Tham nhũng

tình trạng tiêu cực trong chính trị và gian lận ở kinh tế và xã hội, hành vi áp bức và bóc lột do hành pháp, hành vi trộm công lợi, trộm công tập thể

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 58.186.14.181 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 02:15, ngày 28 tháng 10 năm 2005. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

"Tham nhũng có nghĩa là lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng. Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, mà từ đó một người được nhận một thẩm quyền hành động nhân danh một định chế nào đó”. Đó là định nghĩa của Klitgaard, MacLean, Abaroa và Parris, được nhiều định chế quốc tế và học giả sử dụng.


Bản chất của tham nhũng

Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Một số người tin rằng nếu một xã hội có người được trao quyền, có nhà nước thì sẽ còn sự tham nhũng. Cho nên chỉ có thể nói chống, hạn chế tham nhũng mà thôi. Không thể tiệt trừ tham nhũng được. 

Tham nhũng không chỉ xảy ra ở khu vực nhà nước mà cả ở khu vực tư nhân. Khi quyền sở hữu và quyền quản lí tách rời nhau thì cần đến sự uỷ thác và khả năng tham nhũng nảy sinh, đại thể tỉ lệ với độ tách rời đó. Như thế khả năng tham nhũng tăng dần theo thứ tự từ công ti tư nhân, công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, đến các cơ quan nhà nước.

Với công ti tư nhân, giám đốc là ông chủ, chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động kinh doanh của mình, tiêu tiền của chính mình, không có sự trao quyền, không có khả năng tham nhũng. Với công ti trách nhiệm hữu hạn những người hùn vốn có thể thuê người quản lí, có khả năng tham nhũng, nhưng khả năng đó không lớn vì thường các ông chủ kiểm soát chặt chẽ tiền của họ.

Với các công ti cổ phần quyền quản lí và sở hữu đã tách nhau đáng kể, và khả năng tham nhũng của những người được uỷ quyền tăng lên. Một công ti cổ phần tư nhân mua nhiều nhà xây trụ sở và chi nhánh; vài nhà lãnh đạo lợi dụng quyền của mình vống giá mua lên để rút ruột của công ti nhiều chục tỉ đồng; các cổ đông nhỏ đi kiện; họ phải trả lại tất cả số tiền tham nhũng và bị đuổi khỏi chức vụ.

Với các doanh nghiệp nhà nước quyền quản lí và chủ sở hữu càng tách biệt hơn, khả năng tham nhũng càng cao hơn. Đối với các cơ quan nhà nước khả năng đó còn cao hơn nữa.

Biện pháp ngăn ngừa tham nhũng

Giảm khả năng tham nhũng bằng cách: có quy định rõ ràng về khung khổ trong đó các doanh nghiệp hoạt động, tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước, hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nước… Tuy vậy không thể giảm độ tách rời giữa sở hữu và quyền quản lí. Nhà nước hiện đại, doanh nghiệp hiện đại cần đến sự uỷ thác.

Minh bạch về quyền hạn, chức năng của những người và cơ quan được uỷ thác, có cơ chế kiểm soát, theo dõi hoạt động của chúng; kiềm chế và cân bằng (checks and balance) quyền lực làm cho khả năng tham nhũng giảm hay không tăng.

Tăng khả năng phát hiện, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, nâng cái giá bọn tham nhũng phải trả. Dân chủ, tự do ngôn luận tạo khả năng phát hiện cao. Chừng nào lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa độc lập, tách bạch thì rất khó có kiềm chế và cân bằng, rất khó thực thi pháp luật.

Với một tổ chức, cái giá cao nhất là những người lãnh đạo mất quyền cai trị. Thí dụ về tham nhũng ở công ti cổ phần nêu trên cho ta bài học rằng nếu kẻ yếu được bảo vệ, có cơ chế cho họ phát hiện và lên tiếng, có cơ chế thực thi và sa thải ban lãnh đạo tham nhũng một cách hợp pháp, thì tham nhũng được kiềm chế.

Nếu thể chế xã hội tạo ra các công cụ để người bị trị có thể sa thải những kẻ cai trị mà không cần dùng bạo lực, và để những kẻ nắm quyền không dễ huỷ bỏ các thể chế này, thì đó là xã hội dân chủ. Dân chủ không loại bỏ, song giúp chống tham nhũng một cách hữu hiệu. Người ta nói quá nhiều về dân chủ nhưng không có dân chủ theo nghĩa đích thực thì nó không giúp mấy cho việc chống tham nhũng.

Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

Chỉ có thể có sáng tạo, tiến bộ khi có cạnh tranh và hợp tác dù là trên thương trường, trong khoa học, nghệ thuật hay trên chính trường. Cạnh tranh trên thương trường tạo ra động lực lớn để đổi mới, góp phần chống tham nhũng. Đấy là vấn đề được nhiều người hiểu ra và chống độc quyền trong kinh doanh là vấn đề được cả những người cầm quyền lẫn dân chúng quan tâm, dễ đi đến đồng thuận.

Không lạ là nhiều vụ tham nhũng lớn lại xảy ra ở các doanh nghiệp nhà nước nhất là các công ti được độc quyền. Không thấy nói mấy về các vụ tham nhũng ở các hiệu ăn thuộc sở hữu nhà nước, vì trong ngành này có cạnh tranh mạnh, các công ti của nhà nước chiếm số lượng ít, như các hòn đảo nhỏ trong đại dương mênh mông của các hiệu ăn tư nhân, tham nhũng, rút ruột công ti thì bị thị trường cạnh tranh đào thải ngay.

Sở dĩ sự phát triển khoa học và giáo dục ở ta không như mong đợi vì không có cạnh tranh lành mạnh, nhà nước can thiệp quá sâu. Các đại học chưa được tự trị, chương trình bị Bộ Giáo dục khống chế, thậm chí tuyển sinh, thi tuyển cũng do Bộ làm thay. Ôm lắm quyền không phải là quyền của mình, thế không tham nhũng mới là lạ.

Tiêu cực trong giáo dục, y tế là vấn đề hết sức nhức nhối. Trên chính trường thì tuyệt nhiên không được nói đến cạnh tranh, chỉ có độc quyền. Phải có cạnh tranh mới có hợp tác. Cái cốt lõi mà thiếu thì khó chống tham nhũng thật. Tham nhũng quyền lực mới là tham nhũng tệ hại nhất.

Lo cho dân từng miếng cơm manh áo - dân đói rách
Thôi khỏi lo, để dân tự liệu - dân ấm no, áo gạo thừa xuất khẩu
Hô diệt trừ tham nhũng - tham nhũng tràn lan
Tam quyền phân lập, minh bạch, cạnh tranh - tham nhũng chắc giảm