Tham nhũng

tình trạng tiêu cực trong chính trị và gian lận ở kinh tế và xã hội, hành vi áp bức và bóc lột do hành pháp, hành vi trộm công lợi, trộm công tập thể

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Duongdttt (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 05:01, ngày 28 tháng 10 năm 2005. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tham nhũng có nghĩa là lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng. Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, được đề bạt mà từ đó một người được nhận một thẩm quyền hành động nhân danh một định chế nào đó”. Đó là định nghĩa của Klitgaard, MacLean, AbaroaParris, được nhiều định chế quốc tế và học giả sử dụng.

Công cụ nhận dạng tham nhũng

Các tác giả nêu trên đã xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau: Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thông tin - Trách nhiệm giải trình.

Corruption = Monopoly + Discretion - Accountability.

Với công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình. Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng. Mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào.

Thực trạng tham nhũng trên thế giới

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm 18/10/2005 có tới 2/3 trong 159 nước được thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng một kết quả đáng buồn. Các nước Bắc Âu được đánh giá là tốt nhất:Iceland(1),Phần Lan và New Zealand(2), Đan Mạch (4),Thụy Điển (6) và Na Uy (8).Các nước nghèo cũng chính là những nước có tình trạng tham nhũng nặng đội sổ Bangladesh và Chad (158)tiếp đó là Haiti, Myanmar và Turkmenistan. châu Á Singapore(5)Hong Kong (15), Nhật (21), Đài Loan (32), Malaysia (39) và Hàn Quốc (40). Thái Lan xếp hạng 59, hơn Trung Quốc (78), Ấn Độ (88), Philippines (117) và Indonesia (137). . Trong đó Việt Nam (107) cùng hạng với Belarus, Eritrea, Honduras, Kazakhstan, Nicaragua, Palestine, Ukraine, Zambia và Zimbabwe Chủ tịch TI Peter Eigen nhận xét: "Tham nhũng là nguyên nhân chính của đói nghèo khóa chặt người dân trong vòng nghèo khổ".

Chống tham nhũng ở Việt Nam

Chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng, được thế giới xếp hạng (107), Việt Nam chuẩn bị có luật chống tham nhũng. Hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp còn hạn chế và quyền lực bị chi phối bởi Đảng Cộng sản Việt Nam