Bước tới nội dung

Nalanda

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Langtucodoc (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 23:37, ngày 23 tháng 4 năm 2017. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Nalanda
नालंदा
Phế tích Nalanda
Nalanda trên bản đồ Ấn Độ
Nalanda
Vị trí tại Ấn Độ
Vị tríBihar, Ấn Độ
LoạiTrung tâm học thuật
Lịch sử
Thành lậpThế kỷ 5
Bị bỏ rơiThế kỷ 13
Sự kiệnBị Bakhtiyar Khilji phá hủy vào khoảng năm 1197
Các ghi chú về di chỉ
Khai quật ngày1915–1937, 1974–1982[1]
WebsiteNalanda (ASI)
Phế tích Viện đại học Nālandā
Thư viện

Nālandā là một trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại ở bang Bihar, Ấn Độ, tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến năm 1197. Địa điểm này nằm cách Patna chừng 88 km về phía đông nam[3][4][5] Nalanda phát triển rực rỡ trong giai đoạn từ thời vua Śakrāditya (danh tánh của người này chưa được chắn chắn, có thể là triều vua Kumara Gupta I hoặc Kumara Gupta II) đến năm 1197, nhận được sự bảo hộ của các vị hoàng đế theo Ấn giáo thời Đế quốc Gupta cũng như các vị hoàng đế theo Phật giáo như Harsha và những hoàng đế của Đế quốc Pala thời kỳ sau đó.[6]

Khu phức hợp Nalanda được xây dựng bằng gạch đỏ, ngày nay phế tích này nằm trên một diện tích rộng 14 héc-ta (488×244 mét).[7] Vào thời hoàng kim của mình, Viện Đại học Nalanda thu hút học giả và sinh viên từ cả các vùng xa xôi như Tây Tạng, Trung Quốc, Hy Lạp, và Ba Tư.[8] Nalanda bị một đội quân Hồi giáo người Turk do Bakhtiyar Khilji chỉ huy tàn phá vào năm 1193. Thư viện của Viện Đại học Nalanda lớn đến mức mất đến ba tháng mới cháy hết khi nó bị những kẻ xâm lăng châm lửa đốt, tàn phá các tự viện, và đuổi các tu sĩ ra khỏi khu vực. Năm 2006, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và các nước khác tuyên bố một dự án tôn tạo và phục hồi địa điểm cổ xưa này.

Các nhân vật lịch sử gắn với Nalanda

Cả MahaviraThích-ca Mâu-ni đều đã đến thăm Nalanda trong thế kỷ 6 và 5 TCN[1]. Nó cũng là nơi sinh ra và nơi nhập niết bàn của Xá-lợi-phất (Shariputra), một trong số các môn đồ nổi tiếng của Phật Thích Ca[9]. Nhiều học giả và nhân vật lịch sử cũng gắn liền với Nalanda, chẳng hạn như,

  • Aryabhata (476–550): nhà toán học và thiên văn học người Ấn Độ.[10]
  • Aryadeva (thế kỷ thứ 3; danh xưng khác: Kanadeva, Đề Bà [Bồ Tát], Thánh Thiên Tôn Giả, Phiến Mục Thiên): môn đồ của Nagarjuna (Long Thụ).[11] :43
  • Atisa (980–1054; Nhiên Đăng Cát Tường Trí)
  • Chandrakirti (Nguyệt Xứng), môn đồ của Nagarjuna.
  • Dharmakirti (Pháp Xứng), luận sư Phật giáo[12]
  • Dharmapala (Hộ pháp)
  • Dinnaga (Trần-na Bồ Tát, Đại Vực Long), luận sư của Duy thức tông.
  • Jinamitra
  • Đại Thành Tựu Giả Saraha
  • Nagarjuna:43
  • Padmasambhava (Liên-hoa-sinh), đại sư truyền Kim cương thừa (vajrayana) vào Tây Tạng
  • Shantarakshita, một cao tăng của Trung quán tông, người thành lập tăng đoàn Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng, và cùng với Liên-hoa-sinh lập ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng.
  • Shilabhadra (Giới Hiền, Thi-la Bạt-đà-la), thầy dạy của sư Huyền Trang (Đường Tăng)[13]
  • Huyền Trang, cao tăng thời Đường, từng hành hương tới Ấn Độ[14] :191
  • Nghĩa Tịnh, cao tăng đời Đường, dịch giả nổi tiếng trong việc dịch kinh sách Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Trung [14]:197
  • Liên Hoa Giới lụân sư
  • Naropa, đại thành tựu giả của Ấn Độ, đã từng học tập tại đây

Chú thích

  1. ^ a b “Nalanda”. Archaeological Survey of India. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2014. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “asi1” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ “Alphabetical List of Monuments - Bihar”. Archaeological Survey of India. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “Destinations:: Patna”.
  4. ^ Scharfe, Hartmut (2002). Education in Ancient India. Brill. tr. 149. ISBN 978-90-04-12556-8.
  5. ^ "Really Old School," Garten, Jeffrey E. New York Times, 09-12-2006.
  6. ^ Sukumar Dutt (1962). Buddhist Monks And Monasteries of India: Their History And Contribution To Indian Culture. George Allen and Unwin Ltd, London. tr. 329. ISBN 81-208-0498-8. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  7. ^ The First Spring: The Golden Age of India – Abraham Eraly – Google Boeken. Books.google.com. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ Nalanda Digital Library. “Nalanda Digital Library-Nalanda Heritage-Nalanda,the first residential international University of the World”. Nalanda.nitc.ac.in. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ Jayapalan N. (2000). History Of Education In India. Atlantic Publishers & Dist. tr. 29–33. ISBN 8171569226.
  10. ^ Jarzombek, Mark M.; Prakash, Vikramaditya; Ching, Francis D.K. (2011). A Global History of Architecture. John Wiley & Sons. tr. 312. ISBN 0470902450.
  11. ^ Wayman, Alex (1984). Buddhist Insight: Essays. Motilal Banarsidass. tr. 470. ISBN 8120806751.
  12. ^ Collins, Randall (2000). The sociology of philosophies: a global theory of intellectual change. Volume 30, Issue 2 of Philosophy of the social sciences. Nhà in Đại học Harvard. tr. 240. ISBN 978-0-674-00187-9.
  13. ^ Joshi, Lal Mani (1977). Studies in the Buddhistic Culture of India During the Seventh and Eighth Centuries A.D. Motilal Banarsidass Publications. ISBN 8120802810.
  14. ^ a b Sankalia, Hasmukhlal Dhirajlal (1934). The University of Nālandā. B. G. Paul & co. tr. 259.

Liên kết ngoài