Tham nhũng

tình trạng tiêu cực trong chính trị và gian lận ở kinh tế và xã hội, hành vi áp bức và bóc lột do hành pháp, hành vi trộm công lợi, trộm công tập thể

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Mekong Bluesman (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 20:13, ngày 2 tháng 11 năm 2005. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tham nhũng là hành vi lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng. Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, được đề bạt mà từ đó một người được nhận một thẩm quyền hành động nhân danh một định chế nào đó. (theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International)).

Dưới góc độ kinh tế thể chế (institutional economics), tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế để tái phân phối thành quả lao động.

Công cụ nhận dạng tham nhũng

Các tác giả trong cuốn sách Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương (Tools to support transparency in local governance) đã xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau:

Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability).

Theo công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình.

Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào.

Thực trạng tham nhũng trên thế giới

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), một tổ chức phi chính phủ, công bố ngày 18 tháng 10 năm 2005 có tới 2/3 trong 159 nước được thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng một kết quả đáng buồn.

Những chính trị gia tham nhũng

Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa lập danh sách những chính trị gia tham nhũng nhất trong những thập kỷ 1990 (13 tháng 10 năm 2005)

Hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam

Cho đến nay việc chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng. Các tổ chức kinh tế quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất trên thế giới, được thế giới xếp hạng (107). Các lãnh đạo Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận rằng tham nhũng đang là một "quốc nạn". Chính vì thế chuẩn bị có luật chống tham nhũng.

Kinh nghiệm của quốc gia chống tham nhũng hiệu quả

  • Sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất
  • ...

Xem thêm