Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng thành Huế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 249:
===Cung Diên Thọ===
{{chính|Cung Diên Thọ}}
[[File:Hue Vietnam Cổng-Trai-cung-01.jpg|nhỏ|phải|300px|Thọ Chỉ môn (壽祉門)- cổng chính dẫn vào cung Diên Thọ.]]
[[Tập tin:Diên Thọ Chính Điện.jpg|nhỏ|phải|300px|Diên Thọ chính điện]]
'''Cung Diên Thọ''' ([[tiếng Trung Quốc|tiếng Hán]]: 延壽宮) là một hệ thống kiến trúc cung điện trong [[Hoàng thành Huế]], nơi ở của các [[Hoàng thái hậu]] hoặc [[Thái hoàng thái hậu]] triều Nguyễn. Nằm ở phía tây [[Tử Cấm thành (Huế)|Tử Cấm Thành]], phía bắc [[điện Phụng Tiên]] và phía nam [[cung Trường Sanh]], cung Diên Thọ được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại [[Cố đô Huế]].
[[File:Nội thất cung Diên Thọ.jpg|nhỏ|phải|300px|Bên trong Cung Diên Thọ.]]
Trải qua nhiều lần tu sửa, khuôn viên cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17500m<sup>2</sup> với các công trình còn tồn tại như Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, lầu Tịnh Minh, tạ Trường Du, các Khương Ninh. Các công trình này được nối kết với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che.:
* '''Diên Thọ chính điện''' (延壽正殿), là công trình chính của cung Diên Thọ, nơi các Thái hậu tiếp khách.
* '''Thọ Ninh điện''' (壽寧殿)
* '''Tịnh Minh lâu''' (静明樓), trước kia là nhà hát '''Thông Minh đường''' (聡明堂).
* '''Trường Du tạ''' (長偸榭), nhà thủy tạ giữa hồ.
* '''Khương Ninh các''', hay '''Phước Thọ am''' (幅壽庵), là nơi thờ [[Phật]], cũng là nơi tu tập của các phi tần của tiên đế quy y.
 
Các công trình này được nối kết với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che. Ngoài ra còn có các công trình phụ như:
* Tả, Hữu Vu (左,右廡): nhà phụ bên trái, bên phải.
* Tả Trà (左茶): phòng chờ.
* Thọ Chỉ Khố (壽祉庫): kho của cung Diên Thọ.
 
Được xây dựng vào tháng 4 năm [[1804]] để làm nơi sinh sống của bà [[Hiếu Khang hoàng hậu]], mẹ vua [[Gia Long]], cung Diên Thọ (khi đó mang tên là cung Trường Thọ) tiếp tục được các đời vua sau như [[Minh Mạng]], [[Tự Đức]], [[Thành Thái]], [[Khải Định]] cho đại tu, sửa chữa và đổi tên nhiều lần để trở thành nơi ở của nhiều vị Hoàng thái hậu triều Nguyễn. Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ vào năm [[1945]], dù nhiều công trình trong Đại Nội bị tàn phá nặng nề hoặc biến mất nhưng toàn bộ khuôn viên cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn.