Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng thành Huế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa chữ Hán Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 309:
Quy mô và bố trí kiến trúc của '''Thái miếu''' gần tương tự như [[Thế Tổ Miếu (hoàng thành Huế)|Thế miếu]],nhưng Thái miếu còn lớn hơn cả Thế miếu, và là kiến trúc bằng gỗ lớn nhất trong Hoàng thành. Tòa điện chính xây theo lối nhà kép [[trùng thiềm điệp ốc]], chính đường 13 gian 2 chái kép, tiền đường 15 gian 2 chái đơn. Phía đông điện chính là '''điện Long Đức'''<ref>http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3091/4164/thua-thien-hue-trung-tu-djien-long-djuc.html</ref>, phía nam có '''điện Chiêu Kính'''. Đối diện với điện Chiêu Kính ở phía tây là '''điện Mục Tư''', phía bắc điện này là '''Thổ Công từ'''.
 
Trước sân Thái miếu có ''' Tuy Thành các''' (綏成閣, tên cũ là gác Mục Thanh) gần giống với [[Hiển Lâm các]] ở [[Thế Miếu|Thế miếu]]. Hai bên Tuy Thành các có tường ngắn, trên có lầu chuông, lầu trống, dưới trổ cửa vòm. Phía nam của Tuy Thành các, 2 bên có nhà Tả vu, Hữu vu. Toàn bộ khu vực Thái miếu có tường gạch bao bọc, trổ 5 cửa ra các phía. Các án thờ của chúa Nguyễn đều đặt trong tòa điện chính, bài vị phối thờ các công thần đặt ở Tả vu và Hữu vu. Lễ tế tổ chức 1 năm 5 lần vào các tháng mạnh xuân, mạnh hạ, mạnh thu, mạnh đông và quý đông.
 
Năm [[1947]], khu vực Thái Miếu bị thiêu hủy gần như hoàn toàn. Năm [[1971]] - [[1972]], hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc đã quyên góp và dựng lại một tòa Thái miếu 5 gian tạm trên nền cũ ngôi điện chính để làm nơi thờ tự các [[chúa Nguyễn]]<ref>https://sites.google.com/site/tvsk21hoi/home/du-lich-mien-trung/1-thanh-pho-hue/1-1-dhai-noi---hue/1-1-6-thai-to-mieu</ref>. Ngôi Thái miếu này qui mô nhỏ hơn rất nhiều so với tòa Thái miếu gốc.