Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu hành chính cấp địa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.6.4) (Bot: Thêm cs, da, ko; sửa es
Ripchip Bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm it:Prefetture della Cina
Dòng 42: Dòng 42:
[[ko:지구 (중화인민공화국)]]
[[ko:지구 (중화인민공화국)]]
[[hi:दीचू]]
[[hi:दीचू]]
[[it:Prefetture della Cina]]
[[nl:Prefectuur (China)]]
[[nl:Prefectuur (China)]]
[[ja:地区 (中華人民共和国)]]
[[ja:地区 (中華人民共和国)]]

Phiên bản lúc 23:33, ngày 26 tháng 12 năm 2011

Địa khu (giản thể: 地级行政区; phồn thể: 地級行政區; bính âm: Dì Jí Xíngzhèngqū, Hán Việt: địa cấp hành chính khu) hay còn gọi tắt là (tiếng Trung: 地区; bính âm: Dìqū, Hán Việt:địa khu), là một cấp hành chính của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đây là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp huyện và khác với đơn vị hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp địa khu không được đề cập đến trong Hiến pháp của Trung Quốc. Chính quyền địa khu (tiếng Trung: 行政公署; bính âm: xíngzhèng gōngshǔ, Hành chính công thự) chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền tỉnh. Người đứng đầu chính quyền cấp địa khu, gọi là Chuyên viên địa khu (tiếng Trung: 行政公署专员; bính âm: xíngzhèng gōngshǔ zhūanyūan, hành chính công thự chuyên viên), được chính quyền tỉnh bổ nhiệm. Thay vì có các hội đồng địa phương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ giám sát hoạt động của chính quyền cấp địa khu, nhưng không thể lựa chọn hay miễn nhiệm chính quyền địa phương.

Các đơn vị hành chính cấp địa khu

Địa khu

Địa khu là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Thuật ngữ "địa khu" có từ thời nhà Thanh và dùng để mô tả đơn vị hành chính trung gian giữ cấp tỉnh và huyện. Năm 1928, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã huỷ bỏ cấp trung gian này và các tỉnh trực tiếp quản lý các huyện, nhưng không lâu sau đó điều này đã không thể thực hiện được vì nếu vậy mỗi tỉnh sẽ phải quản lý đến cả trăm huyện. Do vậy, các tỉnh lại được phân chia thành một số địa khu và cấp chính quyền địa khu cũng được tạo lập. Hiện phần lớn các địa khu đã được chuyển thành "địa cấp thị" (thành phố cấp địa khu).

Địa cấp thị

Địa cấp thị (地级市 bính âm: dìjíshì) là các "thành phố" có cấp hành chính tương đương với địa khu và quản lý khu vực đô thị chính cũng như các huyện trong địa giới hành chính của mình. Trên thực tế, các địa cấp thị có diện tích vùng ngoại ô quá lớn và không khác gì các địa khu, và khó có thể coi là "thành phố" theo như định nghĩa thông thường. Hiện nay, đa số các đơn vị hành chính cấp địa khu tại Trung Quốc là các địa cấp thị.

Minh

Minh (tiếng Trung: ; bính âm: méng) là loại đơn vị hành chính cấp địa khu tại Nội Mông Cổ. Tên của đơn vị này có nguồn gốc từ đơn vị hành chính của Mông Cổ dưới thời nhà Thanh. Loại đơn vị hành chính này được lập ra để thống nhất hoặc đoàn kết những người Mông Cổ trong cùng một khu vực hay bộ tộc, theo đường lối chia để trị. Bên dưới các minh là các kỳ. Minh dưới thời nhà Thanh nói chung chỉ mang tính hình thức và quyền lực chủ yếu thuộc về các kỳ. Dưới thời Trung Hoa Dân quốc, các minh có vị thế tương đương cấp tỉnh. Một minh bao gồm các kỳ, tương đương cấp huyện.

Sau khi thành lập Khu tự trị Nội Mông Cổ vào năm 1947, các minh của Nội Mông có tình trạng tương đương các địa khu ở các tỉnh và khu tự trị khác. Chính quyền minh, (tiếng Trung: 行政公署; bính âm: xíngzhènggōngshǔ, hành chính công thự), là một cấp chính quyền địa phương của chính quyền khu tự trị. Người đứng đầu các minh, được ội là minh trưởng (tiếng Trung: 盟长; bính âm: méngzhǎng), do chính quyền khu tự trị nổ nhiệm. Giống như các địa khu, hầu hết các minh đã bị thay thế bằng các địa cấp thị. Hiện chỉ còn 3 minh tại Nội Mông Cổ.

Châu tự trị

Châu tự trị (自治州 bính âm: zìzhìzhōu, tự trị châu) là các đơn vị hành chính cấp địa khu có trên 50% dân cư là người dân tộc thiểu số hoặc trong lịch sử từng có một tỷ lệ dân tộc thiểu số đáng kể. Hiện nay, hầu hết các châu tự trị có đa số cư dân là người Hán. Tên chính thức của các châu tự trị bao gồm cả tên của dân tộc thiểu số chiếm ưu thế trong vùng, đôi khi là hai hoặc thậm chí là ba. Ví dụ, châu tự trị dân tộc Tạng, châu tự trị dân tộc Mông Cổ và Tạng. Giống như các đơ]n vị hành chính cấp địa khu khác, các châu tự trị được chia thành các đơn vị cấp huyện. Có một ngoại lệ là Châu tự trị dân tộc Kazakh - Ili bao gồm cả hai địa khu và một số đơn vị cấp huyện trực thuộc khác. Theo hiến pháp hiện hành của Trung Quốc, các châu tự trị không thể bị bãi bỏ.

Khu khai phát

Khu khai phát (开发区 bính âm: kāifāqū, khai phát khu) từng là các đơn vị cấp địa khu tạm thời. Trùng Khánh từng là một khu khai phát trước khi trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương, và hai khu khia phát đã được lập ra bên trong Trùng Khánh sau đó. Loại hành chính này có tính tạm thới và hiện không còn được áp dụng.


Tham khảo