Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 370:
 
Việc làm này của ông về sau bị sử sách nói nhiều đến mức độ thiên lệch cả về công và tội của Nguyễn Ánh. Theo phân tích của các sử gia, cuộc báo thù này có nhiều nguyên nhân:
* Trả thù cho những việc Tây Sơn đã làm với các chúa Nguyễn là gia tộc của Nguyễn Ánh: Chúa Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương cùng các vương thất họ Nguyễn đều bị Tây Sơn truy sát và giết hại. Nguyễn Ánh còn tuyên bố rằng Tây Sơn chođã quật lăng mộ tám chúa Nguyễn và lấy hài cốt ném xuống sông (điều này vẫn còn là nghi vấn).
* Trả thù cho những việc Tây Sơn đã làm với bản thân Nguyễn Ánh trước kia: quật lăng mộ của cha ông là Nguyễn Phúc Luân và lấy hài cốt ném xuống sông, giết chết người thân gồmcác anh em ruột của ông là [[Nguyễn Phúc Đồng]], [[Nguyễn Phúc Điển]], các anh em họ như [[Nguyễn Phúc Hạo]], [[Nguyễn Phúc Mân]] đều bị quân Tây Sơn giết chết, em họ ông là công chúa [[Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền]] phải tự sát khi bị quân Tây Sơn làm nhục...;, và cả những đắng caynỗi khổ sổ trong những ngày tháng lênh đênh trốn chạy.<ref name="ctt"/><ref>{{harvnb|Oberdorfer|2001|p=203}}.</ref><ref name="vnk2"/>
* Dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm khiếp sợ và buộc những người chống đối (ở đây chủ yếu là các cựu thần [[nhà Hậu Lê|Lê]]-[[Chúa Trịnh|Trịnh]]) phải quy thuận trước vương triều mới.{{ref_label|d|d|none}} Có lẽ vì vậy, Nguyễn Ánh không hề tìm cách che đậy sự tàn bạo của mình trong việc này. Ông tuyên bố: ''"Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh [[Xuân Thu]]"'' (theo tích [[Công Dương truyện]], [[Trang Công|Trang công]] năm thứ 4 chép: Tề Tướng công giết nước Kỷ, vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù chín đời);<ref>{{harvnb|Quốc sử quán triều Nguyễn|2007|p=485}}.</ref><ref name="nkt">{{harvnb|Nguyễn Khắc Thuần|2005|p=304}}.</ref> nhưng trong

Trong các đánh giá về sau về sự việc này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Ánh đã thực hiện trả thù quá tay, giết hại nhiều người không liên quan và "đôi lúc rất tiểu nhân".<ref name="vnk2">{{harvnb|Vũ Ngọc Khánh|2008|p=143}}.</ref><ref name="nkt"/>
 
Có những ý kiến bào chữa việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn quá tàn khốc là vì Nguyễn Huệ đã ra lệnh đào lăng mộ 8 chúa Nguyễn. Ý kiến này dựa trên bộ sử [[Đại Nam thực lục]]<ref>Thực lục I, tr.466</ref> và "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" do nhà Nguyễn biên soạn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng việc Quang Trung cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn là do sử quan thời Nguyễn hư cấu ra, thiếu bằng cứ xác đáng. Đúng là các lăng mộ chúa Nguyễn đã bị phá hủy vào thời kỳ đó, nhưng Phú Xuân vào giai đoạn 1781-1785 từng thuộc sự kiểm soát của quân [[chúa Trịnh]], rồi sau đó lại chiến sự liên miên, có rất nhiều các nhóm thổ phỉ chuyên đào mộ để cướp của, nên chưa thể quy trách nhiệm cho quân Tây Sơn nếu chỉ dựa vào ghi chép của Đại Nam thực lục. Ngoài bộ sách [[Đại Nam thực lục]] và "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" do chính nhà Nguyễn viết, không có bộ sử nào khác của Việt Nam thời đó ghi chép lại việc này, dù đây là 1 sự kiện lớn, kể cả cuốn [[Hoàng Lê nhất thống chí]] của các học giả Ngô Gia văn phái đương thời (vốn chống Tây Sơn) cũng không ghi lại. Ghi chép của Đại Nam thực lục cũng không nói rõ việc đào mộ diễn ra vào ngày tháng năm nào, trong khi đây là một sự kiện rất quan trọng với nhà Nguyễn. Điều này cho thấy các sử quan nhà Nguyễn cũng không biết được lăng các chúa Nguyễn bị phá khi nào. Rất có thể các sử quan nhà Nguyễn đã dựa vào một việc có thực (lăng tẩm chúa Nguyễn bị phá) rồi cố ý gán trách nhiệm cho Nguyễn Huệ, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân. {{Đoạn thiếu nguồn gốc|ngày=23 tháng 2 năm 2021}}