Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 637:
Để đối phó, Gia Long đã ra sức đánh dẹp, thi hành nhiều chính sách vỗ an và cử nhiều tướng tài như [[Lê Chất]], [[Lê Văn Duyệt]] lưu đóng ở khu vực Bắc thành nhiều năm nhưng vẫn không sao hết được.<ref name="npq131138"/> Ở các khu vực miền Trung, các phong trào nổi dậy chủ yếu chỉ mang tính lẻ tẻ,<ref>{{harvnb|Nguyễn Phan Quang|2004|p=138}}.</ref> tuy cũng có phong trào lớn như là [[Nổi dậy ở Đá Vách|cuộc nổi dậy của người Thượng ở Đá Vách]] kéo dài qua tận các đời vua sau.<ref>{{harvnb|Nguyễn Phan Quang|2004|p=139-142}}.</ref>
 
===Các vụ án công thần===
Dưới thời Gia Long đã có 2 vụ án lớn là vụ án của hai công thần [[Nguyễn Văn Thành]] và [[Đặng Trần Thường]].<ref name="harvnb20">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=182-184}}.</ref>
 
====Vụ án Nguyễn Văn Thành====
[[Nguyễn Văn Thành]] ([[1758]]–[[1817]]) là người theo Nguyễn Ánh từ ngày đầu ông khởi binh chống Tây Sơn ở Quy Nhơn, lập được nhiều công to đứng đầu công thần. Sau chiến tranh, Nguyễn Văn Thành là người ổn định trấn [[Bắc Hà]], sau lại về kinh làm tới chức Trung quân, tổng tài làm sách luật và quốc sử.
 
Dòng 688:
Gia Long ban đầu vẫn bảo vệ Nguyễn Văn Thành. Thế nhưng trong thời gian này lại nổ ra vụ [[Lê Duy Hoán]], một người tự xưng là con cháu [[nhà Lê]], làm phản rồi bị bắt; sau đó Hoán khai do Thuyên xúi tạo phản; Gia Long bèn ra lệnh bắt luôn Nguyễn Văn Thành. Mọi cố gắng kêu oan của Nguyễn Văn Thành đều vô vọng. Oan ức và tức giận, Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử vào năm [[Đinh Sửu]] ([[1817]]), Nguyễn Văn Thuyên thì bị xử án chém.<ref name="harvnb20"/><ref name="wood">{{harvnb|Woodside|1971|p=102}}.</ref> Hai tháng sau khi Nguyễn Văn Thành qua đời, hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm được lập ngôi Thái tử và sau đó kế vị Gia Long trở thành [[Minh Mạng]], hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn.<ref name=Tay11/>
 
====Vụ án Đặng Trần Thường====
[[Đặng Trần Thường]] ([[1759]]-[[1816]]) đậu [[sinh đồ]] về cuối đời [[nhà Hậu Lê|nhà Lê]], từ chối giúp Tây Sơn sau khi nhà Lê mất mà đi theo Nguyễn Ánh, lập được nhiều công trạng làm lên tới chức Tán lý.<ref name="harvnb20"/>