Bước tới nội dung

Chiếu xạ thực phẩm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do BacLuong (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 00:05, ngày 19 tháng 10 năm 2016. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Dấu hiệu Radura của FDA Hoa Kỳ dùng để báo thực phẩm đã xử lý chiếu xạ.

Chiếu xạ thực phẩm là quá trình chiếu bức xạ ion hóa lên thực phẩm nhằm tiêu diệt các sinh vật còn tồn dư trong thực phẩm, nhờ đó bảo quản thực phẩm, làm giảm nguy cơ bệnh tật do thực phẩm gây ra, ngăn chặn sự lây lan của các loài xâm hại, và làm chậm trễ hoặc loại bỏ mọc mầm hoặc chín, hỏng [1][2].

Chiếu xạ nói chung còn được dùng trong khử trùng dụng cụ y tế và tương tự [3].

Thực phẩm chiếu xạ không trở thành thể có tính phóng xạ. Các bức xạ ion hóa có thể được phát ra bởi nguồn bằng chất phóng xạ hoặc tạo ra bằng điện.

Thực phẩm đã chiếu xạ cần được thông báo bằng dấu hiệu Radura quốc tế hoặc của FDA Hoa Kỳ. Đó là do nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm xử lý bằng chiếu xạ là tiêu cực nhiều hơn những xử lý bằng các phương tiện khác [4], và sư chấp nhận về pháp lý tại các nước khác nhau còn khác nhau. Các nghiên cứu chung thì cho ra kết quả là thực phẩm chiếu xạ là an toàn, không độc hại, lượng chất độc sinh ra cực thấp, và an toàn hơn hẳn các xử lý bằng hóa chất.

Ứng dụng

Nhận thức công chúng

Chỉ dẫn

Tham khảo

  1. ^ Food irradiation : a technique for preserving and improving the safety of food. 9241542403_eng.pdf WHO IRIS, Geneva, 1991. Truy cập 22/10/2016.
  2. ^ "Food Irradiation" Canadian Food Inspection Agency. March 22, 2014. Truy cập 22/10/2016.
  3. ^ Martin, Andrew. Spinach and Peanuts, With a Dash of Radiation. New York Times. February 1, 2009.
  4. ^ Conley, S.T., What do consumers think about irradiated foods, FSIS Food Safety Review (Fall 1992), 11-15

Xem thêm

Liên kết ngoài