James II của Anh

Vua của các nước Anh, Scotland và Ireland (1633 - 1701)

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 115.75.140.240 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 01:40, ngày 19 tháng 1 năm 2011. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

James II và VII (14 tháng 10, 1633 – 16 tháng 11, 1701)[2] là vua AnhIreland với vương hiệu James II và cũng là vua của Scotland với vương hiệu James VII,[1] từ ngày 5 tháng 2, 1685. Ông là vị vua theo Công giáo La Mã cuối cùng cai trị ba vương quốc Anh, ScotlandIreland. Từ ngày đầu ở ngôi, ngày càng nhiều thành viên của các phe phái chính trị và tôn giáo của Anh chống lại ông vì ông quá thân với Pháp, quá trọng Công giáo La Mã và việc ông giữ quyền lực quá mức. Sự căng thẳng này bùng nổ với việc James có được một thái tử theo Công giáo La Mã, những quý tộc hàng đầu liền kêu gọi vương công William III xứ Orange (con rể và cháu của James) đem quân từ Hà Lan đổ bộ vào Anh. Điều này buộc James chạy khỏi Anh (và vì thế ông xem như từ ngôi)[3] trong cuộc Cách mạng Vinh Quang năm 1688. Nối ngôi ông chính là William, với Vương hiệu William III, đồng cai trị với vợ (con gái của James) là Mary II trong thời kỳ gọi là William và Mary từ năm 1689. James sau đó đã có những cố gắng mạnh mẽ nhằm giành lại ngôi bàu với việc ông đổ bộ lên Ireland năm 1689 nhưng ông buộc phải nhanh chóng quay về Pháp mùa hè năm 1690, sau sự kiện lực lượng thân ông là Jacobite bị lực lượng Williamite của William đánh bại tại trận Boyne. Ông trải qua phần đời còn lại như là một người tranh chấp ngai vàng Anh tại một dinh thự ở Pháp dưới sự bảo trợ của người chú và đồng minh là vua Louis XIV của Pháp.

James II & VII[1]
Vua của Anh, ScotlandIreland
(...)
Tại vị6 tháng 1, 1685 – 11 tháng 11, 1688
Đăng quang23 tháng 4, 1685
Tiền nhiệmCharles II
Kế nhiệmWilliam III & II and Mary II
(William và Mary)
Thông tin chung
Sinh(1633-10-14)14 tháng 10 năm 1633
(Lịch mới: 24 tháng 10, 1633)
Mất16 tháng 9 năm 1701(1701-09-16) (67 tuổi)(lịch mới)
Vợ
Hậu duệ
Tước hiệuThánh thượng, Đức Vua James đệ nhị
Đức Vua Bệ hạ
Bá tước xứ York
Hoàng tử James
Hoàng tộcNhà Stuart
Thân phụCharles I của Anh
Thân mẫuHenrietta Maria of France
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của James II & VII[1]

Vua James II được biết đến nhiều vì niềm tin của ông vào quân chủ chuyên chế và những nỗ lực nhằm đem lại tự do tôn giáo cho thần dân của mình, những điều trái với đòi hỏi của Quốc hội Anh. Quốc hội Anh, vốn đang đang chống lại chủ nghĩa chuyên chế đang lên cao ra tại nhiều quốc gia Châu Âu khác cũng như phản đối việc Anh giáo mất vị thế tối cao trong luật pháp, cho rằng sự bất đồng của họ là cách để bảo vệ cái họ gọi là "những tự do vốn có của nhân dân Anh". Sự căng thẳng này làm cho bốn năm cai trị của vua James II trở thành một cuộc tranh chấp về quyền lực của Quốc hội Anh và nhà vua, điều mà rốt cục làm James phải mất ngôi. Việc này còn dẫn đến sự kiện Quốc hội thông qua Luật về các Quyền năm 1689 (Bill of Rights) nhằm tăng quyền cho chính mình và hạn chế vương quyền và việc Nhà Stuart bị thay thế bởi nhà Hanover qua đạo luật Settlement 1701 (Act of Settlement 1701).

Thiếu thời

 
Vị vua tương lai James II và cha ông, vua Charles I

Hoàng tưở James là người con thứ hai sống đến tuổi trưởng thành của Charles I và Công chúa Henrietta Maria của Pháp. Ông sinh tại Cung điện Thánh James tại Luân Đôn vào ngày 14 tháng 10, 1633.[4] Cùng năm, ông được Tổng giám mục Canterbury thuộc Anh giáoWilliam Laud rửa tội.[5] James được giáo dục cùng với anh trai của mình, vị vua tương lai Charles II của Anh, và hai con trai của Công tước thứ nhất xứ Buckingham George VilliersGeorge và Francis Villiers.[6] Khi lên 3, James được phong là Đại đô đốc Anh. Vị trí này ban đầu chỉ có tính danh dự nhưng sau đó lại có quyền lực đáng kể sau cuộc Khôi phục vương vị Anh (the Restoration), khi mà James đã trưởng thành.

Nội chiến Anh

Vào năm 1642, James nhận được Huân chương Garter[7] và sau đó ông trở thành Công tước xứ York vào ngày 22 tháng 1 năm 1644.[5] Khi xung đột giữa vua cha Charles I và Quốc hội Anh biến thành Nội chiến Anh, James đang ở tại Oxford, một thành trì trung thành với hoàng gia.[8] Khi thành phố đầu hàng sau trận bao vây Oxford năm 1646, các lãnh đạo của Quốc hội ra lệnh giam giữ James tại Cung điện St James.[9] Vào năm1648, ông bỏ trốn và cải trang đi đến thủ đô Den Haag của Hà Lan.[10] Sau khi Charles I bị phe nổi dậy xử tử vào năm 1649, phe bảo hoàng đưa anh trai của James lên ngôi với vương hiệu Charles II của Anh.[11] Charles II được Quốc hội ScolandQuốc hội Ireland công nhận và ông lên ngôi vua Scoland tại Scone vào năm 1651. Mặc dù Charles II còn tự xưng vua Anh tại Jersey, ông không thể giữ chắc đựơc ngôi vị này và hậu quả là ông phải chạy đi Pháp và sống lưu vong tại đây.[11]

Lưu vong ở Pháp

 
Tướng Turenne, thống lĩnh của James tại Pháp.

Giống như anh trai mình, James tìm kiếm sự tỵ nạn ở Pháp và sau đó ông gia nhập quân đội Pháp, dưới quyền của tướng Turenne , chiến đấu chống lại phe Fronde và sau đó đồng minh Tây Ban Nha của phe này.[12] Trong thời gian phục vụ quân đội Pháp, James có được kinh nghiệp thực chiến đầu tiên của mình. Theo một nhân chứng, ông "luôn bạo dạng và tiến lên dũng cảm để hoàn thành mọi thứ" (ventures himself and chargeth gallantly where anything is to be done).[12] Năm 1656, khi mà anh trai Charles của James giao kết đồng minh với kẻ thù của Pháp là Tây Ban Nha, James bị trục xuất khỏi Pháp và bị loại ngũ khỏi đội quân của tướng Turenne.[13] James sau đó tranh cãi dữ dội với anh trai của mình về việc Charles chọn giao kết với Tây Ban Nha thay vì Pháp. Với một cuộc sống lưu vong nghèo khổ, cả Charles và James hầu như không có thể làm gì để tác động vào cục diện quan hệ rộng lớn giữa các vương quốc, và cuối cùng James cùng em trai Henry của mình đi đến Bruges thuộc Bỉ và gia nhập quân đội Tây Ban Nha dưới quyền tướng Louis, Prince of Condé. Sau đó ông đánh nhau với đồng đội cũ trong quân đội Pháp của mình tại trận Dunes.[14] Trong những năm tháng phục vụ Quân đội Tây Ban Nha, James kết bạn với hai anh em Công giáo người Ireland theo hầu nhà vua, PeterRichard Talbot, và trở nên hơi ghẻ lạnh với những quân sư Anh giáo của anh trai ông.[15] Vào năm 1659, nước Tây Ban Nha ký kết hiệp ước hòa bình với Pháp. Do nghi ngờ về những cơ hội giành lại ngôi báu của anh mình, James nghĩ đến việc nhận lời mời của làm Đô đốc Hải quân của người Tây Ban Nha.[16] Cuối cùng, ông khước tứ chức vị này. Năm sau đó, tình hình nước Anh hoàn toàn thay đổi và Charles II lại được đưa lên ngôi.[17]

Khôi phục vương vị

Hôn nhân lần thứ nhất

 
James và Anne Hyde vào thập niên 660, qua nét vẽ của ông Peter Lely.

Sau cái chết của Oliver Cromwell vào năm 1658 và theo sau đó là sự sụp đổ của nền Cộng hòa Anh vào năm 1660, vua Charles II được đưa lên ngôi vua Anh. Tuy James là người thừa kế trước mắt nhưng xem ra ông sẽ khó có thể lên nối ngôi báu, vì vua Charles II hãy còn trẻ và vì thế có khả năng làm cha.[18] Sau khi vua anh phục hồi vương vị, James được phong làm Công tước của Albany tại Scotland, đồng thời mang tước hiệu Anh Quốc là Công tước xứ York. Sau khi về nước Anh, James hứa hôn với Anne Hyde, con gái của quan đại thần đầu triều Anh là Edward Hyde, việc này ngay lập tức gây tranh cãi.[19] Vào năm 1659, trong quá trình tìm cách quyến rũ Anne, James hứa là sẽ cưới bà.[20] Năm 1660, Anne có thai với James nhưng sau sự kiện phục hồi vương quyền Anh và việc James có quyền lực trở lại thì hoàng gia không muốn một hoàng tử cưới một thứ dân, mặc kệ bất cứ lời hứa nào James đã đưa ra trước đó.[21] Gần như tất cả mọi người, kể cả cha của Anne khẩn thiết yêu cầu Anne và James không lấy nhau. [21] Thế nhưng James vẫn lấy Anne qua một lệ cưới bí mật, sau đó họ cũng có được một hôn lễ chính thức vào ngày 3 tháng 9 năm 1660 tại Luân Đôn. Đứa con trai đầu tiên của họ tên là Charles chết khi đang còn sơ sinh và năm đứa sau đó, cả trai lẫn gái, đều có cùng số phận.[21] Chỉ có hai công chúa sống đến tuổi trưởng thành là Mary (sinh 30 tháng 4 năm 1662) và Anne (6 tháng 2 năm 1665).[22] Nhà quý tộc người Anh Samuel Pepys ghi trong nhật ký của ông rằng James rất thương con mình và cách ông làm cha và chơi với con mình "cũng giống như một người cha bình thường", điều này trái với cách làm cha mẹ luôn giữ khoảng cách trong hoàng gia thời gian đó.[23] Vợ của James là một người rất tôn thờ chồng và gây ra nhiều ảnh hưởng đối với các quyết định của ông.[24] Dù vậy, James vẫn có nhiều tình nhân khác nhau, bao gồm Arabella ChurchillCatherine Sedley, và vì thế James trở nên nổi danh như là một "tay hám gái vô ý thức lúc sinh thời".[25] Với Catherine Sedley, James có một con gái tên là Catherine Darnley (tên này đựơc đặt vì James là một hậu duệ của Huân tước Darnley Henry Stuart). Anne Hyde qua đời năm 1671.

Các chức vị chính trị và quân sự

Sau cuộc Khôi phục Vương vị, James được phê chuẩn làm Đại Đô đốc, nhờ đó ông có quyền bổ nhiệm quan Tổng trấn của PortsmouthLord Warden of the Cinque Ports .[26] James thống lĩnh Hải quân Hoàng gia trong các cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai (1665–67) và lần thứ ba (1672–74). Sau khi Hải quân Hà Lan tấn công biển Medway vào năm 1667, James trông coi việc nghiên cứu và tái lập hệ thống phòng thủ bờ biển phía Nam.[27] Chức Đại đô đốc cùng với lợi tức từ Bưu điện Anh và thuế rượu (mà Charles II trao cho James sau khi được khôi phục vương vị) đem đến cho James một mức lương đủ để duy trì một gia trang khá lớn.[28]

Vào năm 1664, vua Charles II giao cho James cai quản vùng đất giữa sông Delawaresông Connecticutchâu Mỹ. Sau khi bị Quân đội Anh chiếm đóng, lãnh thổ cũ Tân Hà Lan của Hà Lan được đặt tên là Tỉnh New York để vinh danh James. Sau khi tỉnh New York ra đời, Công tước James giao một phần của thuộc địa mới cho George CarteretJohn Berkeley cai quản. Pháo đài Orange, cách sông Hudson 240 kilômet về phía Bắc, được đổi tên thành Albany, theo tước hiệu của James tại Scotland.[21] Vào năm 1683, ông trở thành Giám đốc Công ty Cảng Hudson, nhưng không đóng vai trò tích cực trong việc cai quản Công ty này.[21] James cũng cai quản Công ty Hoàng gia châu Phi - một Công ty buôn bán nô lệ.[29]

Vào tháng 9 năm 1666, vua anh Charles II truyền lệnh cho ông lãnh đạo việc chữa cháy trong vụ Đại hỏa hoạn Luân Đôn, trong khi Thị trưởng khi ấy Thomas Bloodworth không làm gì. Mặc dù chức vụ này hầu như không có quyền lực chính trị, những hoạt động và tài năng lãnh đạo của ông đều đáng chú ý. Một nhân chứng đương thời ghi nhận trong một bức thư đề ngày 8 tháng 9 (năm 1666) như sau: "Công tước xứ York đã giành được con tim của nhân dân qua việc ông liên tục dồn tâm trí một cách không mỏi mệt cả ngày lẫn đêm để giúp dập tắt trận cháy" ("The Duke of York hath won the hearts of the people with his continual and indefatigable pains day and night in helping to quench the Fire").[30]

Cải sang Công giáo và tục huyền

 
Mary xứ Modena, người vợ chính thức thứ hai của James

Thời gian James trải qua ở Pháp đã để ông tiếp xúc với đức tin và các nghi lễ của Công giáo La Mã; sau đó ông và vợ mình, bà Anne, ngày càng có cảm tình về Công giáo.[31] Vào khoảng năm 1668 hay 1669, James cải sang Công giáo qua việc nhận bí tích thánh thể. Tuy nhiên, việc cải đạo này của James được giữ bí mật trong một thời gian và ông vẫn tiếp tục đi lễ nhà thờ Anh giáo cho tới tận 1676.[32] Mặc dù đã cải đạo, ông vẫn tiếp tục có một quan hệ hợp tác chủ yếu với các tín đồ Anh giáo, bao gồm John Churchill, George Legge và các tín đồ Kháng cách người Pháp như là Bá tước thứ hai xứ Feversham Louis de Duras.[33]

Vì lo sợ những ảnh hưởng của các tín đồ Công giáo trong triều đình liền ra một đạo luật mới tên là Luật Khảo sát (Test Act) năm 1673.[34] Luật mới này đòi hỏi tất cả quan lại và tướng tá quân đội phải ra một lời tuyên thệ. Lời tuyên thệ này buộc họ phải chối bỏ phép thánh thể và lên án một số lễ nghi khác của Công giáo như là sự mê tín và mê muội và chấp nhận bí tích thánh thể của Anh giáo.[35] James từ chối thực hiện bất cứ yêu cầu nào của Luật Khảo sát và thay vào đó ông từ bỏ chức Đại Đô đốc của Hải quân Anh. Và chính việc này đã công khai việc James đã cải đạo.[34]

Vua Charles II chống đối việc caỉ đạo, và huấn lệnh rằng, các con gái của James là Mary và Anne phải được nuôi dậy với tư cách là những tín đồ Kháng Cách.[36] Tuy nhiên, ông cho phép James cưới một tín đồ Công giáo là Mary xứ Modena - một Công nương mới 15 tuổi người Ý.[37] Ngày 20 tháng 9 năm 1673, James tiến hành việc cưới vắng mặt Mary theo nghi lễ Công giáo.[38] Ngày 21 tháng 9, Mary tới Anh và giám mục Oxford là Nathaniel Crew tiến hành một ít nghi lễ Anh giáo và không làm gì hơn ngoài công nhận cuộc hôn nhân Công giáo của James và Mary.[39] Nhiều người Anh, vốn chẳng tin vào Công giáo, xem vị Công nương mới của York là một gián điệp của Giáo hoàng.[40]

Cuộc Khủng hoảng Loại trừ

Vào năm 1677, James miễn cưỡng để gả con gái là Mary cho một tín đồ Kháng Cách là William xứ Orange (cũng là cháu trai của James). James ưng thuận sau khi vua anh Charles II và William đồng tình về cuộc hôn nhân này.[41] Bất chấp cuộc hôn nhân Kháng Cách này, những nỗi lo sợ về một tiềm năng có một ông vua Anh theo Công giáo vẫn còn đó, ự sợ hãi lại còn gia tăng do vua Charles II và Hoàng hậu là Catherine xứ Braganza không thể sinh con đẻ cái. Cũng trong thời gian này, một linh mục Anh giáo đã bị tước phép tên là Titus Oates nói về một "mưu đồ của Giáo hoàng" nhằm giết vua Charles XII và đưa Công tước xứ York lên ngôi báu.[42] Âm mưu tưởng tượng này đã làm cho làn sóng chống Công giáo lan tràn mãnh liệt trên khắp nước Anh.

 
Công tước thứ nhất Monmouth James Scott, người gắn liền với nhiều âm mưu chống lại James.

Tại Anh Quốc, Bá tước thứ nhất của Shaftesbury, người từng là quan đại thần đầu triều và là nhân vật chống Công giáo chủ chốt, tìm cách loại trừ James khỏi danh sách những người kế thừa ngai vàng.[43] Một vài thành viên của Quốc hội còn đề nghị vua Charles II truyền ngôi cho người con bất hợp pháp là James Scott, Công tước thứ nhất của Monmouth.[44] Vào năm 1679, khi Dự luật Loại trừ (Exclusion Bill) có khả năng được thông qua, vua Charles XII phải giải tán Quốc hội.[45] Hai Quốc hội khác được bầu lên vào năm 1680 và 1681, nhưng cũng bị giải tán vì những lý do tương tự.[46] Cuộc Khủng hoảng Loại trừ góp phần đến sự phát triển của hai đảng phái nước Anh: phe Wig thì ủng hộ Đạo luật Loại trừ, trong khi phe Tory thì phản đối. Cuối cùng, James không bị mất quyền kế vị.[47]

Theo lệnh của nhà vua, James rời khỏi nước Anh mà đến Brussels.[48]

Chú thích

  1. ^ a b Ở Scotland, người ta gọi ông là James VII vì trước thời ông, nước Scotland có 6 vị vua khác mang hiệu là James.
  2. ^ An assertion found in many sources that James II died 6 September 1701 (17 September 1701 New Style) may result from a miscalculation done by an author of anonymous "An Exact Account of the Sickness and Death of the Late King James II, as also of the Proceedings at St. Germains thereupon, 1701, in a letter from an English gentleman in France to his friend in London" (Somers Tracts, ed. 1809–1815, XI, pp. 339–342). The account reads: "And on Friday the 17th instant, about three in the afternoon, the king died, the day he always fasted in memory of our blessed Saviour's passion, the day he ever desired to die on, and the ninth hour, according to the Jewish account, when our Saviour was crucified." As 17 September 1701 New Style falls on a Saturday and the author insists that James died on Friday, "the day he ever desired to die on", an inevitable conclusion is that the author miscalculated the date which later made it to various reference works. See "English Historical Documents 1660–1714", ed. by Andrew Browning (London and New York: Routledge, 2001), 136–138.
  3. ^ The Convention Parliament of England deemed James to have abdicated on 11 December 1688. The Parliament of Scotland on 11 April 1689 declared him to have forfeited the throne.
  4. ^ Miller, 1
  5. ^ a b Callow, 31
  6. ^ Callow, 34
  7. ^ Callow, 36
  8. ^ Callow, 42; Miller, 3
  9. ^ Callow, 45
  10. ^ Callow, 48–50
  11. ^ a b Royle, 517
  12. ^ a b Miller, 16–17
  13. ^ Miller, 19–20
  14. ^ Miller, 19–25
  15. ^ Miller, 22–23
  16. ^ Miller, 24
  17. ^ Miller, 25
  18. ^ Callow, 89
  19. ^ Callow, 90
  20. ^ Miller, 44
  21. ^ a b c d e Miller, 44–45
  22. ^ Waller, 49–50
  23. ^ Miller, 46.
  24. ^ Miller, 45–46.
  25. ^ Miller, 46. Samuel Pepys recorded in his diary that James "did eye my wife mightily". Ibid. James's taste in women was often maligned, with Gilbert Burnet famously remarking that James's mistresses must have been "given him by his priests as a penance." Miller, 59.
  26. ^ Callow, 101.
  27. ^ Callow, 104.
  28. ^ Miller, 42.
  29. ^ Miller, 43–4.
  30. ^ Spelling modernised for clarity; quoted by Adrian Tinniswood (2003). 80. By Permission of Heaven: The Story of the Great Fire of London. London: Jonathan Cape.
  31. ^ Miller, 58–59; Callow, 144–145. Callow writes that Anne "made the greatest single impact upon his thinking" and that she converted shortly after the Restoration, "almost certainly before her husband". Ibid., 144.
  32. ^ Callow, 143–144; Waller, 135
  33. ^ Callow, 149
  34. ^ a b Miller, 69–71
  35. ^ Kenyon, 385
  36. ^ Waller, 92
  37. ^ Waller, 16–17
  38. ^ Miller, 73
  39. ^ Turner, 110–111
  40. ^ Waller, 30–31
  41. ^ Miller, 84; Waller, 94–97. According to Turner, James's reaction to the agreement was "The King shall be obeyed, and I would be glad if all his subjects would learn of me to obey him". Turner, 132.
  42. ^ Miller, 87
  43. ^ Miller, 99–105
  44. ^ Harris, 74
  45. ^ Miller, 93–95
  46. ^ Miller, 103–104
  47. ^ Miller, 90
  48. ^ Miller, 87–91