Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận

Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Alphama (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 01:18, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (→‎ESEAP Conference 2022 (2): Trả lời). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.


Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Alphama trong đề tài ESEAP Conference 2022 (2)
Thảo luận chung
Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


Tech News: 2022-31

21:21, ngày 1 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Cuộc thi chụp ảnh cho Wiki Commons

Mời các bạn quan tâm cho ý kiến về cuộc thi này ở meta:Talk:Vietnam Wikimedians User Group.  A l p h a m a  Thảo luận 11:45, ngày 6 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Db-c7

Bản mẫu nên được sửa lại để phù hợp với quy định mới trong WP:C7. – Là tôi Cần cố gắng hơn 13:51, ngày 6 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đã chỉnh sửa. Không phản đối một bảo trì viên khác xem xét chỉnh lại câu từ cho đúng văn phong nếu xét thấy là cần thiết. ✠ Tân-Vương  18:29, ngày 6 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tech News: 2022-32

19:49, ngày 8 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Triển khai thanh đầu trang dính và thử nghiệm A/B

Hình ảnh mang tính chất minh họa.

Chào mọi người, tôi xin phép thông báo là thanh đầu trang dính sẽ chính thức được triển khai tại Wikipedia tiếng Việt từ Thứ 2 ngày 15/8 tuần sau.

Nói ngắn gọn thì thanh đầu trang dính là 1 cái thanh ở đầu trang mà khi bạn cuộn chuột xuống thì thanh đó sẽ dính ở trên cùng màn hình, trên thanh có các công cụ tiện lợi như Tên bài, Ngôn ngữ, Sửa đổi, Xem lịch sử, Menu người dùng... và bạn sẽ không cần phải cuộn ngược lên đầu trang để truy cập những tiện ích này nữa.

Hơn nữa, nhóm cũng sẽ triển khai một thứ gọi là thử nghiệm người dùng A/B (A/B test), theo đó (nếu tôi nhớ không nhầm thì) trong vòng 2 tuần đầu tiên, những người dùng đã đăng nhập sẽ được chia thành 3 nhóm:

  • 1/3 - sẽ không thấy thanh đầu trang dính
  • 1/3 - sẽ thấy thanh đầu trang dính kèm thêm nút sửa đổi (Sửa đổi Trực quan)
  • 1/3 - sẽ thấy thanh đầu trang dính không kèm thêm nút sửa đổi

Tôi sẽ xác nhận lại vấn đề này, nếu có gì thay đổi tôi sẽ báo lại. Ping Flyplanevn27 vì bạn đã hỏi. – Tiểu Phương 話そう! 02:16, ngày 9 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

cái thanh này giống Wikibook — Dr. Voirloup💬 04:55, ngày 9 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Giống fr.wiki hơn – PA802 (thảo luận) 04:58, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thanh đầu trang dính có font không giống font đề mục, có ai sửa được trên common.css không? – My Things 00:43, ngày 17 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ: Nhờ bạn sử lại trong MediaWiki:Common.css Nhac Ny Talk to me ♥ 04:54, ngày 17 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412: Ok, tôi sẽ xem lại. Tự nhiên giờ mới thấy cái này. P.T.Đ (thảo luận) 15:53, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Trên wikibooks cũng như thế nhỉ – My Things 14:05, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Đã sửa. P.T.Đ (thảo luận) 14:40, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

SBHandler

Chào mọi người, tôi có nhập về một script có thể hỗ trợ các thành viên khá nhiều trong việc thêm, bớt và thực hiện các tác vụ sửa danh sách đen về spam. Mọi người có thể xem tại Thành viên:NgocAnMaster/Gadget-SBHandler.js. Vì chưa được tối ưu hóa cho wiki tiếng Việt nên nhờ các bạn thử sử dụng script này và cho ý kiến tại đây. Xin cảm ơn. Anster (thảo luận) 14:10, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bổ sung thêm là hướng dẫn về nó có thể xem tại m:User:Erwin/SBHandler. Công cụ này mới được dịch một chút ở đây và có thể chưa hoàn thiện, tôi sẽ cải thiện sau. Anster (thảo luận) 14:11, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Bên mình có danh sách đen theo tháng và danh sách đen dài hạn, có thể xem Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh/LinkReport.js nên khác một chút bên en, bạn nên có thể xem xét với bản mẫu {{spam}} – My Things 15:45, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Thingofme: Cái đó khác bạn ơi, cái LinkReport.js mà các bạn hay dùng chỉ để báo cáo liên kết rác chứ không phải là để sửa danh sách đen. SBHandler là công cụ chỉ có bảo quản viên mới dùng được vì nó hỗ trợ họ trong việc sửa danh sách đen về spam (spam-blacklist), bởi vậy hai công cụ này khác nhau bạn ạ. Anster (thảo luận) 04:45, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Xin lỗi chút, công cụ LinkReport.js vẫn có khả năng sửa danh sách đen. Anster (thảo luận) 04:51, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Bên mình không yêu cầu kiểu bên en vì mình thường báo cáo lên WP:TNCBQV mà. – My Things 09:13, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Wikipedia:Yêu cầu thay đổi danh sách đen về spam, trang này gần như chết yểu rồi. – My Things 01:43, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Để rảnh thì sắp xếp lại. P.T.Đ (thảo luận) 16:03, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ "lingua franca" có thể dịch sang tiếng Việt là gì?

Tiếng Anh có thuật ngữ "lingua franca" chỉ ngôn ngữ mà những người nói các ngôn ngữ khác nhau hoặc các phương ngữ khác nhau của cùng một ngôn ngữ dùng để giao tiếp với nhau. Tại một số bài trện Wiki tiếng Việt có đề cập đến khái niệm lingua franca, thuật ngữ "lingua franca" vẫn chưa có tên dịch tiếng Việt. Cách dịch sang tiếng Việt duy nhất tôi biết là "ngôn ngữ bắc cầu", có lẽ là phỏng dịch từ tên gọi "bridge language", một cách gọi khác của "lingua franca". Ngoài "ngôn ngữ bắc cầu" không biết có còn cách dịch nào khác nữa hay không. – Judspug (thảo luận) 19:26, ngày 10 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

"Ngôn ngữ cầu nối" nữa. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 01:02, ngày 11 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ngôn ngữ cầu nối là bridge language. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:50, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Bạn có thể viết trong bài Lingua franca để cho mọi người hiểu. – Dorakyula (thảo luận) 04:18, ngày 13 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thực ra thì "lingua franca" nghĩa đen là "Ngôn ngữ của người Frank". –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:29, ngày 13 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mình thấy tiếng Hoa dịch là 通用語 (thông dụng ngữ), dịch sang tiếng Việt thành "tiếng thông dụng" cũng khá thoát ý. thảo luận quên ký tên này là của Dotruonggiahy12 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 22:11, ngày 14 tháng 9 năm 2022‎ (UTC).Trả lời
"Thoát ý" và cũng "thoát nghĩa" luôn, người biết tiếng Việt sẽ không hiểu nội hàm khái niệm nếu dịch thế này đâu, còn bên tiếng Trung họ dịch như vậy thì đó là chuyện của bên đấy, không phải chữ nào bên họ mà "phiên âm" sang tiếng Việt thì cũng có nghĩa tương tự như trong tiếng Việt đâu. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:11, ngày 16 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
"Thông dụng ngữ" có thể bị diễn giải tiếng thông dụng. "Thông dụng" thì trái nghĩa với "ít dùng". Nhưng nội hàm của lingua franca không chỉ nằm ở độ phổ biến của nó (có nhiều người nói), mà còn ở chỗ được những người nói ngôn ngữ khác sử dụng để giao tiếp.
Nếu có một đề xuất để dịch lingua franca qua tiếng Việt, thì mình nghĩ có thể dịch là "thông ngữ". "Thông" vừa có nghĩa là qua lại (như thông suốt), vừa có nghĩa là chung (thông lệ, thông xưng), "ngữ" là tiếng nói. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:50, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Delay of the 2022 Wikimedia Foundation Board of Trustees election

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Hi all,

I am reaching out to you today with an update about the timing of the voting for the Board of Trustees election.

As many of you are already aware, this year we are offering an Election Compass to help voters identify the alignment of candidates on some key topics. Several candidates requested an extension of the character limitation on their responses expanding on their positions, and the Elections Committee felt their reasoning was consistent with the goals of a fair and equitable election process.

To ensure that the longer statements can be translated in time for the election, the Elections Committee and Board Selection Task Force decided to delay the opening of the Board of Trustees election by one week - a time proposed as ideal by staff working to support the election.

Although it is not expected that everyone will want to use the Election Compass to inform their voting decision, the Elections Committee felt it was more appropriate to open the voting period with essential translations for community members across languages to use if they wish to make this important decision.

The voting will open on August 23 at 00:00 UTC and close on September 6 at 23:59 UTC.

Best regards,

Matanya, on behalf of the Elections Committee

RamzyM (WMF) 12:22, ngày 15 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tech News: 2022-33

21:08, ngày 15 tháng 8 năm 2022 (UTC)

A/B test for "subscribe" button finished

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

The new [theo dõi] button helps people.  New editors get more answers. They get answers faster. You can read more about the test at mw:Talk pages project/Notifications#12 August 2022.

Thank you for participating in this test.  Because this tool helps people, the Editing team will enable this tool for everyone soon.  If you do not like it, you can turn it off "Bật theo dõi chủ đề" or "Tự động theo dõi chủ đề" in Special:Preferences#mw-prefsection-editing-discussion.

Thank you for your support with this test.  I hope you will like the new tool. – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 18:09, ngày 16 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Về vấn đề thông báo

Sau wiki được thử nghiệm "thanh đầu trang dính và thử nghiệm A/B" Thì những người mà Ping hoặc Tag mình, thì mình không thể nhận được thông luôn đó, Các bạn có thể xem Thảo luận Thành viên:NKSTTSSHNVN#Hi Mình có nói chuyện với bạn NKSTTSSHNVN Đến khi bạn ấy trả lời lại mình và có Ping mình vào nhưng tài khoản của mình không hiện thông báo. Xem tại đây nhé, mong lỗi này có thể khắc phục được vì cái này ảnh hưởng tới mình rất nhiều. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 13:40, ngày 19 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Meiko21 mình ping bạn nhận được không...? – Tiểu Phương 話そう! 01:44, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Ok, mình đã nhận được thông báo, và các thông báo từ hôm qua nó đã đẩy lên phần thông báo rồi bạn. Mình nghĩ nó đã hết lỗi rồi, xin lỗi đã gây phiền cho bản thân bạn và cộng đồng. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 01:52, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Mình vừa dùng tài khoản phụ dùng để Ping mình, đến khi vào đăng nhập vào tài khoản mình chả thấy có hiện thông báo. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 02:30, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Meiko21 Bạn vẫn chưa nhận được ping...? – Tiểu Phương 話そう! 03:20, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Mời bạn xem Video ạ. Video có hơi giật Lag. Mong bạn có xem hết ạ. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 03:35, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Meiko21 Hihi theo mình thấy từ video thì lỗi là do bạn chưa ký tên lúc ping đó. Trích Bản mẫu:Trả lời: "Thông báo sẽ thành công chỉ khi bạn ký tên vào bài đăng của mình trong cùng lần sửa đổi mà bạn sử dụng bản mẫu này". Bạn thử lại xem~ – Tiểu Phương 話そう! 14:57, ngày 21 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Ok bạn, mình đã thử và nó hiện thông báo rồi. Nhưng mà 16 giờ trước bạn có Ping mình và ký tên rồi thì mình không nhận được thông báo. Nhưng đến khi mình thử lại ở nick phụ thì khi nó hiện thông báo lên, thì nó mới hiện lại thông báo bạn đã gửi hôm qua đến mình :))) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 07:21, ngày 22 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Meiko21 Hic bó tay... Có thể tạm thời nó cũng chưa ổn định một chút, bạn thông cảm. – Tiểu Phương 話そう! 08:07, ngày 22 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thảo luận Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin

Chào mọi người, mời mọi người tham gia thảo luận đổi tên ở trang này. Xin cảm ơn. :) –  Băng Tỏa  21:04, ngày 20 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: 2022-34

00:11, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Các thay đổi về mặt trực quan sẽ tới với Vector 2022

Tóm tắt: Đây là một bản cập nhật đối với dự án Cải thiện phiên bản máy tính.

Nhóm đã tiến hành hoàn thiện về mặt trực quan giao diện Vector 2022. Nhóm muốn tạo nên những thay đổi đáng kể, và nhóm mong muốn nhận được sự cộng tác của các bạn.

Trong vòng hai năm qua, nhóm đã thực hiện nhiều thay đổi về mặt cấu trúc đối với giao diện. Nhóm đã chuyển nhiều tính năng khác nhau tới vị trí mới. Tiếp đó, nhóm đã tập trung chuyển sang việc cản thiện thiết kế trực quan - Tức là về màu sắc, hình nền, kích thước font - bề ngoài tổng quan giúp cho website trở nên dễ phân biệt (xem nhiệm vụ chính trên Phabricator). Nếu có thể làm tốt phần này, tất cả các tính năng sẽ hoạt động tốt hơn, và trang sẽ gọn gàng cũng như dễ tiếp cận hơn cho những nhóm người dùng khác nhau.

Như thường lệ, nhóm đã sử dụng băng-rôn để mời các cộng đồng trợ giúp nhóm trong việc quyết định chính xác cần phải thay đổi những gì và bằng cách nào. Đây là cuộc thử nghiệm nguyên mẫu lần thứ 5. Trong một tháng, đã có hơn 150 người dùng từ 22 cộng đồng trả lời các câu hỏi của nhóm. Nhóm đã phân tích các phản hồi của những người dùng này, và xin ý kiến của các nhà thiết kế có kinh nghiệm. Dựa vào đó, nhóm bắt đầu triển khai các thay đổi. Cụ thể:

  • Hai tuần trước: chúng tôi đã thay đổi màu sắc cho các nút bung menu (ví dụ như nút "Thêm" hoặc "Ngôn ngữ") và các mục menu (ví dụ, lần lượt: "Di chuyển", "liên kết liên wiki") sang màu xanh dương (T312157)
  • Tuần này: Chúng tôi sẽ thay đổi đôi chút sắc thái màu xanh đối với màu của liên kết (T213778)
  • (Không sớm hơn 2 tuần nữa)
    • Chúng tôi sẽ tăng kích thước font chữ từ 14px lên 16px. Để giữ số lượng chữ mỗi dòng vẫn như cũ, chúng tôi sẽ tăng độ rộng phần nội dung từ 960px lên 1040px (T254055). Chúng tôi cũng sẽ đưa ra hướng dẫn cách làm thế nào để giữ các cài đặt hiện tại đối với từng cá nhân.
    • Chúng tôi sẽ đánh dấu mục đang đọc trên mục lục bằng cách in đậm (T314670)
  • Chúng tôi sẽ không thay đổi màu nền và viền cũng như logo.

Bạn nghĩ thứ gì nên được điều chỉnh để những thay đổi này có thể phù hợp với wiki của bạn? Có lẽ một số CSS nên được sửa đổi tại các gadget, script người dùng, bản mẫu, hay các trang trong không gian tên MediaWiki? Chúng tôi sẽ rất vui nếu được biết có bất cứ thứ gì chúng tôi có thể hỗ trợ các bạn. Hãy tham gia cuộc họp giờ hành chính của chúng tôi, hoặc đăng ký nhận bản tin. Xin cảm ơn rất nhiều! Nếu có vấn đề gì về giao diện Vector 2022 xin hãy tag tôi nhé! – Tiểu Phương 話そう! 12:34, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chữ to hơn thì hơi không quen tí, nhưng chắc sẽ tốt cho việc đọc. P.T.Đ (thảo luận) 15:57, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Cho tôi hỏi là Vector 2022 có tùy biến riêng cho một wiki được không? Tại vì thật tiếc cái TOC lại được chọn theo phương án số 2, trong khi phương án 4 và 5 đẹp và trực quan hơn. Bên cạnh đó, khi tăng kích thước font lên 16px tôi muốn độ rộng nội dung vẫn giữ nguyên là 960px, như thế sẽ phù hợp hơn cho wikibooks. – Đức Anh User:Lâm Đức Anh(thảo luận) 16:08, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị nhập về Module: Row numbers và Template:Row numbers

Xin chào các anh chị, Xin được nhờ các anh chị nhập Module: Row numbers và Template:Row numbers từ English Wikipedia về đây. Đây là tính năng bổ trợ đánh số dòng tự động khi tạo bảng (table) trong bài viết, giúp việc cập nhật dòng chèn vô giữa bảng được dễ hơn thay vì phải sửa cột "Số thứ tự" một cách thủ công rất dễ sai. Xin cảm ơn nhiều. – GoldenM1975 (thảo luận) 15:34, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Okie. P.T.Đ (thảo luận) 15:56, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Giai đoạn bỏ phiếu cộng đồng của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 đã bắt đầu

Bạn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ khác của thông báo này tại Meta-Wiki.

Xin chào mọi người,

Giai đoạn bỏ phiếu cộng đồng của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 đã bắt đầu. Dưới đây là một số liên kết cung cấp các thông tin cần thiết cho việc bỏ phiếu:

Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy đến SecurePoll để bỏ phiếu ngay. Bạn có thể bỏ phiếu từ ngày 23 tháng 8 lúc 00:00 UTC đến ngày 6 tháng 9 lúc 23:59 UTC. Để kiểm tra điều kiện bỏ phiếu, xem trang thông tin về điều kiện bỏ phiếu.

Thân ái,

Nhóm Chiến lược và Quản trị Phong trào

Thay mặt cho Nhóm Tuyển chọn Hội đồng và Uỷ ban Bầu cử

User:RamzyM (WMF) 16:52, ngày 23 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Interwiki của bài "Tiền công lao động"

Bài "Tiền công lao động" bàn về "tiền công", còn bài ở các ngôn ngữ khác đang link với bài này thì lại là về "Wage labor", nôm na là "Lao động làm công ăn lương". Nội hàm khác nhau hoàn toàn mà phải không nhỉ? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:48, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

@MeigyokuThmn: Hmm, mình đồng ý; bài của Vi viết về khái niệm tương đối khác: một cái (wage/tiền công) là một thứ, còn cái còn lại là một hệ thống (wage labour/chế độ làm công ăn lương). Lên trên mạng thì "tiền công lao động" cũng chẳng phải thuật ngữ có nghĩa là "wage labour"/ hệ thống làm công ăn lương (nguồn). Mình nghĩ "tiền công lao động" nên gộp lại chung luôn với bài tiền công. Còn bài về chế độ hay hệ thống làm công ăn lương thì nên viết hẳn bài mới. — MrMisterer (mhm?) 11:08, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ok cảm ơn bạn đã xác nhận 👍, mình vừa mới gỡ ra khỏi thông tin interwiki rồi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 12:48, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ

Hiện tại đang có bút chiến giữa mình và bạn @FPI991 về chuyện Hoa hậu Thế giới hay Hoa hậu Hoàn vũ mới là cuộc thi sắc đẹp lớn nhất. Biết rằng Wikipedia chắc chắn sẽ không có nhiều người quan tâm đến các cuộc thi sắc đẹp, nhưng mình vẫn mong các bạn bỏ ra chút thời gian để cho ý kiến về vấn đề này.

Theo quan điểm của mình thì Hoa hậu Thế giới mới là cuộc thi lớn nhất vì những lý do sau:

  • Về quy mô, Hoa hậu Thế giới nhượng quyền cho hơn 100 quốc gia[9] và thường quy tụ hơn 100 người đẹp đến từ nhiều quốc gia tính từ năm 2003 đến nay, đặc biệt năm 2013 quy tụ đến 127 người đẹp. Năm 2021 vẫn có 97 thí sinh dự thi dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Hoa hậu Hoàn vũ chỉ quanh quẩn trên dưới 90 thí sinh; Danh sách thí sinh dự thi Hoa hậu Thế giới theo từng năm: [10] Danh sách thí sinh dự thi Hoa hậu Hoàn vũ theo từng năm: [11]
  • Về lịch sử, chắc chắn Hoa hậu Thế giới lâu đời hơn Hoa hậu Hoàn vũ;[12]
  • Hoa hậu Thế giới có nhiều phần thi phụ và lịch trình kéo dài lâu hơn Hoa hậu Hoàn vũ. Vì tự coi mình là một tổ chức từ thiện theo miêu tả trên các nền tảng mạng xã hội, đây là cuộc thi coi trọng mục đích thiện nguyện và tất cả thí sinh đến với cuộc thi đều phải có ít nhất một dự án nhân ái tại quê nhà (như Đỗ Mỹ Linh đã chiến thắng phần thi phụ Hoa hậu Nhân ái vào năm 2017); trong khi Hoa hậu Hoàn vũ có tiêu chí tìm kiếm một người phát ngôn, có tiếng nói để tác động đến sự thay đổi tích cực trên thế giới;[13][14]
  • Sách Kỷ lục Guinness công nhận Hoa hậu Thế giới là cuộc thi sắc đẹp lớn nhất.[15]

–  Khanh ♪ Nguyen 15:09, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Khanh Nguyen Bạn nên dẫn các nguồn mạnh để chứng minh luận điểm của mình, nếu có nguồn so sánh 2 cuộc thi này thì càng tốt. – Tiếng vĩ cầm🎻 15:56, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@GDAE Mình đã thêm rồi bạn nhé. Khanh ♪ Nguyen 06:00, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Giờ thì tôi nghĩ là những bảo trì viên sẽ có trách nhiệm vào kiểm chứng và đưa ra các biện pháp phù hợp. – Tiếng vĩ cầm🎻 06:04, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Việc đánh giá kiểu này không nằm trong phạm vi của Wikipedia. Nếu có nguồn uy tín thì nêu nó lớn nhất theo ABCXYZ là được, dù là cuộc thi nào. P.T.Đ (thảo luận) 06:49, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Có điều là bài đang bút chiến, BQV vào xem thử xem như nào. – Tiếng vĩ cầm🎻 06:52, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Khanh Nguyen, @FPI911: Khi có bất đồng thì trao đổi, thảo luận, không được nữa thì liên hệ các thành viên khác hoặc bảo quản viên để xem xét. Không được phép liên tục lùi sửa làm xấu lịch sử của bài. Nếu cố tình lùi sửa quá 3 lần (quy định 3RR) thì sẽ bị cấm. P.T.Đ (thảo luận) 07:05, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Giới thiệu công cụ đếm sửa đổi nhanh

Chào mọi người, tôi giới thiệu cho các bạn công cụ MediaWiki:Gadget-quickeditcounter.js từ bên wikidata. Công cụ này giúp các bạn đếm được sửa đổi nhanh của một thành viên trong trang thành viên, thảo luận thành viên và trang đóng góp mà không cần phải mất công đếm sửa đổi hiện tại của họ. Các bạn có thể dùng thử bằng cách chèn đoạn mã

mw.loader.load("//www.wikidata.org/w/index.php?title=MediaWiki:Gadget-quickeditcounter.js&action=raw&ctype=text/javascript"); //[[:wikidata:MediaWiki:Gadget-quickeditcounter.js]]

vào trang Special:MyPage/common.js của các bạn. Mời các bạn dùng thử. Cảm ơn! Anster (thảo luận) 04:39, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Hình như cái này tôi thấy trong phần tùy chọn có mục Xtool cũng giúp hiện lên số sửa đổi của một thành viên qua trang thành viên đó tạo rồi. – Tiếng vĩ cầm🎻 04:44, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
... nhưng nếu giả sử bạn tạo trang của thành viên khác thì khi đó số sửa đổi hiện trên Xtools lại là số sửa đổi của bạn. Anster (thảo luận) 04:47, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@NgocAnMaster Cho hỏi mình làm như này đúng chưa nhỉ? Video mình quay :) đúng theo thao tác mà bạn hướng dẫn mình nè. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 11:50, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Meiko21: Xin lỗi, tôi vừa sửa lại cái liên kết đó. Hình như bạn vừa ấn nhầm liên kết Special:MyPage/common,js (không phải common.js) vào cái trang "common,js" của bạn đúng không? Anster (thảo luận) 11:56, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@NgocAnMaster Thảo nào, mình không dùng được. Đêm qua cứ ngồi sửa :)) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 12:02, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@GDAE: Không tin bạn thử bật gadget đó cùng Xtools và vào trang này xem sao? (Trang này được tạo bởi Renamed user 2b3g54jkl2). Anster (thảo luận) 04:51, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Đúng là gadget bạn giới thiệu sẽ hiện với những trang không tồn tại. – Tiếng vĩ cầm🎻 05:52, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
[ Ngoài lề tí ]: Có vẻ như công cụ hiện miêu tả và tên khác từ Wikidata bị lỗi nên biến mất vài hôm, bây h thì đã hiện lại nhưng lại hiện bên dưới tiêu đề bài viết chứ ko phải dưới chữ "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" như mọi khi. –  Ikid Kaido  05:05, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Navigation popups cũng có con số tổng sửa đổi, nếu không cần chi tiết quá. P.T.Đ (thảo luận) 06:42, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Global ban discussion for Velimir Ivanovic/Kolega2357

Hello all,

In line with the global ban policy, local project communities where the user was active should be informed of the discussion in a prominent public place.

This ban request has been live for about a month now, but proper notification was not made. The ban request will continue for at least a few more weeks, and input is welcome on the RfC page linked in this section heading.

Thank you for your time, Vermont (thảo luận) 02:34, ngày 27 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Noting that the global ban discussion has ended, with consensus in favor of a ban. – Vermont (thảo luận) 21:19, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tech News: 2022-35

23:04, ngày 29 tháng 8 năm 2022 (UTC)

Lời mời tham gia Diễn đàn Chiến lược Phong trào

Xin chào mọi người!,

Diễn đàn Chiến lược Phong trào (Diễn đàn CLPT) là một không gian hợp tác đa ngôn ngữ dành cho tất cả các cuộc trò chuyện về việc thực thi Chiến lược Phong trào.

Chúng tôi mong muốn mời tất cả các thành viên Phong trào cùng hợp tác tại Diễn Đàn CLPT. Mục tiêu của diễn đàn là xây dựng việc hợp tác cộng đồng, sử dụng một nền tảng đa ngôn ngữ hòa hợp.

Chiến lược Phong trào là một nỗ lực hợp tác để hình dung và xây dựng tương lai của Phong trào Wikimedia. Bất kỳ ai cũng có thể đóng góp cho Chiến lược Phong trào, từ một nhận xét nhỏ cho tới một dự án toàn thời gian.

Hãy tham gia diễn đàn này bằng tài khoản Wikimedia của bạn, tham gia vào các cuộc trò chuyện và đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ của bạn.

Nhóm Quản trị và Chiến lược Phong trào (QT&CLPT) đã đưa ra đề xuất tổ chức Diễn đàn CLPT vào tháng 5 năm 2022. Đã có một giai đoạn xem xét cộng đồng kéo dài 2 tháng, kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2022. Quá trình xem xét cộng đồng bao gồm một số câu hỏi đã mở ra nhiều cuộc trò chuyện thú vị. Bạn có thể đọc Báo cáo Đánh giá của Cộng đồng.

Chúng tôi mong được gặp bạn tại Diễn đàn CLPT!

Trân trọng,

Nhóm Quản trị và Chiến lược Phong trào

RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 16:00, ngày 30 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thay đổi đối với code hình ảnh HTML

Chào mọi người,

Nhóm Content Transform trực thuộc Tổ chức Wikimedia mong muốn thay đổi code HTML mà Mediawiki tạo ra cho các hình ảnh được nhúng vào bài viết. Thay đổi này chỉ ảnh hưởng tới thể thức của đoạn mã HTML được tạo ra chứ không ảnh hưởng gì về mặt trực quan. Thay đổi này là cần thiết vì nó là một phần của dự án Hợp nhất Parser (xem thêm thông tin ở hai liên kết đầu bài).

WMF mong muốn thử nghiệm thay đổi này ở một vài dự án trước (bao gồm cả Wikipedia tiếng Việt), trước khi nó được triển khai mặc định ở tất cả các Wikipedia (trước đó đã được test ở mediawiki.org and office.wikimedia.org). Dù vậy, vẫn có khả năng có một số gadget/script ngừng hoạt động do sự thay đổi này và nhóm mong muốn có thể giúp giải quyết các lỗi phát sinh. Việc triển khai sớm thay đổi này tại Wikipedia tiếng Việt sẽ đảm bảo rằng WMF có thể lưu tâm được tới bất kỳ lỗi nào nảy sinh.

Dưới đây tôi xin phép dịch cụ thể thông điệp của nhóm (sẽ có nhiều thuật ngữ kỹ thuật, nếu dịch sai xin hãy sửa giúp tôi):

Hiện tại Tổ chức Wikimedia đang duy trì hai parser wikitext, parser "legacy" (dịch tạm là parser cũ) tìm thấy ở trong lõi (hiện sử dụng cho duyệt web trên điện thoại và máy tính) và Parsoid (dùng cho Sửa đổi trực quan, Biên dịch nội dung, Công cụ thảo luận, app điện thoại...). Mục tiêu của nhóm Content Transform là giảm xuống chỉ sử dụng một cái, Parsoid.

Ngay từ đầu, Parsoid đã đưa ra các markup đa phương tiện theo một cách khác so với parser cũ. Đầu ra của nó quy củ và dễ tiếp cận hơn, sử dụng các thẻ ngữ nghĩa (semantic tags). Ở đây ý chúng tôi là đầu ra HTML cho wikitext như kiểu [[File:Foo.jpg|left|<p>caption</p>]].

Trước khi chuyển sang sử dụng Parsoid cho việc đọc trên web bằng điện thoại hoặc máy tính, chúng tôi muốn hợp nhất đầu ra cho đa phương tiện giữa hai parser này, để các thay đổi diễn ra chậm rãi hơn và ít gây hỗn loạn trên tổng thể hơn.

Chúng tôi đã triển khai những thay đổi này tới parser cũ và giấu nó sau một flag, wgParserEnableLegacyMediaDOM. Mời xem T314318.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều bài test để đảm bảo rằng không có một sự khác biệt nào về mặt trực quan trong cách mà markup được đưa ra bởi trình duyệt, và rằng các script chạy trên trang, ví dụ như là thư viện hình ảnh hoặc MultimediaViewer, vẫn tiếp tục hoạt động. Và các thay đổi này đã được triển khai tại officewiki và mediawikiwiki hơn nửa năm qua.

Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp một số gadget và script người dùng có thể bị hỏng, hoặc common css không dùng được nữa.

Chúng tôi mong muốn một số cộng đồng sẽ kích hoạt nó ngay bây giờ vì chúng tôi cảm thấy chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề chính và cần xác nhận xem liệu đã đến lúc chúng tôi có thể đặt nó làm mặc định hay chưa. Lợi ích mà các bạn nhận được từ việc triển khai thay đổi này sớm đó là nhóm sẽ có thể giúp đỡ giải quyết các vấn đề nhanh hơn so với sau này khi hàng trăm wiki cùng thay đổi một lúc.

Nếu ai có thắc mắc hoặc phản đối gì thì xin mời nêu ở dưới, nếu không có tôi xin phép coi là đã được đồng ý và sẽ báo tới nhóm để triển khai. Vấn đề này là về mặt kỹ thuật phía sau nên sẽ không ảnh hưởng gì tới trực quan giao diện hết (và rõ ràng là theo hướng tốt). Xin phép tag P.T.Đ vì bạn nắm rõ về mảng này, nếu còn ai khác nắm về mảng này thì nhờ bạn tag. Xin cảm ơn. – Tiểu Phương 話そう! 01:44, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Mình thấy có lẽ nên tóm tắt bằng ví dụ html thì sẽ dễ hiểu hơn.
TL;DR một dòng: Đổi mấy tag div, a sang tag ngữ nghĩa là figure, figcaption. Tuân theo semantics web.
Ví dụ, trong wikitext nếu ta viết thế này: [[File:Foo.jpg|left|<p>caption</p>]]
Thì khi render ra html nó sẽ thành thế này:
<div class="floatleft">
   <a href="/wiki/File:Foo.jpg" class="image" title="caption">
      <img alt="caption" src="https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/06/Foo.jpg" decoding="async" width="300" height="197" data-file-width="300" data-file-height="197" />
   </a>
</div>
Theo quan điểm của nhóm Content Transform, html như thế này khá khó làm css style (và từ đó cũng tốn tài nguyên của máy client, tức trình duyệt web, hơn), và vì toàn xài tag div và tag a nên cũng không có tính ngữ nghĩa. (mình không muốn dịch tag là "thẻ" vì dịch thế có thể gây hiểu lầm.)
Nhóm muốn nó render ra html như thế này:
<figure typeof="mw:File" class="mw-default-size mw-halign-left">
   <a href="./File:Foo.jpg" class="mw-file-description" title="caption">
      <img resource="./File:Foo.jpg" src="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3a/Foo.jpg" width="1941" height="220">
   </a>
   <figcaption><p>caption</p></figcaption>
</figure>
Các tag figure, figcaption là các tag ngữ nghĩa của HTML5. Lợi ích là nhìn html dễ hơn, dễ query dễ css hơn, dễ bảo trì, browser có hỗ trợ mạnh về semantics web nên dùng mấy cái này ít tốn sức của máy client, còn tốt cho cả accessibilty. Rủi ro chỉ là browser rất cũ (như IE) sẽ không xem được, và có thể một số công cụ gadget có từ xưa sẽ không chạy được nữa, có thể một số css cũ cũng sẽ không tương thích. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:27, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Cảm ơn MeigyokuThmn đã giải thích tường minh. Nhìn chung thì Parsoid chắc chắn sẽ được WMF chọn làm công nghệ parser chung. Cuộc hỏi han này chỉ mang tính thủ tục là chính. Các gadget/script của viwiki thì có lẽ không dính dáng nhiều lắm, nhưng có thể vẫn có lỗi, việc này phải theo dõi thêm mới rõ được. P.T.Đ (thảo luận) 12:47, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã giải thích hihi, thú thật tôi cũng không tường tận mảng này nên hơi bị ngu khoản giải thích. Nếu sau 1 tuần nữa không ai có ý kiến phản đối thì tôi sẽ liên hệ nhóm để triển khai nha. Cảm ơn bạn một lần nữa. – Tiểu Phương 話そう! 15:58, ngày 31 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Alphama: Phiền bạn giúp thêm thay đổi này vào đây được không? Để có thể tiến hành thay đổi như đã đề xuất ở cuộc thảo luận này. Cảm ơn bạn. Tiểu Phương 話そう! 12:50, ngày 8 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ: Sẵn tiện bạn đang active, bạn làm được không nhỉ? Anster (thảo luận) 11:53, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
@BluetppNgocAnMaster: Đã thêm. P.T.Đ (thảo luận) 14:18, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ Ủa bạn cũng là BQV giao diện à? Hic nhìn vào Thể loại:Bảo quản viên giao diện tưởng mỗi hai người kia. Cảm ơn bạn nhé! – Tiểu Phương 話そう! 03:28, ngày 11 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Này là do không thêm thể loại. :v P.T.Đ (thảo luận) 03:41, ngày 11 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
The change was deployed and is now live on wiki https://gerrit.wikimedia.org/r/c/operations/mediawiki-config/+/844074 Please let us know if it causes any disruption. Thank you Arlolra (thảo luận) 13:44, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ Nhờ bạn theo dõi xem, nếu có vấn đề gì thì xin hãy report lại (tôi không rành mảng này lắm huhu). Cảm ơn bạn nhiều. – Tiểu Phương 話そう! 14:07, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Cái này thì tôi không rõ. Việc thay đổi này chủ yếu sẽ gây ảnh hưởng đến việc hiển thị hình ảnh, như khung Hình ảnh chọc lọc 2 ngày qua bị lỗi và tôi đã sửa. Nghĩa là chờ các thành viên report lỗi ở đâu đó rồi mới xử lý, chứ không biết được hết. Dang (thảo luận) 22:02, ngày 21 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Arlolra: The change causes an error on Template:Hình chọn lọc 7, since the template uses "Template:Wiki2021/Hình ảnh chọn lọc/styles.css" style. This style has a CSS selector which conflicts with the change: .main-figure-img > a > img (the change added a new span tag between div.main-figure-img and a tag, so it broke this selector, you can see corresponding DOM nodes by inspecting the "Hình ảnh chọn lọc" box on the Main Page). I fixed this problem by adding a custom class for Template:Hình chọn lọc 7, and changing the selector of "Template:Wiki2021/Hình ảnh chọn lọc/styles.css". Dang (thảo luận) 22:14, ngày 21 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thank you for fixing that template styling.  Yes, selectors that are coupled tightly to the older structure (here using the child combinator) have the potential to be broken.  This is noted in https://phabricator.wikimedia.org/T297447#8242819
I will attempt to develop some queries to search the entire namespace for problematic styles, rather than just waiting for user reports. – Arlolra (thảo luận) 23:40, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Arlolra: Hi Arlolra. I found one more bug, it's here: Lục lạp § Sắc tố và màu sắc lục lạp. The image in the left box need to be stretched to the max width (and max height) of the box, like before the change has been applied. I'll fix it later. Dang (thảo luận) 04:28, ngày 26 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thanks for pointing it out.  I made this change, which I think fixes the issue,
https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%E1%BB%A5c_l%E1%BA%A1p&type=revision&diff=69238044&oldid=69121420
But doesn't really explain why that wasn't necessary before?  I looked at all the absolutely positioned images on that page and they all specified the width being the same size as the div surrounding them.  This one seemed to be an exception.
Are you sure that it was actually broken by the change? – Arlolra (thảo luận) 00:23, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Arlolra: Sorry, I think this issue is not caused by the change. Someone has changed "100px" to "50px", and this raised the issue that I reported. Dang (thảo luận) 10:50, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
No problem.  Thanks for reporting it anyways.  I appreciate that you're looking for potential issues. – Arlolra (thảo luận) 16:15, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Giai đoạn bỏ phiếu cộng đồng của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 đã bắt đầu

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Hello,

The Community Voting period of the 2022 Board of Trustees election started on August 23, 2022, and will close on September 6, 2022 23:59 UTC. There’s still a chance to participate in this election. If you did not vote, please visit the SecurePoll voting page to vote now. To see about your voter eligibility, please visit the voter eligibility page. If you need help in making your decision, here are some helpful links:

Best,

Movement Strategy and Governance

VChang (WMF) & RamzyM (WMF) 13:13, ngày 2 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Từ "liberal" trong bối cảnh chính trị Mỹ thì dịch là gì đây?

Mình là người tạo bài RationalWiki, trong bài này có xác định hai mặt đối lập khá rõ ràng là conservative và liberal, "conservative" thì rõ nghĩa rồi, nhưng "liberal" thì không.

"Liberal" nếu theo nghĩa đen thì quả là "tự do", nhưng 2 phe này, phe nào mà chẳng muốn có "tự do"? Hình như bên Mỹ, từ "liberal" này có nghĩa hẹp hơn một tí so với "freedom", có thể là "phóng túng", "phóng khoáng"?

Khi mình dịch bài này từ tiếng Anh thì từ ngữ duy nhất mình nghĩ ra được để cho người đọc nhìn ra sự tương phản conservative-liberal đó là từ "cấp tiến", có thể không thực sự hợp lý lắm.

Nhân hôm nay có IP vào sửa lại từ này thành "phóng khoáng", "cởi mở", mình đưa ra đây cho mọi người thảo luận xem. 🙇‍♂️ –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:46, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Liberal được dịch thành "khai phóng" trong Giáo dục khai phóng. P.T.Đ (thảo luận) 05:51, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ờ nhưng mà chẳng lẽ bên conservative không có tinh thần "khai phóng"? Phe này mang danh luôn cổ vũ cho tự do kinh tế, nhà nước không can thiệp cơ mà nhỉ? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:25, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Xét về từ ngữ thôi nhé, nếu "conservative" và "liberal" là đối lập, thì "bảo thủ" và "cởi mở/cấp tiến/khai phóng" đã khá thỏa mãn tính đối lập này về mặt cảm giác ngôn từ. Còn nội hàm thì dù tiếng nào cũng sẽ cố đắp thêm cho phù hợp ngữ cảnh, dù cái gốc trần trụi nó không thâm sâu đến vậy. P/S: "phóng khoáng" thì khá hẹp, mang ý chỉ tính cách con người, hơn là dùng cho một ý nghĩa khái quát. P.T.Đ (thảo luận) 06:32, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ok vậy mình sẽ theo phương án "phóng khoáng"/"phóng túng", mà chắc sẽ là "phóng túng""phóng khoáng" nhiều hơn. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:39, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Sơ bộ thì vẫn thấy "cấp tiến" dùng nhiều (ví dụ), vậy giữ bản trước IP sửa là ok. "phóng khoáng"/"phóng túng" thì hẹp hơn so với "cởi mở/cấp tiến/khai phóng", nhưng không chắc hẹp hơn so với "freedom" ("tự do") → vụ hẹp này không có nhiều ý nghĩa tranh luận lắm (không có dẫn chứng cụ thể), bỏ qua vậy. P.T.Đ (thảo luận) 06:48, ngày 3 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến User:MeigyokuThmn Dịch thành khai phóng là được rồi. Liberal và conservative chỉ tên gọi thôi (cái tag) mà người đời hay dùng thôi. Mỗi cái tag đều có những lập trường và định nghĩa riêng. Ví dụ, bên Mỹ có hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa. Chả lẽ đảng Cộng hòa không có tinh thần dân chủ? Có hay không không quan trọng. Tên gọi và bản chất của một thứ là hai cái hoàn toàn khác nhau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:03, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Kiểu như đối lập nhưng không triệt tiêu nhau, không phải kiểu thằng này mà có cái này thì thằng kia buộc không có cái đó (có thể rơi vào trường hợp mỗi bên có một phần cái đó thì sao?). Tôi từng đọc đâu đó là đảng Dân chủ bên Mỹ đại diện cho tả khuynh, nhưng nó còn "hữu khuynh" hơn cả mấy đảng cánh tả ở châu Âu. P.T.Đ (thảo luận) 06:20, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Bản chất với cái tên chả có liên quan gì nhau. Giả sử, ông A tạo ra đảng Tự do, nhưng bản chất của nó có thể lại theo chủ nghĩa phát xít. Kết luận, cái tên đảng Tự do chỉ là cái mác, khác với bản chất. Wikipedia chỉ có nhiệm vụ viết định nghĩa và bản chất chứ không có nhiệm vụ chế ra cái "mác" mới. Nói thêm, đảng Dân chủ bên Mỹ vẫn có một phần theo chủ nghĩa xã hội. Bên châu Âu thì họ theo chủ nghĩa xã hội nhiều hơn dưới những cái "mác" khác nhau. Bên châu Âu, ít ai nhận mình theo chủ nghĩa xã hội nhưng bản chất giống thì cũng vậy thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:01, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    À, riêng bài này thì các từ đó đều không phải là tên đảng phái, mà là tính từ để mô tả hẳn hoi, mô tả thiên hướng của website RationalWiki. Thành ra mình nghiêng về "phóng khoáng" hơn (mà từ điển cũng dịch phóng khoáng là liberal thật). Cũng dẫn cả link và mở ngoặc ghi từ gốc nên chắc là đã đủ rõ ràng và tránh nhập nhằng cho người đọc rồi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 11:45, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    User:MeigyokuThmn Tôi chỉ lấy đảng làm ví dụ. Ý của tôi bao gồm tất cả mọi thứ chứ không riêng gì đảng. Bản chất và cái mác của một thứ là hai điều khác nhau. Liberal (người theo chủ nghĩa tự do) và conservative (người theo chủ nghĩa bảo thủ) đều chỉ là những cái mác. Ai muốn tìm hiểu thêm về bản chất của liberal và conservative thì có thể tự đọc hai bài đó để tìm hiểu thêm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:21, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Dịch thì phải dựa vào ngữ cảnh nữa. Trong ngữ cảnh chính trị thì liberal dịch thành "phóng khoáng" là sai rồi. Phóng khoáng chỉ dùng cho ngữ cảnh bình thường thôi. Liberal dịch thành phe tự do hoặc người theo chủ nghĩa tự do là đúng nhất. Tôi mới dò lại thì thấy từ "khai phóng" là từ tự chế chứ không có nguồn hàn lâm. Nếu bạn không có nguồn hàn lâm dịch liberal thành "phóng khoáng" trong ngữ cảnh chính trị thì bạn không được phép dịch như vậy. Wikipedia không phải là nơi để tự chế ra những cái tên mới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:27, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu Không rõ bạn dò ở chỗ nào, mình thấy cụm từ "giáo dục khai phóng" không có vẻ là tự chế, có khá nhiều nguồn sách báo tiếng Việt từ trước đến nay dịch "liberal education" thành "giáo dục khai phóng" (sách: [17], [18], [19], [20]; nguồn khác: [21], [22], [23]). Nếu bạn đã đổi tên bài từ Giáo dục khai phóng thành Giáo dục tự do thì bạn cũng nên đổi tên các bài liên quan khác như Giáo dục các môn khai phóng, Trường đại học khai phóng, và theo mình tốt nhất vẫn nên đem vấn đề đổi tên bài này ra thảo luận trước vì đây đã là tiêu đề chính cố định suốt 8 năm qua. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:09, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Uh tôi có chút nhầm lẫn. Đúng là trong giáo dục thì lại dịch thành khai phóng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:02, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Nếu vậy thì nên để nguyên cụm "liberal" luôn chứ cứ nhất quyết dịch là "tự do" thì mình cá là 100 người vào đọc thì 101 người sẽ hoang mang. Còn "liberal education" thì nó nằm ở lĩnh vực giáo dục, cái này đã được dịch rộng rãi ở VN là "giáo dục khai phóng" rồi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:35, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Tôi không thấy gì là hoang mang. Đã có inner link + (liberal) -> độc giả chắc chắn hiểu liberal khác với freedom. Liberalism chưa bao giờ được dịch thành chủ nghĩa khai phóng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:04, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    ??? Sao vạ sang bài giáo dục vậy. Thuật ngữ này có lâu lắm rồi. Cái "giáo dục tự do" mới là không có nguồn đó. Đã đổi lại P.T.Đ (thảo luận) 05:17, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến theo tôi thì để nguyên nghĩa "Tự do", đảng liberal vẫn được dịch chính thức là Đảng Tự Do thì để liberal là tự do là đúng rồi. Trong ngữ cảnh chính trị này thì conservative và liberal đều sẽ không hiểu đơn giản theo nghĩa đen của từ kể cả conservative cũng vậy. Spinx (thảo luận) 06:29, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Cách dịch "tự do" là cái mình muốn tránh nhất, mình đã tìm hiểu và xác định là họ không dùng từ "liberal" giống như từ "freedom", ít nhất trong bài này. Dịch "tự do" thì người đọc sẽ hiểu nhầm. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:35, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Nếu được định nghĩa rõ bản chất và trình bày tốt thì sẽ không có chuyện hiểu nhầm. Còn cách nữa là liên kết kiểu này, phe tự do. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:38, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Trong nền chính trị ở Mỹ, chữ "liberal" nay đã có nghĩa khác với nhiều nơi khác, nay được dùng chủ yếu để tương phản với "conservative". Do ảnh hưởng của phe cánh hữu trong thập niên 1980, chữ "liberal" nay có ý nghĩa tiêu cực nên ít người Mỹ tự nhận là vậy. Nhiều người theo Đảng Cộng hòa sẽ tự nhận mình có quan điểm tự do nhưng rất ít người tự nhận mình là "liberal"; ngay cả trong Đảng Dân chủ chỉ 50% tự nhận là "liberal". Trong tiếng Việt chữ "phóng khoáng/cấp tiến" thì có hàm ý tích cực hơn. Trong ngữ cảnh bài RationalWiki, các nguồn dùng chữ "liberal" để so với "conservative"; nếu dịch "conservative" thành "bảo thủ" thì tôi nghĩ nên dịch thành "cấp tiến" để tương phản. NHD (thảo luận) 07:34, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    NHD Bạn nói hợp lý. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, chữ "liberal" lại không được dịch thành "cấp tiến" trong nguồn hàn lâm. Progressive mới là cấp tiến. Nhập nhằng giữa hai khái niệm liberalism (chủ nghĩa tự do) và progressivism (chủ nghĩa cấp tiến) là không nên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:17, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Hoa hậu Hòa bình Việt Nam

Hiện nay tên gọi cuộc thi hoa hậu này đang là đối tượng tranh chấp giữa hai công ty là Minh Khang và Sen Vàng. Bài viết trên wiki cũng đang xảy ra tình trạng tranh chấp sửa đổi, mà tôi nghi ngờ là có xung đột lợi ích. Ca này tôi thực sự bó tay vì chưa từng gặp bao giờ, hi vọng có tv nào am hiểu về chủ đề này cho phương hướng giải quyết. – Trân 06:54, ngày 4 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

cá nhân mình trong lúc xem lịch sử sửa đổi gần đây bằng RTRC thì mình cũng đã nhìn thấy sửa đổi này, xong cũng có nghi ngờ phá hoại nhưng những sửa đổi này như tranh chấp nhau vậy, nên mình cũng không dám bấm lùi sửa đổi. Nói chung là mình cũng nhìn thấy phá hoại, đã có TĐDTT xử lý rồi, nhưng việc sửa đúng duy nhất từ "Miss Grand" -> "Miss peace", đồng thời là sửa từ Minh Khang sang Sen Vàng cũng làm mình đau đầu, do ngay lúc đấy mình đã google thông tin trên thì ra kết quả là công ty Sen Vàng, nhưng mình cũng chưa chắc nó là thông tin chính xác. Tóm lại ca này khá khó giải, cần lắm một người thực sự có chuyên môn trong lĩnh vực này đính chính thông tin chính xác – Mùa xuân nho nhỏ💻 12:42, ngày 4 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Miss Grand của Sen Vàng Entertainment là thông tin chính xác bạn nhé – Nguyễn Mi Lô (thảo luận) 03:59, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Miss Peace Việt Nam của Minh Khang ban đầu vốn có tên gọi là Hoa Khôi Hòa Bình còn mời cả chủ tịch Sen Vàng Entertainment đơn vị nắm bản quyền Miss Grand Vietnam Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam là bà Phạm Kim Dung làm ban giám khảo nữa mà. Sau khi Hoa hậu Thùy Tiên đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế thì Minh Khang đổi tên Hoa Khôi sang Hoa hậu sau đó đòi tranh chấp tên với Sen Vàng – Nguyễn Mi Lô (thảo luận) 04:04, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tạm thời khóa bài cho yên ổn rồi tính tiếp. P.T.Đ (thảo luận) 02:52, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thể loại:Học sinh Việt Nam

Thể loại này không biết tiêu chuẩn như thế nào? Nhiều người trong thể loại này hiện tại đã 20, 30 tuổi và không còn là học sinh. Liệu xếp vào thể loại này có còn phù hợp? – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:40, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Không nhầm thì hay có thể loại Cựu sinh viên trường XXX. Còn Cựu học sinh VN thì cũng có thể. P/S: Cần người có tâm dọn giúp trang thảo luận chung. P.T.Đ (thảo luận) 15:08, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nếu là "cựu học sinh" thì thể loại quá rộng. Tôi dám khẳng định hơn 95% nhân vật người Việt Nam trên Wikipedia đều được xếp vào thể loại này, vì tất thảy họ đều phải trải qua giai đoạn giáo dục phổ thông (giáo dục bắt buộc), ít nhất là hết tiểu học hoặc lớp 1. Đã đi học thì là "cựu học sinh" là điều hiển nhiên. Sẽ hẹp hơn nếu là cựu học sinh của một trường cụ thể, hay tỉnh, thành phố. – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:48, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Ban đầu để to cũng được, sau to quá (>100 item) thì chia nhỏ dần, và trở thành thể loại mẹ chứa thể loại con. P.T.Đ (thảo luận) 05:20, ngày 6 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: 2022-36

23:21, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)


Talk to the Community Tech Team, 14 September 2022 + mini-survey

(Xin chào. This is a crosspost. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn. Please feel free to move to a better venue if you prefer. Cảm ơn!)

I'm happy to announce that the beloved Community Tech team (the folks behind the Community Wishlist, as you know) invite you to meet them on 2022-09-14 for a chat on Zoom.

All details are on Meta; your support in translating the message and getting the word out is welcome, as usual.

Bonus! They have a mini-survey for you (also on Meta). Please consider taking a few minutes to let them know what you would like to see covered in future meetings. You can leave your thoughts on the Meta talk page.

For everything related to this announcement and the event, please contact Karolin Siebert - not me! Kind regards, --Elitre (WMF) (thảo luận) 19:12, ngày 8 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bản thảo của Hướng dẫn Thực thi Đã sửa đổi cho Bộ Quy tắc Ứng xử Chung

Bạn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ khác của thông báo này tại Meta-Wiki.

Xin chào mọi người!

Ủy ban sửa đổi Hướng dẫn Thực thi cho Bộ Quy tắc Ứng xử Chung đang yêu cầu thảo luận về Bản thảo của Hướng dẫn Thực thi Đã sửa đổi cho Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (QTỨXC). Giai đoạn xem xét này sẽ được mở từ 8 tháng 9 năm 2022 đến 8 tháng 10 năm 2022.

Ủy ban đã hợp tác để sửa đổi bản thảo của hướng dẫn này dựa trên ý kiến đóng góp được thu thập từ giai đoạn thảo luận của cộng đồng từ tháng 5 đến tháng 7, cũng như cuộc bỏ phiếu của cộng đồng đã kết thúc vào tháng 3 năm 2022. Các sửa đổi tập trung vào bốn lĩnh vực sau:

  1. Để xác định loại hình, mục đích và khả năng áp dụng của chương trình đào tạo QTỨXC;
  2. Để đơn giản hóa ngôn ngữ để những người không phải chuyên gia dễ tiếp cận hơn về việc dịch và hiểu;
  3. Để khám phá khái niệm của khẳng định, bao gồm cả ưu và nhược điểm của nó;
  4. Để xem lại sự cân bằng giữa quyền riêng tư của người tố cáo và người bị tố cáo

Ủy ban yêu cầu thảo luận và đề xuất về các sửa đổi này trước 8 tháng 10 năm 2022. Từ đó, Ủy ban sửa đổi dự kiến ​​sẽ sửa đổi thêm các hướng dẫn dựa trên ý kiến ​​đóng góp của cộng đồng.

Tìm Hướng dẫn đã sửa đổi trên Meta, và một vài trang so sánh bằng một số ngôn ngữ.

Mọi người có thể chia sẻ thảo luận ở một số nơi. Người hướng dẫn hoan nghênh các thảo luận bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trên trang thảo luận về Hướng dẫn thực thi đã sửa đổi. Các thảo luận cũng có thể được chia sẻ trên các trang thảo luận về bản dịch, tại các cuộc thảo luận địa phương hoặc trong giờ trò chuyện. Có một loạt giờ trò chuyện đã được lên kế hoạch về Hướng dẫn thực thi đã sửa đổi; vui lòng xem Meta để biết thời gian và thông tin chi tiết.

Nhóm điều hành hỗ trợ giai đoạn xem lại này hy vọng sẽ tiếp cận được một số lượng lớn cộng đồng. Nếu bạn không thấy một cuộc trò chuyện nào đang diễn ra trong cộng đồng của mình, hãy tổ chức một cuộc thảo luận. Người hướng dẫn có thể hỗ trợ bạn thiết lập các cuộc trò chuyện. Các cuộc thảo luận sẽ được tổng kết và trình bày trước ban soạn thảo hai tuần một lần. Các bản tóm tắt sẽ được xuất bản ở đây.

RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 14:14, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 37 năm 2022

01:49, ngày 13 tháng 9 năm 2022 (UTC)

Đồng bộ tên bài viết liên quan đến đơn vị đo lường

Các bài viết về đơn vị đo lường hiện tại đang thiếu thống nhất về cách đặt tên vì mình ko biết trước đây đã có thống nhất về cách đặt tên chưa nên hôm nay mang ra thảo luận nếu hợp lý sẽ mở đồng thuận cộng đồng.

Đề xuất của mình là thực hiện đổi tên theo văn bản quy phạm có sẵn cụ thể ở đây là NGHỊ ĐỊNH: Quy định về đơn vị đo lường chính thức năm 2007. Tuy biết cách đặt tên này khá cũ nhưng nó thỏa mục đích thống nhất cách đặt tên bài.

Bảng so sánh khác biệt giữa quốc tế và quy định chính thức ở Việt Nam:

Quốc tế Việt Nam
Metre Mét
Ampere Ampe
Kelvin Kenvin
Mole Mol
Hertz Héc
Gram Gam
Newton Niutơn
Pascal Pascan
Joule Jun
Watt Oát
Coulomb Culông
Volt Vôn
Quốc tế Việt Nam
Ohm Ôm
Siemens Simen
Farad Fara
Weber Vebe
Dioptre Điôp
Becquerel Becơren
Sievert Sivơ
Yotta Yôtta
Kilo Kilô
Hecto Hectô
Milli Mili
Micro Micrô
Quốc tế Việt Nam
Nano Nanô
Pico Picô
Femto Femtô
Atto Attô
Zepto Zeptô
Yocto Yoctô
Tonne Tấn
Octa Ôcta
Phon Phôn
Neper Nepe
Bel Ben
Calorie Calo

Mời các thành viên tham gia thảo luận. –  Ikid Kaido  06:43, ngày 15 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Bản tin Kỹ thuật: 2022-38

MediaWiki message delivery 22:15, ngày 19 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Growth team newsletter #22

17:19, ngày 21 tháng 9 năm 2022 (UTC)

Công bố kết quả biểu quyết sơ bộ của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022

Bạn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ khác của thông báo này tại Meta-Wiki.

Xin chào mọi người,

Xin cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022 và giúp chọn ra những thành viên mới cho Hội đồng Quản trị.

Dưới đây là kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2022:

Xem thêm thông tin về cuộc bầu cử: Kết quảthống kê.

Hội đồng sẽ hoàn thành việc xem xét các ứng cử viên được bình chọn nhiều nhất, bao gồm cả việc tiến hành kiểm tra lý lịch. Hội đồng quản trị dự kiến sẽ bổ nhiệm các ủy viên mới tại cuộc họp của họ vào tháng 12.

Thân ái,

Nhóm Chiến lược và Quản trị Phong trào

Thay mặt cho Nhóm Tuyển chọn Hội đồng và Uỷ ban Bầu cử

RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 15:45, ngày 22 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đặt mặc định cho giao diện Vector 2022

Xin chào. Tôi là đại diện cho nhóm Web thuộc Quỹ Wikimedia. Trong hai tuần nữa, chúng tôi muốn đặt giao diện Vector 2022 làm giao diện mặc định cho wiki này.

Chúng tôi đã nghiên cứu Vector 2022 trong suốt ba năm qua. Cho tới nay, nó đã trở thành giao diện mặc định cho hơn 30 wiki, bao gồm cả các dự án chị em, với tổng hơn 1 tỉ lượt xem trang mỗi tháng. Tính trung bình, 87% số người dùng đã đăng nhập đang hoạt động của những wiki đó sử dụng Vector 2022.

Nó sẽ trở thành mặc định cho toàn bộ người dùng không đăng nhập, và cả những người dùng đã đăng nhập hiện đang sử dụng Vector cũ. Người dùng đã đăng nhập vẫn có thể chuyển sang bất cứ giao diện nào khác vào bất kỳ lúc nào. Sẽ không có thay đổi gì đối với những người dùng của những giao diện này hết.

Về giao diện này

[Tại sao thay đổi này là cần thiết] Giao diện mặc định hiện tại thỏa mãn được nhu cầu của người đọc và biên tập viên nhưng là vào 13 năm trước. Kể từ đó tới giờ, đã có nhiều người mới bắt đầu sử dụng các dự án của Wikimedia. Giao diện Vector không thỏa mãn được nhu cầu của những người này.

[Mục tiêu] Mục tiêu của Vector 2022 là khiến giao diện trang trở nên thân thiện và thoải mái hơn cho người đọc và có ích hơn cho những người dùng nâng cao. Nó được lấy cảm hứng từ những đề nghị trước đây, các Cuộc khảo sát Danh sách mong ước của cộng đồng, và gadget và script. Công trình này giúp phần code của chúng ta theo đúng tiêu chuẩn và cải thiện tất cả các giao diện khác. Chúng ta đã giúp giảm 75% lượng code PHP trong các giao diện được triển khai trên Wikimedia. Dự án cũng đã tập trung vào việc giúp việc hỗ trợ gadget và sử dụng API được dễ dàng hơn.

[Các thay đổi và kết quả thử nghiệm] Giao diện mới giới thiệu một loạt các thay đổi giúp cải thiện khả năng đọc và sử dụng. Giao diện mới không loại bỏ bất cứ tính năng nào hiện đang có tại giao diện Vector.

  • Thanh đầu trang dính giúp việc tìm các công cụ mà biên tập viên thường xuyên sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Nó giúp làm giảm 16% việc cuộn lên đầu trang.
  • Mục lục mới giúp việc điều hướng tới các mục khác nhau trở nên dễ dàng hơn. Người đọc và biên tập viên nhảy đến các mục khác nhau của trang nhiều hơn 50% so với mục lục cũ. Trang thảo luận cũng có một chút thay đổi.
  • Thanh tìm kiếm mới giúp dễ dàng tìm kiếm và tìm ra kết quả chính xác hơn từ danh sách kết quả. Điều này làm tăng 30% số lượt tìm kiếm trên những wiki chúng tôi thử nghiệm.
  • Giao diện không gây ảnh hưởng tiêu cực tới lượt xem trang, tỉ lệ sửa đổi hay việc tạo tài khoản mới. Đã có bằng chứng trong việc tăng lượt xem trang cũng như lượng tạo tài khoản mới xuyên suốt các cộng đồng chúng tôi liên kết.

[Dùng thử] Hãy dùng thử giao diện mới bằng cách đi tới tab Giao diện trong tùy chọn và chọn Vector 2022 từ danh sách các giao diện.

Các biên tập viên có thể thay đổi và tùy chỉnh giao diện này như thế nào?

Bạn có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa các thay đổi của chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ các tình nguyện viên tạo ra các gadget và script người dùng mới. Hãy xem danh sách các tùy chỉnh có sẵn hiện tại trong kho của chúng tôi và bổ sung cái của riêng bạn.

Kế hoạch của chúng tôi

Nếu không phát sinh vấn đề gì, chúng tôi dự định sẽ triển khai mặc định vào tuần của ngày 3 tháng 10 năm 2022. Nếu cộng đồng bạn muốn có thêm thời gian để thảo luận về các thay đổi, hãy nhắn cho chúng tôi biết. Chúng tôi có thể điều chỉnh lại thời gian.

Đề nghị có thêm thời gian để thảo luận

Nếu bạn muốn hỏi nhóm chúng tôi bất cứ điều gì, nếu bạn có câu hỏi, lo lắng, hay bất cứ suy nghĩ gì khác, hay ping tôi hoặc viết lên trang thảo luận của dự án. Hoặc đọc FAQ cũng được. Xin cảm ơn. – Tiểu Phương 話そう! 15:22, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

 Đồng ý Giao diện phù hợp với thời đại mới, dùng khá ổn – BLACKPINKIn your area 16:48, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Về quyền truy cập của nhóm tự động xác nhận

Cộng đồng đồng thuận về việc thay đổi mức Autoconfirmed về mức 4 ngày và 10 sửa đổi. Là tôi Cần cố gắng hơn 12:58, ngày 8 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Chào mọi người. Cách đây vài tháng, mình phát hiện hiện tại yêu cầu đề có quyền tự động xác nhận là 4 ngày và 0 sửa đổi chứ không phải là 4 ngày và 10 sửa đổi. Việc này tạo cơ hội cho những người phá hoại tạo nhiều tài khoản để phá các trang được khóa ở mức tự động xác nhận rất dễ dàng vì không cần phải sửa đổi gì cả. Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này: Liệu có cần thay đổi để trả mức Autoconfirmed về mức 4 ngày và 10 sửa đổi hay không? Thời hạn thảo luận là 15 ngày. – Là tôi Cần cố gắng hơn 15:53, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thay đổi về mức 4 ngày và 10 sửa đổi

  1.  Đồng ý Việc giảm xuống mức tự động xác nhận là 4 ngày và 0 sửa đổi là cách tuyệt vời nhất để những lũ phá hoại tiếp tục hành vi của chúng. Theo tôi, nên giữ nguyên hoặc tăng mức sửa đổi lên 15 hay 20 sửa đổi gì đó để tránh hành vi phá hoại các trang đã được khóa. — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:15, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  2.  Đồng ý Rõ ràng để như cũ sẽ tạo cơ hội để những tên phá hoại tha hồ tạo tài khoản và phá bĩnh. Là tôi Cần cố gắng hơn 16:35, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  3.  Đồng ý Tôi có đề xuất là sẽ nâng mức autoconfirmed lên 5 ngày và có 50 sửa đổi, bởi tôi nghĩ đó là mức an toàn có thể. BLACKPINKIn your area 16:45, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Vanhdeeptryy 5 ngày 50 sửa đổi thì hơi quá, tôi nghĩ chỉ cần 5 ngày 20-25 sửa đổi là được rồi. — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:51, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Vanhdeeptryy Chỉ cần như vậy là được. Chúng ta đã có những mức khóa cao hơn khi phá hoại dai dẳng và phức tạp hơn. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:53, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  4.  Đồng ý 4 ngày 10 sửa đổi là hợp lý và tránh gặp phải nhiều hành vi phá hoại. Đây là mức phù hợp nhất rồi, theo cá nhân tôi thấy không cần nâng thêm hay giảm nữa. Cứ để như cũ là được. ~Cát~ với Gió🌬️ 03:06, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  5.  Đồng ý Trước mắt cứ quay về như cũ, còn nếu muốn tăng thì có lẽ cần nghiên cứu thêm. Tiểu Phương 話そう! 03:15, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  6.  Đồng ý Cứ quay về như cũ để phòng chống phá hoại. Bản thân mình cũng khá bất ngờ về việc này. My Things 10:26, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  7.  Đồng ý Ít ra việc này cũng sẽ hạn chế ở một mức độ nào đó về tình trạng (vô tình) lách mức bảo vệ bài viết. --minhhuy (thảo luận) 13:24, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  8.  Đồng ý Nguyenhai314 (thảo luận) 15:49, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  9.  Đồng ý Tránh spam nick — Dr. Voirloup💬 16:19, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  10.  Đồng ý Hợp lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:49, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  11.  Đồng ý Ý kiến như trên  Меня зовут Мейко Συζητώ 00:33, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  12.  Đồng ý Ikid Kaido  04:17, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  13.  Đồng ý ok luôn. hợp lý - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 12:07, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  14.  Đồng ý Tôi cũng chưa biết là cái quyền này nó thay đổi thành 4 ngày 0 sửa đổi từ lúc nào, vì hầu hết các wiki khác đều quy định 4 ngày 10 sửa đổi thì mới được tự xác nhận, chỉ có wikidata là tăng lên 50 sửa đổi, nhưng chỉ để 4 ngày thôi thì không ổn. Flyplanevn27 (thảo luận) 15:43, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  15.  Đồng ý Việc để 4 ngày không sửa đổi làm cho các tài khoản chỉ cần để 4 ngày là có thể đi phá hoại, làm rối, làm cho wiki ngày càng có nhiều tài khoản rác hơn. Mãi Yêu Việt Nam 🇻🇳 (thảo luận) 08:53, ngày 30 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  16.  Đồng ý nếu để 4 ngày 0 sửa đổi thì sẽ có người tạo tài khoản, để đó 4 ngày rồi có hành vi phá hoại. mèo ba lan 09:21, ngày 30 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  17.  Đồng ý Việc thay đổi về mức 4 ngày 10 sửa đổi là khả thi. Hành trình 365 ngày 14:42, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
  18.  Đồng ý Hợp lý. Thường những tài khoản vốn là "kiếp sau" của phá hoại thì tới ngưỡng này là phát lộ.Trungda (thảo luận) 14:53, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
  19.  Đồng ý Lâu lâu không quay lại dự án mới biết. Tôi thật sự không hiểu ai lại nghĩ ra mức này. Tốt nhất là đổi lại về như cũ để tránh phá hoại. "Mở" thì "mở", nhưng "mở" không hợp lý rất dễ bị phá hoại. Thỉnh thoảng quay lạiLove Moments on Television 14:05, ngày 6 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
  20.  Đồng ý với mức khóa 4 ngày 10 sửa đổi, tránh được phá hoại tốt hơn. Anster (thảo luận) 08:47, ngày 8 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Giữ nguyên

Ý kiến

  1. ko biết vụ này luôn, nhưng đủ 4 ngày thì sửa qua loa 10 sửa đổi là nện wiki được rồi. Trả về như cũ chả có tác dụng gì bao nhiêu ăn thua đủ 4 ngày, còn 10 sửa đổi có đáng là bao. Thảo luận này thật sự ko cần thiết - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 16:08, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Khả Vân Đại Hãn Theo em thì mức khóa này để chặn những IP và các tài khoản được lập ra chỉ với mục đích phá hoại. Nếu để như cũ thì rất nguy hiểm vì chúng có thể tạo nhiều tài khoản và ngâm đủ 4 ngày để phá hoại. Có còn hơn không. Còn nếu chúng tiếp tục phá hoại thì ta sẽ khóa ở mức cao hơn. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:14, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    chả hiệu quả bao nhiêu, wiki chỉ cho tạo 4 tài khoản 1 ngày, ko nhiều hơn, mà ai đã có ý phá và có kinh nghiệm phá thì mấy cái lặt vặt này chả là gì. mà sao tự dưng nó đổi 4, 0 từ 4, 10 vậy. có gì nhờ bảo quản viên chỉnh lại là xong cần gì thảo luận cho mắc công - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 16:20, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Khả Vân Đại Hãn đúng rồi, nó cũng không đáng lắm vì như ông Trieu Thuan Son có cả một danh sách app open proxy để nhảy (và đúng ra thì cái thảo luận này cúng không cần lắm) nhưng thôi, tôi cứ biểu quyết (vì đang rảnh á mà) — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:23, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    App không giúp bạn khi bạn bị khóa tài khoản. Nếu để nguyên IP thì chắc chắn không sửa được. Còn tạo nhiều tài khoản thì phải chờ 4 ngày và 10 sửa đổi mới được. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:26, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Đơn giản là tôi mình đang nói tới giới hạn tạo 4 tài khoản 1 ngày của wiki. Theo mình thì wiki sẽ đếm số tài khoản đc tạo qua IP để giới hạn nên nếu như dùng proxy thì chắc chắn số tài khoản đc tạo sẽ nhiều hơn 4. Tạo xong rồi thì cứ để đó rồi từ từ phá hoại thôi -_- — Cúc ki Cắn cái bánh này 16:29, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Khả Vân Đại Hãn Nếu anh xem ở cái thảo luận cũ thì mọi người bảo rằng "Cần liên hệ Phab để sửa" và "Phab cần biểu quyết để sửa". (Thêm ở đây). – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:24, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Hành chính quá phiền phức - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 16:32, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  2. Tag @Plantaest, Nguyentrongphu, Ryder1992, và Không hề giả trân: Mong các bạn cho ý kiến BLACKPINKIn your area 16:57, ngày 25 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  3.  Ý kiến Tôi thấy phương án nào thì cũng có mặt lợi mặt hại. Nếu là 4 ngày và 0 sửa đổi thì mặt hại đã có anh Đơn giản là tôi trình bày bên trên. Nhưng nếu chuyển về 10 sửa đổi thì tạo điều kiện cho IP mặc sức sửa đổi mang tính bừa bãi, phá hoại hòng được lên quyền tự động xác nhận. Vài điều góp ý. Đàm Thiếu Gia (thảo luận) 06:18, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Quy định khó lòng cover hết cả trăm trường hợp. Thường các thành viên mới "real" sửa đổi rất ít lúc tập làm quen với wiki. Nên để số sửa đổi thấp để họ có thể tiếp cận sớm các công cụ hữu ích của dự án (VD: di chuyển trang, upload ảnh...). Chuyển về mốc 4 ngày 10 sửa đổi thực ra cũng có thể giảm số lượng thành viên đã tạo tài khoản nhưng không có sửa đổi nào mà vẫn được cấp quyền tự động (tài khoản ma). – Nguyenhai314 (thảo luận) 11:12, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    IP không thể đạt được quyền tự động xác nhận, còn tk nào cày sửa đổi linh tinh để có quyền tự động xác nhận -> sẽ bị ăn cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:53, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
  4.  Ý kiến Thành viên:Đơn giản là tôi Sau khi chốt đồng thuận thì đừng quên lưu nó vô ở Wikipedia:Thảo luận cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:04, ngày 26 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Cảm ơn anh. – Là tôi Cần cố gắng hơn 06:24, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 39 năm 2022

MediaWiki message delivery 00:29, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bình luận: Đã từng dùng khác biệt về trực quan trong một khoảng thời gian, vấn đề là load trang rất lâu vầ đôi khi hiển thị không được tối ưu lắm. Là tôi Cần cố gắng hơn 07:48, ngày 27 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Đơn giản là tôi: Chỉ nên dùng cho máy mạnh, còn máy yếu thì diff thường là đủ dùng, dư. Dang (thảo luận) 09:23, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Phi Huyền Trang

Tôi không thể chịu nổi được nữa rồi. Trang liên tục được tạo lại 2 lần chỉ trong ngày hôm nay. Bị khóa vô hạn mức tự xác nhận được 5 tháng thì lại có kẻ khác tạo lại đồng thời mấy tên IP chớp thời cơ tạo lại với số lần tạo chóng mặt. Phiền @P.T.ĐNguyentrongphu: chặn sổ cái tên này và đưa vào blacklist hoặc bán khóa tự đánh dấu tuần tra vô hạn. 171.254.140.201 (thảo luận) 15:30, ngày 28 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đúng đó, định dùng wikipedia làm đòn bẩy. Xóa mau và liền. nội dung chả có gì, tới cả giải phụ cũng chỉ là đề cử chứ chưa có nữa là - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 15:42, ngày 28 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Allowing Wikitext editors to preview changes in realtime

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Xin chào!

Community Tech has introduced a new beta feature. It allows editors to preview their changes side by side when writing in wikitext. The goal is to make it easier to review changes while editing. This was the wish number four of the Community Wishlist Survey 2021.

What does this feature change?

In the 2010 wikitext editor toolbar, a new button appears with the label “Preview”. The button enables a side by side comparison showing what the published content would look like. You can see an illustrative example on the screenshot.

We would like to check if the editing experience improves. If it does, we will make this change available for everyone by default.

What do I need to do?

If you want to try out our feature, make sure the New Wikitext mode beta feature is DISABLED. Feel free to provide feedback about the impact this new feature has on your editing experience.

See also: the original wishthe project page.

Cảm ơn! ––– STei (WMF) (thảo luận) 17:17, ngày 29 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tiếng Việt: Xem các thay đổi theo thời gian thực khi sử dụng trình soạn thảo mã nguồn
Community Tech đã giới thiệu một tính năng beta mới. Tính năng này cho phép các biên tập viên xem trước các thay đổi của họ ngay bên cạnh trình soạn thảo mã nguồn. Mục đích là giúp cho việc xem xét các thay đổi trở nên dễ dàng hơn trong khi đang chỉnh sửa. Đây là mong muốn thứ 4 trong cuộc khảo sát mong muốn của cộng đồng năm 2021.
Tính năng này có gì mới?
Trong thanh công cụ của trình soạn thảo mã nguồn 2010, có một nút mới mang tên “Xem trước” xuất hiện. Nút này cho phép so sánh song song hiển thị nội dung khi xuất bản trông sẽ như thế nào. Bạn có thể xem ví dụ minh họa trên ảnh chụp màn hình.
Chúng tôi muốn kiểm tra xem trải nghiệm chỉnh sửa có được cải thiện hay không. Nếu có, chúng tôi sẽ cung cấp thay đổi này cho mọi người theo mặc định.
Tôi cần phải làm gì?
Nếu bạn muốn dùng thử tính năng này của chúng tôi, hãy đảm bảo rằng chế độ soạn thảo mã nguồn mới trong Tùy chọn -> Tính năng beta đã bị TẮT. Vui lòng cung cấp phản hồi về những ảnh hưởng của tính năng mới này đối với trải nghiệm chỉnh sửa của bạn
Thanks STei (WMF) for Information. – BLACKPINKIn your area 17:59, ngày 29 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Cuộc thi Ba Lan

Cuộc thi Ba Lan năm nay đã chính thức khởi động, mọi người chuẩn bị tinh thần nhé: [45]. Thông tin thêm cho những bạn nào cần biết về cuộc thi này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 18:48, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Năm nay cuộc thi có điều lệ rõ ràng cấm dùng công cụ dịch máy và sẽ loại bất cứ người tham gia nào có dấu hiệu dịch máy. NHD (thảo luận) 20:20, ngày 1 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
NHD Năm ngoái, họ cũng có ghi rõ ràng là cấm dùng công cụ dịch máy và hứa sẽ loại bất cứ ai có dấu hiệu dịch máy. Nói là một chuyện, nhưng làm lại là chuyện khác. Thành viên:Nguyeminhhoang120196 bị cấm do dịch máy clk 2 lần. Tv đó tham gia cuộc thi Ba Lan lần 2 và lần 3. Lần 3 thì được ôm giải quán quân. Không thể kỳ vọng nhiều vào ĐSQ Ba Lan khi cả 3 quán quân liên tiếp của họ đều là những tv có tiền sử dịch máy clk hàng loạt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:13, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tiếng súng đầu tiên đã phát nổ! –  Меня зовут Мейко Συζητώ 01:50, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
10 triệu cơ á. Năm nay có vẻ ít tiền hơn nhiều so với các năm trước. – — Dr. Voirloup💬 02:05, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet Uhm, có thể năm nay do chắc là cùng với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nên ngân sách của Ba Lan cũng có thể bị ảnh hưởng. –  Меня зовут Мейко Συζητώ 03:03, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Không có gì liên quan. Dang (thảo luận) 00:59, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Adu, Mộng-ra-vebet nhanh thế :) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 03:06, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nick j đấy, tôi có dùng nick này đâu ? – — Dr. Voirloup💬 03:51, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet Nick Facebook của ông ấy! Chả lẽ tui không biết:)))) –  Меня зовут Мейко Συζητώ 07:00, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet bên ĐSQ Ba Lan đã nói rằng để hạn chế việc lạm dụng như mọi năm, họ đã giảm giải thưởng xuống để tránh những người kiếm tiền và gây hại cho wiki. – Tiểu Phương 話そう! 08:09, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thực ra chả xi nhê gì. Chỉ cần 2-3 triệu thôi là hiện tượng dịch máy clk đã diễn ra tràn lan (bằng chứng là mấy cuộc thi tháng của Tuanminh). Năm nay, tôi sẽ cấm thẳng tay nên sẽ không có chuyện dịch máy clk để kiếm trác tiền bạc như mọi năm. Biện pháp duy nhất là chế tài mạnh với các thành phần tiêu cực này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:02, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Dối trá

Đề nghị xóa hẳn bài Chế Nguyễn Quỳnh Châu với nội dung dối trá rất nhiều chỗ, kẻ viết bài đang cố lợi dụng Wikipedia để hỗ trợ cho nhân vật này. hôm nay mới có kết quả xem. tự sướng sớm giờ á hậu cũng đáng cái đời. trong bài còn bảo là Quán quân người mẫu cuộc thi Project Runway Vietnam 2014 nhưng trong nguồn này là 1 người khác. đề nghị cấm luôn cái tài khoản viết bài PR - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 16:18, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Không biết từ đâu mà viết "Hoa hậu tại Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 khi Đoàn Thiên Ân bị phế truất khi thắng được một ngày." tài khoản PR này cho về nơi chín suối luôn, diệt PR thẳng tay - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 16:21, ngày 2 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
VN đang lạm phát cuộc thi hoa hậu, quán quân còn khó có bài, nói chi á quân. Dang (thảo luận) 01:01, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam giờ phân bổ quyền cho các cuộc thi hoa hậu khác. Độ nổi bật không phụ thuộc vào quán quân hay á quân, chỉ cần đại diện cho VN tham dự Big 5 hoa hậu thế giới là đủ nổi bật. Trước kia HHVN chưa phân quyền thì Hoa hậu đi thi Big 1, Á hậu thi Big 2, Big 3. Sau phân quyền thì lấy Hoa hậu các cuộc thi nhỏ hơn làm đại diện tại các cuộc thi quốc tế nhỏ hơn, thậm chí Big 1. Hình như MWV Mai Phương còn được cử đi thi MW (Big 1). Mấy năm trước suất này mặc định trao cho Hoa hậu của HHVN. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:20, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Giải thưởng Công cụ tuyệt vời nhất năm 2022: Kêu gọi Đề cử

Phiên bản thứ tư của Giải thưởng Công cụ tuyệt vời nhất hoan nghênh các đề cử của bạn! Công cụ phần mềm liên quan đến Wikimedia yêu thích của bạn là gì? Hãy gửi các công cụ yêu thích của bạn đến ngày 12 tháng 10 năm 2022! Dự án được trao giải sẽ được công bố và giới thiệu trong một buổi lễ ảo vào tháng 12.


MediaWiki message delivery 18:30, ngày 3 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến Ưu tiên đề cử Twinkle và SWViewer, bởi vì đây là 2 công cụ hỗ trợ bán tự động rất nhiều trong việc tuần tra và lùi sửa phá hoại
– BLACKPINKIn your area 02:29, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. ^_^ Nếu được xin 1 vé cho TW Mobile của Đăng. Nguyenhai314 (thảo luận) 02:31, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
+1 TwinkleMobile – BLACKPINKIn your area 02:39, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
+1 TwinkleMobile. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:31, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Okie, thanks hihi. Dang (thảo luận) 09:20, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Vanhdeeptryy: Twinkle được đề cử đợt 2019 rồi nên có lẽ sẽ không được đề cử nữa. Dang (thảo luận) 09:19, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest: vậy không biết SWViewer được đề cử năm nào chưa bạn nhỉ – BLACKPINKIn your area 12:21, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Vanhdeeptryy: Không thấy, chắc chưa được đề cử. Dang (thảo luận) 12:35, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 40 năm 2022

MediaWiki message delivery 00:23, ngày 4 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Biên soạn bài Cù Huy Hà Vũ

Sau khi đọc, thêm dẫn nguồn, liên kết trang cho bài Cù Huy Hà Vũ, tôi nhận thấy bài viết trên được viết ở nhiều chỗ bằng giọng văn theo hơi hướng không chính thống và dùng nhiều nguồn từ BBC, VOA, ... Bên cạnh đó trong bài viết sử dụng nhiều chữ in nghiêng mặc dù đã sử dụng dấu ngoặc kép, chữ hoa và chữ thường còn bị lẫn lộn, ví dụ như "Bào chữa cho tướng công an Trần Văn Thanh" thay vì "Bào chữa cho Thiếu tướng Trần Văn Thanh". Mong các thành viên cùng đưa ra ý kiến đóng góp cho bài viết được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin lỗi nếu như tôi còn thiếu sót và nhầm lẫn. Xin cảm ơn. Minomday (thảo luận) 16:03, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

"giọng văn theo hơi hướng không chính thống" là sao nhỉ, thế nào là chính thống vậy bạn? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 16:15, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chắc "chính thống" phải là giọng văn trích dẫn từ các nguồn như Nhân Dân, Tuyên giáo VN hay tạp chí Cộng Sản. Chứ báo của đế quốc toàn chống phá với bịp bợm ¯\_(ツ)_/¯ ﹏ JohnyCuTí Thảo luận17:34, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Khi đã có bản dịch tiếng Việt cho văn bản tiếng Trung nào đó thì phiên âm Hán Việt có cần thiết không?

Mình thấy như một thói quen của người Việt xưa giờ, trích dẫn điển tích, thành ngữ của những nhà Nho như Khổng Tử chẳng hạn thì phải đọc bằng "phiên âm" Hán Việt trước, rồi mới dịch sang tiếng Việt, ví dụ:

Cổ nhân thường nói "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri" tức là "Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết".

Thay vì:

Cổ nhân thường nói "Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết".

(Từ "phiên âm" được để trong ngoặc kép vì đến thời nay nó đã không còn đúng với định nghĩa của khái niệm phiên âm nữa rồi)

Ví dụ khác của ngay cụ Hồ Chí Minh:

Tục ngữ có câu: "Lão lai tài tận", nghĩa là tuổi già thì tài hết.
Gặp việc gì, các cụ đều nói: "Lão dã yên chỉ" (người già nên ở yên).
Ref: https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/20-9-1958-bac-ho-den-tham-cong-trinh-thuy-loi-lon-nhat-mien-bac-671618

Và thói quen đó kéo dài đến hiện tại, ngay cả trên Wikipedia cũng có rất nhiều, ví dụ như bài Thường Nga 5:

Thường Nga 5 (tiếng Trung: 嫦娥五号; Hán-Việt: Thường Nga ngũ hiệu/hào; bính âm: Cháng'é wǔhào; tiếng Anh: Chang'e 5)

Hay ở bài Chính sách Một Trung Quốc:

Chính sách Một Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 一個中國; chữ Hán giản thể: 一个中国, bính âm: yí ge Zhōngguó, Hán - Việt: Nhất cá Trung Quốc)

Mình thắc mắc là điều này có thực sự cần thiết không, đã có phần dịch tiếng Việt kèm với văn bản gốc rồi thì "phiên âm" Hán Việt để làm gì nữa khi phiên âm Hán Việt không hề đi theo ngữ pháp và thói quen trong tiếng Việt (tức là không phải tiếng Việt), chưa kể còn không hề đúng với phát âm tiếng Trung phổ thông, dường như chúng ta đang làm điều hơi dư thừa? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:26, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

VD1: Vì cổ nhân nói câu chữ Hán, phiên âm sang tiếng Việt là "tri chi..." chứ không phải câu tiếng Việt "biết thì nói"
VD2: Tương tự, vì tục ngữ nguyên văn là chữ Hán, cần được trích dẫn cho đúng. Tiếng Việt không cần trích chữ Hán thì phải trích phiên âm Hán Việt. Tiếng Việt có phiên âm Hán Việt thì vì sao phải dùng "đúng phát âm tiếng Trung phổ thông"? Liên quan gì?
VD3, 4: Tên bản ngữ (và các ngôn ngữ phổ biến của chủ thể) đi kèm sau tên bài là điều áp dụng cho rất nhiều ngôn ngữ, riêng gì tiếng Trung mà lôi vào đây? Nhac Ny Talk to me ♥ 05:53, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Vậy thì bài Chính sách Một Trung Quốc chỉ cần viết:
Chính sách Một Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 一個中國; chữ Hán giản thể: 一个中国)
Là đủ.
Nếu cần được trích dẫn cho đúng, thì phải là chữ Hán, chứ không phải là "phiên âm".
Những ví dụ trên mình đưa ra đều là những trường hợp mà việc "phiên âm" không đem lại bất cứ giá trị nào hơn giá trị nội hàm của danh ngữ được nêu. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:37, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Phiên âm (bính âm) là để biết từ gốc theo mẫu tự Latin (điều bình thường khi diễn giải các từ ngữ từ các hệ ngôn ngữ dùng văn tự khác Latin), như tên người Nga, hay người Campuchia do thuộc văn tự khác nên phải có phần phiên âm chuyển tự này. Còn phiên âm (Hán Việt) thì có lẽ do đặc thù tiếng Việt, dùng phiên âm loại này thì dễ nói và gần gũi hơn chăng? Ví dụ nếu như là văn bản tiếng Anh thì chỉ cần bính âm là đủ. Dang (thảo luận) 15:23, ngày 9 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nhiều câu tục ngữ TQ tới bây giờ thì người ta vẫn dùng chữ Hán Việt để nói ngay cả ở ngoài đời. Phần giải nghĩa chỉ dành cho những ai không hiểu thôi. Phim TQ chiếu rộng rãi ở VN cũng vậy; tất cả đều dùng Hán Việt cho những câu tục ngữ hoặc tên võ công (ví dụ, cửu âm chân kinh). Điều này là cần thiết vì đây là văn hóa ngàn năm của người Việt. Riêng những từ không phải là tục ngữ hay thành ngữ thì dùng chữ Hán Việt là không cần thiết (ví dụ, Chính sách Một Trung Quốc). Nếu bạn muốn thay đổi bất cứ điều gì ở diện rộng thì mời bạn đi tìm đồng thuận. Nên nhớ là phải làm theo đúng quy định hiện hành ở Wikipedia:Thảo luận cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:46, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Cảm ơn bạn Phú nhiều, thực ra mình không đủ rảnh để theo đuổi hướng đi này. Chỉ là muốn bày tỏ cái khúc mắc đã mấy năm nay thôi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:52, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Muốn tìm đồng thuận thực ra tốn cực kỳ nhiều thời gian. Cần một người am hiểu về chủ thể + đứng ra tranh luận liên tục với các quan điểm trái chiều để thuyết phục cộng đồng. Tôi là người có rất nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề tìm đồng thuận và đã có rất nhiều đồng thuận thành công trong quá khứ. Nếu không có người chủ đạo thì 99% mọi thảo luận sẽ chết yểu. Nhiều thành viên cứ thích thảo luận suông suông rồi mấy tháng sau chả đi tới đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:08, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đại học và Trường đại học có giống nhau?

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cả hai bên đã đạt đồng thuận. Người mở thảo luận yêu cầu đóng thảo luận này dùm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:19, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Dù luật Giáo dục đại học Việt Nam sửa đổi bổ sung đã hơn 3 năm nhưng có vẻ nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Đại học (University hay Viện đại học theo cách dịch cũ) và Trường đại học (College/School hay có lúc được dịch là Trường cao đẳng). Riêng tôi thì có sự phân biệt giữa 2 đối tượng này và thường xuyên đi sửa bài vì điều này:

  1. Đại học: là một cơ sở giáo dục đại học quy mô lớn, đa ngành đa lĩnh vực, thành viên bao gồm nhiều trường đại học (có tư cách pháp nhân độc lập), trường đào tạo (không có chữ đại học trong tên và không có tư cách pháp nhân độc lập), khoa, viện, bộ môn và các đơn vị chức năng khác. Đứng đầu một đại học là một giám đốc đại học được bổ nhiệm bởi hội đồng đại học và được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, đôi khi là Thủ tướng nếu đó là giám đốc đại học quốc gia). Ở nhiều quốc gia còn có sự liên kết nhiều đại học tại một vùng/bang thành một hệ thống đại học (University Systems), tuy nhiên điều này chưa được thể hiện trong luật pháp ở Việt Nam.
  2. Trường đại học: là một cơ sở giáo dục đại học quy mô vừa và nhỏ, đa ngành đơn lĩnh vực (lĩnh vực kinh tế có nhiều ngành như kế tài, kiểm toán, tài chính,...), gồm các trường đào tạo, khoa, viện, bộ môn và các đơn vị chức năng khác. Đứng đầu một trường đại học là một hiệu trưởng được bổ nhiệm bởi hội đồng trường đại học và được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam).

Mời các bạn cho ý kiến về 2 khái niệm này.--Pk.over (thảo luận) 09:19, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

bạn ko cần hỏi cộng đồng, bạn chỉ cần cho tôi coi cái nguồn nào mà chỉ Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau. tôi sẽ đồng ý hai tay nhanh gọn mà bạn ko cần mất thời gian làm phiền cộng đồng - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 09:24, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Khi bạn tạo ra trang này, và đặt 1 câu hỏi quá mức tổng quát trước cộng đồng thì rõ ràng là bạn ko hiểu vấn đề. và khi bạn tránh né trang thảo luận này chứng tỏ rất rõ là bạn không hề học trường này hay biết gì về nó. bạn ko hề học Đại học Cần Thơ - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 09:27, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Bạn xem văn bản này nhé: [50].--Pk.over (thảo luận) 09:32, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mình rớt nước mắt vì bạn. thôi ko gây áp lực cho bạn hiền nữa. bạn cứ thong dong chỉnh sửa rồi trả lại như cũ. mến thương - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 09:36, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Thảo luận được ẩn
bạn Pk.over, hay là hai đứa mình đặt cược đi. Ai thua bị tước hết quyền, tước hết công cụ và bị cấm vô hạn, bạn chơi ko? - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 10:12, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mình đã định dừng mà bạn vẫn nói, giờ mình quyết định chơi lớn. mình THEO, bạn theo ko? - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 10:14, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Khả Vân Đại Hãn: Tôi không thích làm trò trẻ con đó ở đây. Tôi vẫn đang chờ ý kiến từ cộng đồng. Không chỉ là về chủ thể này mà về cách gọi của tất cả cơ sở giáo dục đại học trong nước luôn. Một cách diễn đạt nhưng làm nhầm lẫn thì thôi để cộng đồng ý kiến xem sao. Bạn có quan điểm của bạn, tôi có quan điểm của tôi. Bạn không thể ép tôi suy nghĩ theo cách của bạn được và ngược lại. Ở đây tôi chờ cộng đồng cho ý kiến để thống nhất hơn.--Pk.over (thảo luận) 10:17, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
chùi ui, tự tin lên, ko tự tin gì hết trơn hà, giận ghê - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 10:20, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thảo luận được ẩn
  • bạn Nguyentrongphu chưa hiểu vấn đề tranh cãi rồi - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 23:53, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Không tồn tại sự khác nhau Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ. cái trường này nó ko có theo cái khung Trường Đại học và Đại học, thành viên Pk.over ko hề học trường này, cũng ko biết gì về nó, vì tranh cãi với mình ko xong, vì quá sỉ diện sợ bản thân bị mất mặt nên đã chuyển hướng vấn đề tranh cãi theo cách làm rộng vấn đề. để đỡ mất thời gian cộng đồng, các bạn nên tập trung vào Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ chỉ là 1 đại học duy nhất sau đó khoa Y Dược tách ra thành đại học Y Dược CT. về sau Đại học Cần Thơ nâng cấp lên, mở thêm 4 trường, 1 khoa và 1 viện trực thuộc, đó là: Trường Nông nghiệp (trên cơ sở khoa nông nghiệp), Trường Kinh tế (trên cơ sở khoa kinh tế), Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông (trên cơ sở khoa công nghệ thông tin), Trường Bách khoa (trên cơ sở khoa công nghệ), cùng Khoa Giáo dục Thể chất, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm. Nó cũng đang xây các phân hiệu tại các tỉnh. Nói tóm lại, nó đang phát triển theo khuynh hướng "hệ thống hóa" nhưng căn bản vẫn không có cái gọi là Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau. trong cách dùng trước khi có luật mới ra nó chỉ là cách sử dụng hoán đổi cho nhau mà thôi, còn sau khi luật mới ra vẫn vậy, ko có cái Trường Đại học Cần Thơ nằm lồng bên trong Đại học Cần Thơ. Pk.over ko biết mà cũng chả học trường này, tôi ko hiểu sao cứ gân cổ lên cãi như đúng rồi ấy - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:13, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

báo Tiền Phong cũng đã đưa ra "khác với các trường ĐH thuộc ĐH quốc gia hay ĐH vùng", mời bạn xem qua, xem qua rồi có mất mặt thì cũng đừng chửi "chắc tờ báo nói láo". Không biết không có tội, lỡ cãi sai có thể bỏ qua, nhưng vì sỉ diện mà cố đấm ăn xôi tới cùng thì tôi thành thật báo cho bạn biết là tôi còn vài chiêu nữa để đưa bạn tới chân tường tranh luận - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:30, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
bạn chỉ có 1 cách duy nhất chiến thắng tôi là bắt xe đò xuống tận Cần Thơ rồi năng nỉ các thầy cô là xin các thầy cô lập Trường Đại học Cần Thơ nằm lồng bên trong Đại học Cần Thơ - đó là cách duy nhất bạn có thể thắng tôi - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:30, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Còn cái dự trù trong tương lai nó ko ấn định cho việc tôi và bạn đang tranh cãi trong hiện tại. Bạn đừng đánh lận con đen làm rộng không gian vấn đề giống như cái trang này đây theo chiến lược Dàn trải. Và cũng đừng đánh lận thời gian vấn đề khi cho đến vào lúc này vẫn ko có cái sự khẳng định Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau của bạn. bạn có thể vui vẻ chờ 10 năm nữa, còn bây giờ thì bạn tự hiểu
Lời cuối: nó chỉ là một - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:31, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
TÁI BÚT: đây, báo Cần Thơ đây: Phát triển Trường Ðại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia. trường sẽ theo xu thế hệ thống hóa:
  • 4 trường trực thuộc:
    • Trường Nông nghiệp trên cơ sở Khoa Nông nghiệp,
    • Trường Kinh tế trên cơ sở Khoa Kinh tế;
    • Trường Bách Khoa trên cơ sở Khoa Công nghệ;
    • Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Ngoài ra còn 2 phân hiệu, mà báo ghi: "Bên cạnh 4 trường ÐH trực thuộc, ÐHCT còn có 2 phân hiệu ÐH ở Hòa An (tỉnh Hậu Giang) và tỉnh Sóc Trăng".

Có nghĩa là chi nhánh của nó là cái chi nhánh gì, tên gì, rất rõ ràng. tui đọc cả internet ko có cái nguồn nào nói bên dưới Đại học Cần Thơ có cái nhánh cái cành gì gọi là trường đại học Cần Thơ. - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 00:49, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Pk.over Bạn giải thích sao về nguồn này? Đại học Cần Thơ theo đúng nghĩa "đại học" (theo mô hình đại học quốc gia) hình như vẫn chưa được thực hiến hóa ở thời điểm hiện tại mà. Đây chỉ mới là dự án được dự trù trong tương lai. Ở thời điểm hiện tại, Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ là một. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:16, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nguyentrongphu ko có phải, đã nâng cấp hệ thống rồi, chứ ko phải là chưa, cái hệ thống đó lấy Đại học Cần Thơ làm chuẩn rồi phân nhánh thành 4 trường, 1 khoa và 1 viện trực thuộc, rồi sắp tới có 2 phân hiệu ở tỉnh. chứ nó không có cái phân cấp gì gọi là trường Đại học Cần Thơ, không có gì gọi là 2 trường khác nhau theo ý cãi của bạn này. Nói ví von cho bạn Phú và cộng đồng dễ hiểu là "anh Đại học Cần Thơ mập lên do ăn quá nhiều, anh ta so với trước thì giờ mập hơn, chứ anh ta ko có đẻ ra thằng con nào tên là Trường Đại học Cần Thơ hết á, anh ta chỉ có đẻ ra 4 thằng con trai tên Trường Nông nghiệp, Trường Kinh tế, Trường Bách Khoa, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông; đẻ 1 đứa con gái là Khoa Giáo dục thể chất và 1 đứa con LGBT tên là Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, anh còn 2 đứa con rơi ở Hậu Giang và Sóc Trăng. Ngoài ra, hộ khẩu của anh ta ko có đứa con nào tên Trường Đại học Cần Thơ, bởi vì Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ chính là anh ta đó mà" - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 01:34, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nếu đã nâng cấp lên rồi thì nên đổi tên trường lại thành Đại học Cần Thơ mới đúng theo mô hình đại học quốc gia chứ? Còn Trường Đại học Cần Thơ thành tên đổi hướng về Đại học Cần Thơ vì căn bản Đại học Cần Thơ không có chi nhánh nào tên Trường Đại học Cần Thơ cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:40, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thân gửi 2 bạn @Nguyentrongphu và @Khả Vân Đại Hãn,
Là một người sống ở đồng bằng sông Cửu Long và nghiên cứu về mô hình giáo dục hơn 10 năm nay, tôi khẳng định hiện tại chỉ có Trường Đại học Cần Thơ. Cái gọi là Đại học Cần Thơ chỉ là cách gọi thuận miệng của dân gian, và càng không có cái gọi là Trường Đại học Cần Thơ trong Đại học Cần Thơ vì như chính các dẫn chứng bên trên thì Trường Đại học Cần Thơ còn đang phát triển thành Đại học Cần Thơ theo mô hình đại học quốc gia (nghĩa là hiện nay không có Đại học Cần Thơ). Tôi sẽ đưa vài luận điểm của tôi như sau:
  • Thứ nhất: Trường Đại học Cần Thơ (tôi sẽ gọi tắt là Trường) có quy mô và mô hình khác biệt từ lúc thành lập. Năm 1975, sau khi giải thể Viện Đại học Cần Thơ (tôi gọi tắt là Viện), Trường được thành lập. Theo mô hình phân tán ngành học (tức mỗi trường đại học chỉ đào tạo 1 lĩnh vực như Y khoa, Cơ khí, Mỏ,...) nên Trường đã bị tách hầu hết các khoa (trước 1975 gọi là phân khoa hoặc trường cao đẳng) như Luật, Văn về các trường khác ở Sài Gòn - Gia Định (sau này đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh) và chỉ còn lại 2 khoa Nông nghiệp và Sư phạm và tiếp tục thúc đẩy việc tách ra làm Trường Đại học Nông nghiệp và Trường Đại học Sư phạm nhưng được Hiệu trưởng bấy giờ là Phạm Sơn Khai đề nghị giữ nguyên (theo lịch sử phát triển có trong phòng Truyền thống của trường đặt trên tòa nhà điều hành tại khu II). Sau đó trường được phát triển theo mô hình đa ngành đa lĩnh vực theo văn bản từ chính phủ (văn bản này có thể xem lại ở phòng Truyền thống vì nó quá cũ để có trên mạng), khoa Y được thành lập theo kiểu "tiền trảm hậu tấu" - chuẩn bị cơ sở vật chất cùng đội ngũ giảng viên rồi mới mời lãnh đạo cơ quan quản lý ở trung ương về xem và duyệt theo kiểu chuyện đã rồi (sau này phát triển khoa này thành khoa Y Nha Dược rồi tách thành Trường Đại học Y Dược Cần Thơ). Đây là trường đại học duy nhất thời điểm đó được đào tạo đa ngành đa lĩnh vực chứ không đào tạo đa ngành đơn lĩnh vực như hầu hết các trường đại học cùng thời.
  • Thứ hai: Trường có tên tiếng Việt là Trường Đại học Cần Thơ nhưng tên tiếng Anh cùng quy mô tổ chức đã thực sự là một University theo cách nhìn của quốc tế vì trường áp dụng theo mô hình Viện đại học kiểu Hoa Kỳ. Tên gọi là vậy nhưng mọi người vẫn quen gọi là Đại học Cần Thơ (như cách gọi tất cả các trường đại học trên cả nước). Điều này sẽ làm những người không hiểu về mô hình của Trường trở nên bối rối khi tại sao nó lại như vậy.
  • Thứ ba: nếu bắt bẻ thì hầu hết các trang đổi hướng cho các trường đại học đều sai vì cả nước chỉ có 5 đại học thôi (Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TPHCM, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng), các trường còn lại (kể cả thành viên 5 đại học trên) chỉ là các trường đại học, trường đào tạo (theo luật mới), khoa, viện thôi. Nhưng mọi người du di theo kiểu đấy là cách gọi thường ngày.
  • Thứ tư: có một trường đại học đúng theo cách tôi nói ở trên có cả tên tiếng Việt lẫn tiếng Anh khớp theo mô hình kiểu Hoa Kỳ: Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Nghe An College of Economics, xem nội dung của quyết định 205/QĐ-TTg.
  • Thứ năm: các nội dung trên của bạn Khả Vân cũng cho thấy Trường Đại học Cần Thơ đang phát triển hướng đến việc nâng cấp thành Đại học Cần Thơ, tôi trích nguyên văn của thầy hiệu trưởng như sau: "GS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết, trường đang xây dựng đề án để phát triển thành ĐH Cần Thơ với mô hình tổ chức của ĐH công lập đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện đầy đủ quyền tự chủ" (xem chi tiết tại đây).
Tôi biết chắc chắn những ai nghe tôi phân biệt rõ ràng giữa Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau sẽ có sự nghi ngờ cũng như xem nó như trò đùa nhưng tại Việt Nam thì Trường Đại học và Đại học là khác nhau, Đại học là cấp trên của Trường đại học. Việc Trường Đại học Cần Thơ nó to lớn, nó quy mô và có tên tiếng Anh là một Đại học (University) không có nghĩa nó là Đại học. Mọi người chỉ đang du di lẫn nhau về cách gọi tên và về văn nói với văn viết.
Mong giải đáp được những vấn đề thắc mắc của các bạn. Các bạn cũng có thể đến Trường Đại học Cần Thơ làm khách và đi đến phòng Truyền thống của trường để biết thêm nhé.--Pk.over (thảo luận) 01:55, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

☑Y Tóm tắt vấn đề là hồi xưa có Trường Đại học Cần Thơ (college). Sau này, nó được nâng cấp lên thành Đại học Cần Thơ (university) theo mô hình đại học quốc gia. Do đó, Trường Đại học Cần Thơ đổi hướng về Đại học Cần Thơ là hợp lý vì căn bản Đại học Cần Thơ không có chi nhánh con nào tên là Trường Đại học Cần Thơ cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:47, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nguyentrongphu cái chuyện có đổi tên hay không đổi tên, và đổi tên thế nào không quan trọng ở đây. vấn đề ở đây là Pk.over hình dung về cái gọi là Đại học Cần Thơ khác với Trường Đại học Cần Thơ, và Trường Đại học Cần Thơ là nhánh dưới của Đại học Cần Thơ. bạn ấy khẳng định Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Cần Thơ là khác nhau. Đây mới là điểm chính cãi lộn - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 01:50, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tôi không thấy nhánh trên nhánh dưới gì cả. Trường Đại học Cần Thơ hiện giờ đã thành Đại học Cần Thơ. Xong, chốt vấn đề ở đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:53, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Khoan đã bạn ơi, Trường Đại học Cần Thơ hiện chưa thành Đại học Cần Thơ đâu, trường chỉ mới có chủ trương của Hội đồng trường về việc chuyển đổi này thôi, xem tại đây. Việc này chưa được cơ quan quản lý phê duyệt mà chỉ mới được ban giám hiệu trình lên Bộ giáo dục thôi. Việc phê duyệt có thể trong năm nay hoặc năm sau, nhưng không phải bây giờ.--Pk.over (thảo luận) 01:57, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tôi không có nói Trường Đại học Cần Thơ là nhánh dưới của Đại học Cần Thơ, mời bạn xem lại quan điểm của tôi trong các cuộc thảo luận nhé. Quan điểm của tôi là Trường Đại học Cần Thơ sẽ trở thành Đại học Cần Thơ vì đây là 2 cơ chế và mô hình khác nhau nhưng thời điểm hiện tại chỉ có Trường Đại học Cần Thơ thôi, chưa có cái gọi là Đại học Cần Thơ. Có chăng là cách gọi của mọi người truyền miệng theo thói quen.--Pk.over (thảo luận) 01:59, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Pk.over Vậy trong vòng 1-2 năm nữa khi chuyển đổi tên xong xuôi thì có nghĩa là -> Trường Đại học Cần Thơ sẽ được đổi tên thành Đại học Cần Thơ, rõ ràng chưa? Vậy tách ra làm 2 bài làm cái gì? Ở đây chỉ có duy nhất 1 trường học với hai tên gọi khác nhau, tên cũ (Trường Đại học Cần Thơ) và tên mới (Đại học Cần Thơ). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:05, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Cái bài Đại học Cần Thơ hiện tại trước đây là bài đổi hướng. Tôi nhờ các bảo quản viên xóa nó để tôi có không gian di chuyển bài Trường đại học Cần Thơ hiện tại nhưng bị từ chối vì tương lai đó chưa đến. Còn bài Đại học Cần Thơ (định hướng) là trang tôi tạo ra để định hướng giữa các bài với nội dung từ trang định hướng Đại học Cần Thơ vừa nêu.--Pk.over (thảo luận) 02:12, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Pk.over Vấn đề tôi thấy chả có gì hết. Tranh cãi lòng vòng cuối cùng lòi ra là một người hiểu một nẻo. Nói tóm lại là khi trường được đổi tên chính thức thì Trường Đại học Cần Thơ sẽ được di chuyển thành Đại học Cần Thơ. Trường Đại học Cần Thơ sẽ thành trang đổi hướng và trỏ đến bài Đại học Cần Thơ trong tương lai. Xong, kết thúc vụ việc ở đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:19, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
OK, đã rõ. Xin lỗi bạn Pk.over nhé - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 02:39, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Cám ơn bạn đã phản hồi. Tôi thì không thấy lỗi phải gì ở đây cả. Tôi với bạn đều có những quan điểm riêng. Vì xung đột nhau nên mới mang lên đây chứ. Làm ly cho thấm tình bạn hữu nào.--Pk.over (thảo luận) 02:43, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tranh luận rồi mới thấu hiểu nhau hơn. Từ đó, tình bằng hữu sẽ gắn thiết hơn. Thôi, cả nhà bắt tay làm hòa và kết tình huynh đệ nào. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:17, ngày 11 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Tech News: 2022-41

14:08, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)

ESEAP Conference 2022

Hội thảo ESEAP đang cần 1 ứng viên đại diện cho dự án tiếng Việt tham gia. Ai đi được xin liên hệ với tôi hoặc trực tiếp với meta:ESEAP Conference 2022/Organisers.  A l p h a m a  Thảo luận 14:33, ngày 10 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

☑Y Đã tìm được ứng viên. –  A l p h a m a  Thảo luận 08:26, ngày 14 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Ryder1992

Mời các bạn tham gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:26, ngày 14 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Mời

Ai có thời gian đọc bài này rồi cho ý kiến, để lâu quá rồi: Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Chủ nghĩa phục quốc Do Thái xét lại - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 12:25, ngày 15 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nhà khoa học Việt

Bài báo về việc một người ghi nhận lược sử các nữ khoa học gia ít được biết tới lên Wikipedia. Người ta thì được huân chương, còn Wiki nhà mình đăng lên về những người có đóng góp thì dán nhãn không nổi bật rồi xóa cho bằng sạch. Đến ngán ngẩm. – Squall282 (thảo luận) 23:30, ngày 16 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Squall282 Không rõ ý bạn là gì. Cái gì đủ nổi bật thì mới viết. Nhiều bài viết của người này đã bị xóa do không đủ đnb. Thế ý bạn là cứ cái gì cũng mang vào đây viết? – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:52, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chẳng biết bị xóa bao nhiêu, còn viết về người chắc tôi đăng tầm 2-3 bài gì đấy về mấy ông chết rồi. Đnb thì các vấn đề trong chuyên môn của tôi chắc cũng chỉ trong ngành biết thôi? Bạn hỏi được ai? – Squall282 (thảo luận) 13:33, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Wikipedia đã có hướng dẫn về độ nổi bật cho học giả, bạn đọc ở đây nhé: Wikipedia:Độ nổi bật (học giả). Nếu có gì khúc mắc, mời bạn ý kiến ở trang thảo luận của bài đó. –  Băng Tỏa  15:35, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tech News: 2022-42

MediaWiki message delivery 21:45, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Alwida Antonina Bajor

Một bài viết của cuộc thi Ba Lan. Nhờ mọi người ý kiến. – Là tôi Cần cố gắng hơn 16:47, ngày 17 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Updated copyright law of Vietnam and no more FOP?

Đang có thảo luận về điều 25 về luật bản quyền tác giả ở Commons, mời các bạn am hiểu về luật này tham gia ở đây.  A l p h a m a  Thảo luận 10:46, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Article 25. Exceptions for non-infringement of copyrights

1. The following cases of use of published works do not require permission, not requiring remuneration, but the name of the author and the origin of the work must be cited, including:

h) taking pictures and broadcasting works of fine art, architecture, photography, or applied art displayed in public places for presentation of such images, not for commercial purposes;

Theo điều 25h như thảo luận ở Commons, bất kỳ tác phẩm nào chụp nơi công cộng sẽ không xâm phạm quyền tác giả nếu không được sử dụng vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, điều này trái với quy định commons:Commons:Licensing, theo đó những tác phẩm phải được quyền sử dụng với bất kỳ mục đích gì, bao gồm mục đích thương mại, thể hiện tính tự do tối đa về mặt bản quyền. Chưa rõ, hình đã chụp dính vào trường hợp này có bị xóa đi hay không, và tương lai có khả năng 1 số lượng minh họa cho các tác phẩm công cộng sẽ không được phép tải lên Commons?  A l p h a m a  Thảo luận 16:55, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Em xin mạn phép réo tên các anh Tranminh360Vinhtantran, mời các tham gia thảo luận ạ nếu có hứng thú. –  Băng Tỏa  19:41, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chỉ một vài chữ được bổ sung ", không nhằm mục đích thương mại" (so sánh nội dung sửa đổi Điều 25, mục h, trong Luật sửa đổi 2009Luật sửa đổi 2022) mà có ảnh hưởng lớn đến Wikipedia đến thế. Đúng như @Alphama nói, không được sử dụng cho mục đích thương mại được xem là không đủ tự do cho Commons hoặc các dự án của Wikimedia. Theo tôi hiểu, trong Điều 4, khoản 1 của Luật sửa đổi 2022:

Điều 4. Quy định chuyển tiếp
1. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu còn thời hạn bảo hộ thì tiếp tục được bảo hộ theo quy định của Luật này.

có nghĩa là những tác phẩm đang được bảo hộ thì mới bị thay đổi cách bảo hộ theo luật sửa đổi, còn đang không được bảo hộ thì vẫn cứ tự do như trước. Vậy sự hạn chế quyền sử dụng thương mại chỉ được áp dụng cho những hình ảnh chụp từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 trở về sau. Những tác phẩm được chụp và công bố từ năm 2022 trở về trước không cần phải xóa, nhưng tác phẩm mới công bố sau năm 2022 sẽ không được tải lên nữa. – Tân (thảo luận) 20:07, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
 Ý kiến Có vẻ luật bản quyền của Việt Nam đang ngày một chặt chẽ hơn. Âu cũng là tín hiệu đáng mừng. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều đổi mới phù hợp với bối cảnh thời đại. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:08, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

Còn câu Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nói trong khoản 2 Điều 7 của Luật sửa đổi 2022 có nghĩa là Quốc kỳ và Quốc huy của Việt Nam được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải không? c:File:Flag of Vietnam.svgc:File:Emblem of Vietnam.svg là có bản quyền theo luật mới? Tranminh360 (thảo luận) 07:37, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Với những con người ở đây và cả sự quan tâm từ nhà nước với Wikipedia thì tôi nghĩ Wikipedia sẽ không đủ khả năng can thiệp với bất kỳ hình thức nào để có thể thay đổi điều này. Những gì có thể bây giờ là chụp nhiều hình nhất có thể và upload lên Wikipedia. –  A l p h a m a  Thảo luận 01:35, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chính vì sự quan tâm hời hợt của nhà nước VN tới Wikipedia nên nó vẫn thoải mái hoạt động ngoài khuôn khổ pháp luật sở tại, nếu được quan tâm "đúng mức" thì rất có thể phải dùng VPN mới vào được Wikipedia. Chuyện gì cũng phải đánh đổi. Cá nhân tôi thích sự quan tâm hời hợt này hơn. Đến khi chính quyền hiểu được cách thức hoạt động của dự án rồi thì rất nhiều khả năng họ sẽ cài người vào để phục vụ mục đích chính trị, nếu không đạt được mục tiêu đó thì họ sẽ dùng con bài cấm đoán (có thể như TQ). Cái nào cũng có hai mặt của nó (lợi và hại). Chưa chắc việc được chính quyền quan tâm, để ý nhiều hơn đã là tốt. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:59, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Tranminh360: Ngoài quốc ca ra, tại sao đó giờ ai cũng nghĩ là quốc kỳ và quốc huy không được bảo hộ bản quyền anh nhỉ?  Băng Tỏa  16:52, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quốc kỳ VN thì simple quá, con nít 3 tuổi cũng vẽ được. Quốc huy hầu hết xuất hiện nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nhà nước nên những người cho rằng quốc huy thuộc PVCC có lẽ cho rằng nó là một phần của văn bản pháp luật chăng. – Nguyenhai314 (thảo luận) 17:07, ngày 23 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quốc huy thường nằm trên tiền là nhiều nhất. Dang (thảo luận) 00:23, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tiền Việt Nam đang lưu thông hiện không đủ tự do, nhưng văn bản pháp luật thì có và nó thuộc PVCC, mà văn bản pháp luật thường có quốc huy, phần lớn là trên con dấu. Một ví dụ khác là chữ ký, xem c:File:Le Duan signature.svg. Rõ ràng Việt Nam không có quy định cụ thể về chữ ký (xem COM:SIG). Tuy nhiên trường hợp chữ ký Lê Duẩn được trích từ văn bản pháp luật, nên chữ ký của ông này cũng thuộc một phần của văn bản pháp luật đó, do đó nó thuộc PVCC. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:45, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Câu Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca được thêm vào khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ là do vụ tắt tiếng Quốc ca Việt Nam trên YouTube. Tôi nghĩ ý đồ của người làm luật là muốn ngăn chặn các vụ việc tương tự (không được tắt tiếng Quốc ca Việt Nam vì lý do bản quyền), chứ vụ này chẳng liên quan gì đến Quốc kỳ và Quốc huy cả. Nhưng với cách diễn đạt Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì thành ra Quốc kỳ và Quốc huy Việt Nam cũng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn (!). Còn bài Tiến quân ca thì theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2022 thì nó rơi vào phạm vi của Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước, khoản 1, điểm b: 1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp sau đây: b) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu ​quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cho Nhà nước (chủ sở hữu quyền tác giả là gia đình nhạc sĩ Văn Cao chuyển giao quyền tác giả cho Quốc hội, Quốc hội giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý), mà khoản 4 của Điều 42 lại quy định 4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nghĩa là sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước thì phải trả tiền bản quyền. Do đó có thể Chính phủ Việt Nam sẽ thu tiền bản quyền bài Tiến quân ca từ năm 2023 (cần chờ xem Nghị định hướng dẫn của Chính phủ). Tranminh360 (thảo luận) 04:14, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mà bài Tiến quân ca được gia đình nhạc sĩ Văn Cao chuyển giao quyền tác giả cho Nhà nước vào năm 2016, trước thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có hiệu lực nên có thể quy định về biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trong khoản 4 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 không áp dụng đối với trường hợp này (không hồi tố). Tranminh360 (thảo luận) 07:47, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quyền tác giả bài Tiến quân ca nay thuộc về nhà nước có liên quan đến bản quyền bài nhạc không anh nhỉ. Bản quyền sẽ hết vào ngày 1 tháng 1 năm 2046 (vì Văn Cao mất năm 1995) hay là không? –  Băng Tỏa  15:07, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 quy định: 1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này và cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì thuộc về công chúng. 2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả, người biểu diễn quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bài Tiến quân ca vẫn sẽ thuộc về công chúng vào ngày 1 tháng 1 năm 2046 khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Luật mới bổ sung thêm bản ghi âm thuộc về công chúng, bản ghi âm bài Tiến quân ca trên website Chính phủ được công bố năm 2006 sẽ thuộc về công chúng vào ngày 1 tháng 1 năm 2058 (thời hạn bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm bản ghi âm được công bố). Tranminh360 (thảo luận) 02:38, ngày 25 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Như vậy không giống như các tác phẩm của chính phủ Hoa Kỳ (hoặc do chính phủ Hoa Kỳ phát hành) nhưng được quy định rõ ràng là thuộc về phạm vi công cộng, các tác phẩm kiểu này ở Việt Nam như bài Tiến quân ca (mình hiểu là ca từ + nhạc phổ, và các bản thu âm do nhà nước phát hành) lại không hề được quy định về phạm vi công cộng rõ ràng như vậy, phải không? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:23, ngày 28 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

@MeigyokuThmn: Đúng vậy. Chính phủ phải chủ động tuyên bố thuộc PVCC thì tác phẩm đó mới thuộc PVCC, còn không thì phải chờ nó hết hạn bảo hộ. Bên Commons còn có tiết mục này: một số người cứ thấy chính phủ Hoa Kỳ quy định thuộc PVCC cái gì thì ảo tưởng là VN cũng thế mà không chịu tìm hiểu kỹ càng, đánh đồng mọi thứ làm tuần tra viên chạy theo dọn đến phát mệt.  Băng Tỏa  15:50, ngày 29 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Lạm bàn qua vụ tắt tiếng quốc ca trên YouTube một chút vì nó là căn nguyên cho điều khoản này. Em nghĩ vụ đó mà đem ra tòa thì tòa sẽ thiên về bên công ty thu âm hơn. Luật quy định là các bản ghi âm đều được bảo hộ bản quyền và ai muốn dùng bản thu âm cho mục đích thương mại thì phải xin phép từ trước + trả tiền. Đơn vị phát sóng biết rõ điều này và không muốn trả tiền hoặc chưa kịp xin phép bên thu âm cho nên mới tắt tiếng. Họ làm vậy cho chắc ăn để bảo toàn doanh thu từ số lượt view trên YouTube. Còn điều khoản mới của luật "không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng" quốc ca dù gì cũng không thể đạp lên (override) quyền sở hữu trí tuệ được (dùng bản thu âm của người ta để thu lợi thì phải xin phép + trả tiền, chưa kịp xin phép thì khỏi dùng). Vụ này mà ra toà thì em đoán là tòa sẽ tìm cách hòa giải, bên đơn vị phát sóng hoặc bất kỳ ai muốn dùng quốc ca thoải mái chỉ cần kiếm một bản thu không đòi trả tiền + không cần giấy phép là được. Vậy là chiều lòng được cả 2 bên. –  Băng Tỏa  14:49, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa: Tôi phát hiện ra c:File:National Anthem of Vietnam.ogg lại được tải lên Commons rồi. Tập tin này đã bị xóa nhiều lần trước đây (c:Commons:Deletion requests/File:United States Navy Band - Tiến Quân Ca.ogg, c:Commons:Deletion requests/Files in Category:Tiến Quân Ca, c:Commons:Deletion requests/File:Tien-Quan-Ca.ogg). Cứ xóa đi rồi lại có người tải lên, tạo thành một cái vòng luẩn quẩn. Tranminh360 (thảo luận) 05:45, ngày 25 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Tranminh360: Em tưởng bản thu âm này không sao vì người chơi nhạc, thu âm và phát hành là Navy Band (một dạng văn công quân đội) của Hải quân Hoa Kỳ. –  Băng Tỏa  15:11, ngày 25 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Mời bạn xem c:Commons:Undeletion requests/Archive/2021-02#File:United States Navy Band - Tiến Quân Ca.ogg. Tập tin này đã từng bị xóa theo c:Commons:Deletion requests/Files in Category:Tiến Quân Ca và các BQV trên Commons từ chối phục hồi nó vì bài hát không thuộc phạm vi công cộng mà vẫn do Nhà nước Việt Nam giữ bản quyền (ý kiến của BQV c:User:Nat: And as such the work is still under copyright and the copyright is held by the State and the National Assembly -- very much not in the public domain.) Tranminh360 (thảo luận) 03:17, ngày 26 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Tranminh360: Nhưng đó là về bài nhạc, không phải bản thu âm, đây là 2 thứ khác nhau. Bài nhạc là thứ vô hình (tồn tại dưới dạng khuông nhạc và lời) còn bản thu âm là thứ hữu hình. Người sản xuất ra bản thu âm phải cũng phải có quyền tác giả với bản thu âm của mình chứ, và cái này độc lập với bài nhạc. Cho nên bản quyền bài nhạc có thể do nhà nước giữ nhưng quyền tác giả và bản quyền thu âm phải là do Navy Band giữ. Biết đâu Navy Band đã mua bản quyền để được sản xuất bản thu âm, rồi sau đó tự phát hành ra public domain. Nói thêm về phân biệt rạch ròi giữa bài nhạc và bản thu âm, trang này có giải thích, hoặc search từ khóa "musical works vs sound recordings" trên Google cũng ra. Một ví dụ nổi tiếng về 2 thứ này là vụ tranh cãi quyền sở hữu tác phẩm của Taylor Swift. Swift là tác giả của các ca khúc do mình viết ra nhưng không nắm bản quyền các bản thu âm vì đã lỡ ký hợp đồng cho phép cty quản lý nắm toàn bộ bản quyền (lưu ý chỉ là nắm bản quyền các bản thu âm, chứ quyền tác giả một ca khúc luôn mặc định thuộc về người sáng tác, tức là Swift). Cho nên sau đó Swift mới phải thu âm lại toàn bộ tất cả các ca khúc của mình. Một khi đã thu xong rồi thì cô ấy có toàn quyền dùng các bản thu âm mới này theo ý mình, nếu muốn thì tự phát hành vào public domain cũng được nữa. Tức là, theo như em hiểu từ vụ kiện đó thì ai thu âm sẽ là người nắm quyền tác giả và bản quyền mới với bản thu âm đó, không liên quan gì đến người sáng tác bài nhạc nữa, miễn là hồi đầu có xin phép + trả tiền đàng hoàng hay thỏa thuận gì gì đó bằng hợp đồng. Người không hiểu gì về luật bản quyền sẽ tưởng là Swift nghiễm nhiên sở hữu cả các bản thu âm, không có, Swift cũng nhờ đến luật sư rồi mà không được, bút sa thì gà chết thôi. –  Băng Tỏa  17:35, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Biết đâu Navy Band đã mua bản quyền để được sản xuất bản thu âm, rồi sau đó tự phát hành ra public domain --> Không đâu bạn, United States Navy Band thuộc chính quyền liên bang Hoa Kỳ mà luật bản quyền Hoa Kỳ quy định các tác phẩm của chính quyền liên bang Hoa Kỳ không được bảo hộ bản quyền nên chúng thuộc phạm vi công cộng (xem 17 U.S. Code § 105 - Subject matter of copyright: United States Government works: (a) In General.— Copyright protection under this title is not available for any work of the United States Government, but the United States Government is not precluded from receiving and holding copyrights transferred to it by assignment, bequest, or otherwiseen:Copyright status of works by the federal government of the United States). Tranminh360 (thảo luận) 02:52, ngày 28 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Review period on the revised Enforcement Guidelines for the Universal Code of Conduct closed

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Dear Wikimedians,

Thank you for participating in the review of the Revised Enforcement Draft Guidelines for the Universal Code of Conduct (UCoC). The UCoC project team and the UCoC Enforcement Guidelines Revisions Committee appreciate you all taking the time to discuss the guidelines, suggest changes, and ask questions.

This community review period lasted from 8 September 2022 to 8 October 2022.

Over the past four weeks, the UCoC project team has collected valuable community input from various channels, including three conversation hours sessions, where Wikimedians could get together to discuss the revised UCoC Enforcement Guidelines.

The Revisions Committee will review community input when they reconvene in the second week of October 2022. The UCoC project team will support them in providing updates as they continue their work and will continue to inform the community about all important developments and milestones as the Committee prepares the final version of the UCoC Enforcement Guidelines that is currently scheduled for a community-wide vote in mid-January of 2023.

On behalf of the UCoC Project Team,

RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 10:48, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bài cần hợp nhất

Cho phép mình hợp nhất 3 bài Chiến tranh Kim–Tống (1162–1164);Chiến tranh Kim–Tống (1206–1208)Chiến tranh Kim–Tống (1217–1223) vào bài Chiến tranh Kim – Tống --D.Thiên (thảo luận) 13:19, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

@D.Thiên: Bạn cần nêu lý do. Dang (thảo luận) 13:57, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
tại vì có người yêu cần hợp nhất nên tôi đã nghiêm cứu để xem có nhất thiết hợp nhất không và tôi thấy có thể hợp nhất. --D.Thiên (thảo luận) 14:09, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Không cần thiết, các bài con có lý do của nó, như để chi tiết hóa các chủ đề. Trường hợp này thì không cần hợp nhất khi bài viết chính là một chủ đề lớn. Dang (thảo luận) 14:15, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
ok bạn --D.Thiên (thảo luận) 14:25, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Mời

Mời mọi người xem xét Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Audie Murphy - Nhậu không? (làm ly nữa nè) 17:17, ngày 20 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tech News: 2022-43

MediaWiki message delivery 21:22, ngày 24 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Vấn đề đặt tên bài viết

"Type" hay "Mẫu"

Đối với các bài viết về vũ khí và phương tiện chiến đấu hiện có trên Wikipedia tồn tại song song hai cách đặt tên là "Type" và "Mẫu". Có lẽ sự khác biệt này bắt nguồn ở người tạo bài (giống nhà và Nhà). Do đó mời mọi người cho ý kiến và đề xuất nhằm tránh gây tranh cãi về sau, thảo luận này diễn ra trong vòng 21 ngày kể từ ngày bắt đầu thảo luận. Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 11:19, ngày 30 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Type
  •  Đồng ý Mình thiên về cách đặt tên này nhất. Có nhiều bài báo tiếng Việt đều mô tả vũ khí, phương tiện chiến đấu với tên "Type" chứ không phải "Mẫu". Dưới đây là các dẫn chứng mình tìm đượcː

Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 11:19, ngày 30 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Mẫu
Ý kiến

"Rocket" hay "Rốc két"

Vấn đề sử dụng cách viết "rocket" hay "rốc két" vẫn chưa được thống nhất cả trong cách đặt tên lẫn trình bày nội dung bài viết. Do đó mời mọi người cho ý kiến và đề xuất nhằm tránh gây tranh cãi về sau, thảo luận này diễn ra trong vòng 21 ngày kể từ ngày bắt đầu thảo luận. Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 11:19, ngày 30 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Rocket
  •  Đồng ý Mình thiên về cách đặt tên này nhất. Có nhiều bài báo tiếng Việt đều sử dụng cách viết "rocket" chứ không phải "rốc két". Dưới đây là các dẫn chứng mình tìm đượcː

Bonsaihoathuan2016 (thảo luận) 11:19, ngày 30 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Rốc két
Ý kiến
  •  Ý kiến Rocket với rốc két là hai cách viết khác nhau của cùng một từ, viết thành rocket là viết theo nguyên tắc từ nguyên, viết rốc két là theo nguyên tắc âm vị. Chính tả tiếng Việt còn loạn trong cách viết từ ngữ phiên âm từ tiếng nước ngoài. Thực tế nó như thế thì cũng đành phải theo thế thôi. Ai thích dùng kiểu nào thì dùng kiểu đó thôi, chỉ cần giữ cho cách viết trong toàn bài nó nhất quán với cách viết trong tên bài là được. Judspug (thảo luận) 06:37, ngày 31 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Không có chuyện ai thích viết kiểu nào thì viết. Đây không còn đơn thuần dạng như lợn vs heo. Ví dụ, vụ nhà vs Nhà -> cộng đồng vẫn đã thống nhất 1 phương án. Cách đặt tên hóa học đó giờ cũng có nhiều cách viết khác nhau loạn xạ -> cộng đồng cũng đã thống nhất 1 phương án. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:10, ngày 31 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Thế thì bạn chưa nếm mùi lộn xộn của danh pháp hóa học trên Wikipedia này rồi. Một thời kinh hãi vì chưa có tiêu chuẩn đặt tên, thế hệ mới - thế hệ cũ dẫm chân lên nhau loạn xạ. Danh pháp sách giáo khoa mới còn loạn xạ chán, thầy cô mông lung, học sinh hoảng loạn. Không rõ sau này có phải gõ lại sách và dùng danh pháp theo TCVN không. – — Dr. Voirloup💬 15:24, ngày 1 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Chỉ nên dùng tự do nếu bắt buộc phải viết đúng theo nguồn, như trích lại một câu nói, hay một câu văn, câu thơ của một tác phẩm. Còn không thì cứ nên thống nhất cho dễ quản lý. Dang (thảo luận) 16:04, ngày 1 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Ý kiến chung

Tech News: 2022-44

MediaWiki message delivery 21:15, ngày 31 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Về các không gian tên "giả" trên Wikipedia tiếng Việt

Xin chào, vào ngày 2/11/2022 đã có một IP vô danh tạo các trang với tiền tố CTT (Cổng thông tin) và khi tôi kiểm tra đầy đủ thì thấy tiền tố này đã được sử dụng khá lâu trước đó (từ năm 2010 bởi Porcupine nhưng thành viên này dường như đã rời Wiki). Ngoài ra bên Wikipedia tiếng Anh cũng đã có quy định về các không gian tên "giả"/không gian tên được viết tắt tại trang en:WP:PNS. Hiện tại tôi muốn hỏi ý kiến của mọi người về việc có nên tạo các không gian tên "giả" trong Wikipedia tiếng Việt hay không và thảo luận sẽ diễn ra trong 14 ngày (kể từ ngày bắt đầu). Các không gian tên "giả" sẽ bao gồm:

  • CTT dành cho Cổng thông tin
  • T dành cho Thể loại
  • G dành cho Trợ giúp
  • B dành cho Bản mẫu
  • CNBS dành cho Cẩm nang biên soạn

Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 12:52, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

@CookieGMVN: Bạn cần thêm một bảng ví dụ cho mọi người nắm bắt, khi đó người ta dễ hiểu câu chuyện đang nói đến là gì. Dang (thảo luận) 13:30, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest bảng ví dụ như thế nào nhỉ? Tôi chưa hiểu ý anh lắm. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 13:31, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@CookieGMVN: en:WP:PNS là của bên enwiki. Còn bên mình chưa có mã không gian tên giả chính thức nào, bạn cần đề xuất rõ ràng có những KGTG nào ở đây, gồm CTT hay còn cái nào khác. Bảng ví dụ thì có lẽ không, chỉ cần liệt kê là ok. Dang (thảo luận) 13:34, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest ☑Y đã bổ sung. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 13:39, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Giải thích thêm Nói chung là cái này dùng để làm liên kết tắt, ví dụ: CTT:SH sẽ được chuyển hướng đến Cổng thông tin:Sinh học chẳng hạn, như enwiki thì "P:BIO" chuyển về Portal:Biology. Dang (thảo luận) 15:51, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đồng ý

Phản đối

 Chưa đồng ý "CTT" thì được, còn lại đang có vấn đề.

- Sắp đổi tênNhắn tin 15:05, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Có lẽ CTT nên là viết tắt của Namespace "Cổng thông tin" và cho nó tự động chạy đến "Cổng thông tin:" giống như "WP:" khi truy cập thì hiển thị là "Wikipedia:". Sắp đổi tênNhắn tin 15:10, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Vanhdeeptryy Đã fix, mời bạn xem lại.Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:10, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chưa kể các định danh của Wiki ngôn ngữ khác không vướng víu gì lắm, vì Wikipedia nếu muốn liên kết liên Wiki thì phải thêm :<định danh>:<tên trang> chứ không phải chỉ mỗi <định danh>:<tên trang>. Chưa kể tới việc Wiki còn phân biệt hoa thường giữa các không gian tên. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:13, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Vậy bạn giải thích sao về cái nàyWp:tncbqv, Wt:tw? Vui lòng mở xem mã nguồn. Sắp đổi tênNhắn tin 15:15, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Vanhdeeptryy mời bạn xem [98]. Còn về phần WikiTL, không phải là bạn dùng [[:TL:Vietnam]] hay sao? — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:16, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
tôi khi đánh wp:tncbqv lên hộp tìm kiếm của Wiki vẫn tự đổi hướng sang TNCBQV như thường. – Sắp đổi tênNhắn tin 15:17, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Vanhdeeptryy tính năng autocorrect của search box. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:28, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@CookieGMVN: Nếu bạn check thử mã [[TL:HOME]], [[TG:HOME]], [[BM:HOME]] thì nó không hiện ra gì, có thể do xung đột thật dù không có hai chấm ở đầu. Nghĩa là cần tránh các cụm này ra. Dang (thảo luận) 15:18, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest nãy tôi cũng có liên kết sang Steward request bằng meta: mà không được, phải dùng :meta: mới hiện. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:21, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@CookieGMVN: Hình như trước giờ phải viết :meta hay :m mà. Cơ mà cái này thuộc về nhóm "Interwiki and interlanguage links", không phải "Pseudo-namespaces". Hai nhóm có lẽ xung đột nên không được trùng. Dang (thảo luận) 15:23, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest tuy nhiên nếu anh cầm cục TL:HOME lên search box rồi nhấn enter thì nó sẽ chuyển hướng anh sang WikiTL. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:24, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@CookieGMVN: Giờ túm lại là cần chọn cái khác "TL", "TG", "BM". Nếu gõ "TL:HOME" mà nhảy qua wiki khác thì đương nhiên không hợp lý rồi. Theo tôi là đổi thành "T", "G" và "B". Dang (thảo luận) 15:30, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest thế thì trùng với thể loại và trợ giúp. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:32, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@CookieGMVN: Đại khái vậy, chứ mấy cái "TL", "TG", "BM" thì cũng đâu dùng được. Bạn gõ [[TL:HOME]] trong mã nguồn thì không hiện nè, rồi search thì nhảy qua wiki khác. "L" cho thể loại cũng được. "G" là giúp, cũng hợp lý. Dang (thảo luận) 15:34, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Plantaest thống nhất như vậy đi, để tôi sửa lại đống kia. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:46, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Hiện tại thì tôi không chắc chúng ta có hiểu cùng một vấn đề hay không, bạn thử check lại các trường hợp sử dụng nhé. Dang (thảo luận) 15:39, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Giờ mới bắt đầu rối tung lên đây. Search box thì dùng được in hoa/thường, liên kết ngôn ngữ các thứ mà soạn thảo thì nghỉ khỏe. — Tôi là Cookie hay là Cúc ki nhỉ? ( ̄~ ̄;) 15:23, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Invitation to attend “Ask Me Anything about Movement Charter” Sessions

Hello all,

During the 2022 Wikimedia Summit, the Movement Charter Drafting Committee (MCDC) presented the first outline of the Movement Charter, giving a glimpse on the direction of its future work, and the Charter itself. The MCDC then integrated the initial feedback collected during the Summit. Before proceeding with writing the Charter for the whole Movement, the MCDC wants to interact with community members and gather feedback on the drafts of the three sections: Preamble, Values & Principles, and Roles & Responsibilities (intentions statement). The Movement Charter drafts will be available on the Meta page here on November 14, 2022. Community wide consultation period on MC will take place from November 20 to December 18, 2022. Learn more about it here.

With the goal of ensuring that people are well informed to fully participate in the conversations and are empowered to contribute their perspective on the Movement Charter, three “Ask Me Anything about Movement Charter" sessions have been scheduled in different time zones. Everyone in the Wikimedia Movement is invited to attend these conversations. The aim is to learn about Movement Charter - its goal, purpose, why it matters, and how it impacts your community. MCDC members will attend these sessions to answer your questions and hear community feedback.

The “Ask Me Anything” sessions accommodate communities from different time zones. Only the presentation of the session is recorded and shared afterwards, no recording of conversations. Below is the list of planned events:

  • Asia/Pacific: November 4, 2022 at 09:00 UTC (your local time). Interpretation is available in Chinese and Japanese.
  • Europe/MENA/Sub Saharan Africa: November 12, 2022 at 15:00 UTC (your local time). Interpretation is available in Arabic, French and Russian.
  • Latin America/North America/ Western Europe: November 12, 2022 at 15:00 UTC (your local time). Interpretation is available in Spanish and Portuguese.

On the Meta page you will find more details; Zoom links will be shared 48 hours ahead of the call.

Call for Movement Charter Ambassadors

Individuals or groups from all communities who wish to help include and start conversations in their communities on the Movement Charter are encouraged to become Movement Charter Ambassadors (MC Ambassadors). MC Ambassadors will carry out their own activities and get financial support for enabling conversations in their own languages. Regional facilitators from the Movement Strategy and Governance team are available to support applicants with MC Ambassadors grantmaking. If you are interested please sign up here. Should you have specific questions, please reach out to the MSG team via email: [email protected] or on the MS forum.

We thank you for your time and participation.

On behalf of the Movement Charter Drafting Committee,

RamzyM (WMF) & VChang (WMF) 13:54, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

ESEAP Conference 2022 (2)

Thảo luận Thành viên:Diepaplpg19 Tôi không hiểu tại sao 1 tv gần như có 0 sửa đổi lại được Alphama chọn đi tham dự ESEAP 2022 đại diện cho cộng đồng Wikipedia Vi. Nếu như không có ai chịu đi thì suất nên để trống chứ chọn đại 1 người nào đó hoàn toàn không phải là thành viên Wikipedia Vi đi du lịch free là như thế nào? Mời thành viên:Alphama giải thích cho thỏa đáng. Tôi tin rằng cộng đồng sẽ rất bất bình về chuyện này. Tài khoản này được tạo ra chỉ với 1 mục đích đi du lịch ESEAP miễn phí (bao ăn, ở, vé máy bay và vân vân). Tạo ra tk xong ngay lập tức đăng ký đi dự hội thảo ESEAP mặc dù có gần như là 0 sửa đổi. Đây có thể gọi là hành vi lạm dụng công quỹ cho mục đích tư lợi. P/S: nếu là tài khoản phụ của ai đó thì cần phải ghi rõ ràng là tk phụ của ai theo đúng như quy định hiện hành của Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:33, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tôi đọc thì phải điền đơn để "đăng ký học bổng", bên Meta duyệt theo một số tiêu chí, rồi mới cấp tiền cho đi. Cũng có khả năng tài khoản này phá hoại trang m:ESEAP Conference 2022/Participants, tự thêm mà thực tế là bên Meta chưa duyệt. Dang (thảo luận) 22:09, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nếu vậy thì phải để Alphama xác nhận cái đã. Nếu đây là hàng fake thì tôi sẽ xóa tên ở bên Meta. Phá hoại mà không có ai lùi? Hơi đáng nghi đó nha. Tôi nghĩ đây là người được Alphama chọn để đại diện cho Wikipedia Vi đi dự hội thảo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:07, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Tôi không rõ quy trình lắm, hơi đáng nghi. Chờ xác nhận hoặc hỏi ban tổ chức vì sao duyệt cho người này đi, trong khi tiêu chí là không hẳn dễ ("dựa trên sự ảnh hưởng xuyên suốt phong trào", "nêu bật những nỗ lực của bạn và cung cấp các liên kết tới các trang sự kiện và báo cáo"). Một khả năng khác là do Alphama rủ bạn hay người thân đi chung cho đỡ chán. Dang (thảo luận) 06:32, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Dang Ặc, "rủ bạn hay người thân đi chung cho đỡ chán" -> nếu là thật thì đây là hành vi lạm dụng công quỹ với mục đích tư lợi. Nếu chuyện này là thật, tôi thiết nghĩ cần mở 1 vụ BTN. Tầm nghiêm trọng của vấn đề ngang với tội biển thủ của Tuanminh. Sau 1 năm mới ói tiền ra = vẫn là tội biển thủ nhé. Ví dụ, ông X biển thủ, và 1 năm sau, ông X bị công an bắt và ép phải ói tiền ra -> ông X ói tiền ra rồi -> vẫn mang tội biển thủ như thường. Không phải ói tiền ra là hết tội danh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:13, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Ban đầu tôi không nghĩ nghiêm trọng vậy, chắc do Alphama thấy chán quá nên rủ đi chơi và giao lưu cho vui. Có thể người này hiện chưa là thành viên tích cực và có "ảnh hưởng đến phong trào", nhưng có thể ngoài đời họ đã có hoạt động gì đó liên đới đến Wikipedia, như là một giảng viên tiên tiến hướng dẫn sinh viên viết dịch bài cho Wikipedia mà chúng ta không hay biết, và quan trọng là người này chứng minh được đóng góp này nên ổng hay bả được Meta duyệt. Hoặc cũng có thể là một người thầm lặng đã donate nhiều năm cho Wikimedia, nay mong muốn đi giao lưu để tìm hiểu cách website này hoạt động. Nghĩ rộng ra thì có rất nhiều cách thầm lặng đóng góp cho Wikipedia mà không cần tạo tài khoản hay ra mặt. Nhưng dù sao thì nó cũng hơi kỳ nếu đăng ký đi theo cách này. Dang (thảo luận) 17:21, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Dang "chắc do Alphama thấy chán quá nên rủ đi chơi và giao lưu cho vui" -> ai cho phép làm trò này? Muốn mời bạn thân hay gia đình đi chung cho vui thì tự bỏ tiền túi ra mà đi. Đây là hành vi lạm dụng công quỹ trắng trợn nếu có xác minh. "Quan trọng là người này chứng minh được đóng góp này nên ổng hay bả được Meta duyệt" -> Alphama có 2 suất auto nên đóng góp của 2 suất này không cần phải được duyệt (mời đọc phần của Bluetpp). Một người chưa bao giờ đăng ký làm thành viên Wikipedia và có 0 sửa đổi thì chả có lý do xứng đáng dành suất đi Úc hội họp cả. Người đó chỉ tạo tk với một mục đích duy nhất là đi du lịch Úc. Đi về xong thì chắc chắn cũng bỏ Wikipedia vĩnh viễn giống như các quán quân cuộc thi Ba Lan ba năm liền (xả rác xong rồi ôm 46 triệu rồi bỏ Wikipedia vĩnh viễn). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:37, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Vậy chờ xác nhận, (1) là từ người trong cuộc (hiện Diepaplpg19 đang cho bạn ăn bơ no nê, chả biết sao), (2) là từ bên tổ chức. Dang (thảo luận) 17:39, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Dang Alphama là người trong cuộc nhưng hiện cũng đang trốn -> rất khả nghi. Alphama có thể xác nhận đây là hàng fake nhưng không lên tiếng? Tôi sẽ qua bên Meta dò hỏi cho ra chân tướng của sự việc. Nếu được xác nhận thì đây là hành vi "tham ô" theo đúng nghĩa đen (cực kỳ nghiêm trọng). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:54, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Tôi không chắc chuyện gì đã xảy ra, nhưng vẫn có thể có trường hợp như tôi nói là có đóng góp âm thầm. Tùy bạn. Dang (thảo luận) 17:57, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Dang Đóng góp âm thầm -> tôi không kiểm chứng được. Nói vậy thì ai cũng nói được. Tham ô xong rồi nói nhà tôi có đóng góp âm thầm, các anh không thấy được nên không biết đấy thôi -> không có ma nào kiểm chứng được hết. Giả sử tôi xác nhận rõ ràng bên Meta xong. Trước mắt, cái tôi thấy là 1 hành vi tham ô trắng trợn. 1 người có 0 sửa đổi và chưa bao giờ tạo tk được Alphama chọn để đi du lịch Úc free với cái mác là hội họp. Nếu có oan ức gì thì Alphama có thể thanh minh trước mặt cộng đồng ở khu vực BTN. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:01, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thành viên này tự nhận mình đại diện Wikimedia Vietnam, nhưng tổ chức/chi nhánh này chưa từng tồn tại. Nhóm người dùng có liên hệ gần nhất với viwiki là m:Vietnam Wikimedians User Group; tuy m:Wikimedia Vietnam đổi hướng đến trang của nhóm nhưng không thể đánh đồng hai tổ chức này là một, vì chúng không cùng phạm vi hoạt động và vai trò.
Một chi tiết nhỏ: Thành viên Diepaplpg19 có vẻ đặc biệt quan tâm đến Trường Đại học Văn Lang và đã sửa nội dung về chủ thể này ở cả viwiki và enwiki.
Danh tl 17:04, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nay 4/11, thành viên đã có sửa đổi, nhưng không phản hồi gì. Nói chung là mờ ám. Cái "Wikimedia Vietnam" có lẽ Diepaplpg19 viết theo Alphama, xem danh sách m:ESEAP Conference 2022/Participants. Dang (thảo luận) 17:13, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
2 cái đó là 1 thôi = cái UG của Alphama. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:37, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

https://meta.wikimedia.org/w/index.php?title=ESEAP_Conference_2022%2FParticipants&type=revision&diff=23952392&oldid=23939618

Nhanxetveban (thảo luận) 09:04, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nếu là Alphama đề cử thì không cần duyệt. Trước đó tôi cũng không cần duyệt. – Tiểu Phương 話そう! 09:26, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Hình như là vì bạn đi theo diện WMF, chứ như tôi thì vẫn phải step-by-step thôi Nhac Ny Talk to me ♥ 09:40, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412 Không phải, mà là Viwiki nghiễm nhiên dc 2 suất, nếu bạn đi theo 2 suất đó thì không cần phải duyệt nhé. Còn ngoài 2 suất đó ra mới phải duyệt. Còn 2 suất đó bên họ có đảo qua profile không thì tôi không biết, nhưng như tôi vừa rồi thì không phải apply gì cả (có thể do bản thân tôi đã là admin rồi chăng?) – Tiểu Phương 話そう! 10:46, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Tôi nhớ Alphama có nói là bạn và bạn ấy đi thì ko cần điền form xin "học bổng", chỉ cần mail là được rồi. Maybe chỉ áp dụng cho 2 bạn? Nhac Ny Talk to me ♥ 21:35, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nhìn trang của Bluetpp ở Meta thì chắc không cần duyệt hồ sơ làm gì cho mất công, cũng như tôi vậy thôi. –  A l p h a m a  Thảo luận 23:59, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Không có ý gì, nhưng mình nghĩ chắc vấn đề cũng đơn giản thôi, có thể là thành viên biết sự kiện qua trang thảo luận cộng đồng này, rồi ngây ngô tưởng muốn tham gia sự kiện thì chỉ cần tự điền tên vào trang danh sách trên vậy, chứ chưa có hiểu biết gì lắm về cách thức tham dự cụ thể (như là phải đăng ký form, vé bay, tiền sinh hoạt các kiểu). Như mình thấy các sửa đổi của tài khoản này có phần nhiều là ở mấy bài về mảng điện ảnh, truyền hình Việt Nam, toàn thêm máy móc mấy thông tin vào bài, có vẻ là copy paste; thi thoảng mình tuần tra nhóm bài diễn viên, danh sách phim, mình cũng gặp phải những bạn hay copy kiểu viết của mình sang các bài khác tương tự thế nhưng đúng hay không thì chưa biết, cái đó thì ai quản lý được. Nguyenmy2302 (thảo luận) 19:02, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nguyenmy2302 Tôi sẽ qua bên Meta xác nhận. Nếu chỉ là hàng fake (tự điền tên chứ không được đi) thì sự việc sẽ kết thúc trong êm đẹp, còn nếu trường hợp còn lại xảy ra thì tôi e rằng sẽ có chuyện lớn xảy ra vì tính chất nghiêm trọng của sự việc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:16, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chào các bạn, tôi thấy cần nêu rõ 1 số vấn đề vì 1 số bạn hiểu sai về hội thảo ESEAP cũng như cách tham gia:

  • Thứ nhất, hội thảo này nhằm kết nối các Wikimedian trong khu vực các nước Đông, Đông Nam Á và Thái Bình Dương với nhau. Những hội thảo kiểu này chỉ có liên hệ chủ yếu với Wikimedia (Meta) và chỉ có vai trò kết nối với người dùng khu vực này. Ở đây, xin nhắc lại mỗi nhóm người dùng ở các nước sẽ tham gia hoặc những người dùng tự do được tham gia với tư cách independent (như tôi hồi tham gia lần đầu). Theo đó, hội nhóm người dùng và wiki các dự án là độc lập nhau, cái này tôi đã nêu rồi, nhưng không hiểu sao nhiều bạn lại hiểu viwiki và nhóm có liên hệ nhau hoặc bất cứ 1 hội thảo nào ở Meta có liên hệ nhau. Việc độc lập nhau ở đây để tránh khỏi viwiki hay bất cứ wiki nào khác bị mượn danh nghĩa hoạt động, xin tài trợ, lạm dụng ý đồ khác.
  • Thứ hai, tôi đã thông báo về hội thảo ESEAP này công khai nhiều lần, Ramzy cũng công khai ở nhóm FB để tìm kiếm các ứng viên mới tham gia. Lần đầu [99], tôi đã định thẳng những cái tên tham gia như Bluetpp, NguoiDungKhongDinhDanh, Trần Nguyễn Minh Huy, Tuanminh01,... Bluetpp tham gia giữa chừng bỏ vì vấn đề cá nhân, Danh từ chối vì danh tính, Huy & Minh không phản hồi. Sau đó tôi réo tiếp NhacNy2412 (cũng bỏ vì lý do cá nhân), Mạnh An (không phản hồi). Nếu tôi tính đúng như ban đầu thì sẽ có Bluetpp, NguoiDungKhongDinhDanh, NhacNy2412,... thì tôi khỏi tham gia cho khỏe, nhưng đến khoảng 1 tháng 2 tuần trước khi đi lại đi lọ mọ kiếm người.
  • Thứ ba, tôi buộc chuyển lời tham gia ESEAP đến viwiki 2 lần nữa vì bên Meta lại hối thúc và có nêu 1 là liên hệ tôi, 2 là liên hệ thẳng bên ESEAP khỏi qua tôi cho nhanh. Lúc đó, cũng có 1 số bạn tự liên hệ, trong đó có 1 bạn rớt visa Úc vì lý do không tiện nêu. Qua Úc vấn đề visa cũng khá chặt chẽ, nếu có đảng hay đi lần đầu thì tôi cũng không đảm bảo có thể đi đậu. Việc này, tôi chỉ biết qua thông báo từ Meta khi hối thúc tìm người.
  • Lần thứ tư, để đảm bảo ứng viên không rớt visa cũng như có người tham gia hội thảo, vì không có người đi thì các nhóm khác cũng đôn người. Trong các ứng viên còn lại, hội thảo đề xuất 1 người có năng lực nhất để tham gia và khỏi phải rớt visa, đây chính là ứng viên mới như các bạn đã biết. Quy trình vì sao người này được nhận, các bạn có thể liên hệ Meta nhưng tôi chắc phải có hồ sơ mạnh mới được. Vì sát giờ lại bỏ, nên Meta đôn vào vị trí UG cho nhanh để nhóm khác người ta sắp xếp ứng viên khác.
  • Hiểu sai 1: đi hội thảo là đi du lịch, à không hội thảo Meta không có đi du lịch, bạn phải làm và nói từ sáng đến chiều tối, đến ngáp ngủ mới được về, bàn về nhiều hoạt động, nhiều chương điều gần giống luật, chính sách, ối giời ơi bằng tiếng Anh nên có thể nói rất chán. Hội thảo luận chỉ diễn ra 2 - 3 ngày và bạn chỉ có thể nhìn thành phố 1 cái chứ không được đi chơi.
  • Hiểu sai 2: đi hội thảo là phải có đóng góp cho Wikipedia, à không không, bạn có thể là người mới hồ sơ đủ mạnh, từng tham gia dự án tương tự, nhưng đảm bảo sự hiểu biết của bạn giúp kết nối cộng đồng, đẩy mạnh sự phát triển hoặc hỗ trợ hậu trường, nói chung cái gì cũng được hoan nghênh. Ngoài Wikipedia, có hàng trăm dự án khác, ví dụ có người từng là luật sự quốc tế về bản quyền hình ảnh tham gia hội thảo dạng này, hay 1 nhà sinh vật học chuyên trồng rừng tham gia. Nhiều thành viên cũng mong muốn thấy người mới, thay vì những gương mặt đã quá quen thuộc nhìn nhau qua Zoom hàng tuần.
  • Những hội thảo dạng này có ở khắp Meta, nếu ở Bắc Mỹ, bạn có thể tham gia dạng tự do như WikiConference North America 2022.
  • Thật mừng là nhiều bạn quan tâm đến hội thảo, nhưng rất tiếc như quan tâm lại đến sau khi hội thảo luận hết hạn đăng ký. Hi vọng các bạn trau dồi tiếng Anh để đủ giỏi mà tham gia hoặc xem lại cách ăn nói, bớt phân biệt chủng tộc,... để không phải ngại ngùng để tham gia. Còn những ý còn lại của các bạn tôi nghĩ phần nhiều nói đùa.  A l p h a m a  Thảo luận 23:21, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
    @Alphama Theo tôi đoán thì khả năng cao ứng viên mới thuộc 1 trong các nhóm sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh. Không biết là nếu đi dự thì bạn có biết được danh tính thật của ứng viên này không? Nhac Ny Talk to me ♥ 00:42, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ đi dự là sẽ biết nhau, nhưng còn 1 số thông tin đời tư thì người ta không nói cũng chịu. –  A l p h a m a  Thảo luận 01:13, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Alphama Wikimedia có hàng trăm dự án ngoài Wikipedia -> đúng. Tuy nhiên, Diepaplpg19 không có bất cứ đóng góp nào trong hàng trăm dự án của Wikimedia (mời xem bằng chứng). Tại sao lại được chọn đi hội thảo ESEAP vậy?? Quá vô lý! Thứ hai: đây là người bạn chọn hay Meta chọn? Đề nghị bạn không nhập nhằng vì tôi sẽ qua bên Meta để kiểm chứng và xác minh. Tôi nghe Bluetpp nói nếu là người do bạn chọn thì Meta không cần phải duyệt qua vì Meta tin tưởng bạn. Nếu như bạn chọn người có 0 đóng góp cho Wikipedia và 0 đóng góp trong "tất cả" các dự án của Wikimedia thì bạn đã sai lè rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:59, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Mọi người tham gia đều phải qua duyệt hết, tất cả đều phải điền form. Nhưng có 2 mode, 1 mode theo UG, 1 mode bình thường để người ta phân đều các dự án. –  A l p h a m a  Thảo luận 01:18, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Chính xác Diepaplpg19 là ai? Bạn ngoài đời hay người thân của bạn? Nếu bạn nói dối mà tôi điều tra ra được bằng cách qua Meta hỏi thì sẽ có hậu quả lớn. ESEAP có quy định bắt buộc phải tiết lộ danh tính mà nhỉ (lý do Danh không muốn đi). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:02, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời
    Bạn cứ điều tra nếu muốn, vì tiết lộ danh tính là điều trái với quy định ở đây. –  A l p h a m a  Thảo luận 01:15, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời