho Ban Quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ quản lý.

Quy mô

Khu vực đền thờ hiện nay diện tích khoảng 2 ha.[5] Đền có 3 khu chính[4], khu chính điện là nơi thờ linh vị của Trương Định; khu trưng bày các hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Trương Định với 4 bản trích, gần 50 ảnh tư liệu, hơn 40 hiện vật và các tài liệu, ngoài ra còn có khu tiếp khách.[4]

Nơi thờ tại địa phương khác

Mộ và đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công

Trương Định được an táng tại Gò Công, Tiền Giang - nơi ông lập nghiệp, chiến đấu và mất, năm 1972 xây thêm đền thờ. Lăng mộ và đền thờ tại thị xã Gò Công đã được công nhận là Di tích lịch sử ngày 6 tháng 12 năm 1989.[7]

Ngoài ra, tại xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông, Tiền Giang còn có một đền thờ khác[8] được nhân dân lập bằng tre lá sau khi Trương Định tuẫn tiết. Nơi đây cũng đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2004.[7]

Tại Tiền Giang, còn có miếu thờ Trương Định tại ấp 3 Rạch Già, xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, ấp 7, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông. Tại Đồng Nai, có đền thờ Trương Định tại phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa và tại Phước Hòa.[9]

Chú thích

  1. ^ “Quảng Ngãi đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Trương Định”. baodautu. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ “Xếp hạng di tích quốc gia (Di tích lịch sử Đền thờ Trương Định)”. bvhttdl.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ “Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng”. vhtt.danang.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b c d triển, Báo Dân tộc và Phát (28 tháng 2 năm 2023). “Xếp hạng Đền thờ Trương Định tại Quảng Ngãi là Di tích Quốc gia”. Báo Dân tộc và Phát triển. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ a b thanhnien.vn (27 tháng 2 năm 2023). “Đền thờ Trương Định tại Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích quốc gia”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ ONLINE, TUOI TRE (14 tháng 8 năm 2007). “Quảng Ngãi: hoàn thành đền thờ Trương Định”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ a b “Về Gò Công viếng anh linh Trương Định”. baocantho.com.vn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ “Anh hùng dân tộc Trương Định - Di tích lịch sử-Văn hóa - Sở VHTTDL”. svhttdl.tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ Nói, Le Ngoc Man. “Anh hùng Trương Định phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp”. THTG.vn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023.