Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội đồng Giám mục Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Thẻ: Đã bị lùi lại Thêm thẻ nowiki Soạn thảo trực quan
Dòng 62: Dòng 62:
Hiện nay Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm có 17 ủy ban trực thuộc:
Hiện nay Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm có 17 ủy ban trực thuộc:


===Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ (2022 - 2025)===
=== Ủy ban Giáo lý Đức tin ===
{| class="prettytable sortable"
|-
! align="center"|STT
! width="35%" align="center"|Tên Ủy ban Giám mục
! align="center"|Thành lập
! width="33%" align="center"|Giám mục chủ tịch
! align=center |Ghi chú
|- bgcolor=#FFE8E8
| align=center | 1 || Ban thường vụ || align="center" | 1980|| [[Giuse Nguyễn Năng]] (''chủ tịch'')<br />[[Giuse Vũ Văn Thiên]] (''phó chủ tịch'')<br>[[Giuse Đỗ Mạnh Hùng]] (''tổng thư ký'')<br> [[Louis Nguyễn Anh Tuấn]] (''phó tổng thư ký'') ||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 2 || Ủy ban Giáo lý Đức tin || align="center" | 2001|| [[Gioan Đỗ Văn Ngân]] ||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 3 || Ủy ban Kinh Thánh || align="center" | 2007||[[Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 4 || Ủy ban Phụng tự || align="center" | 1980|| [[Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn]] ||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 5 || Ủy ban Nghệ thuật thánh || align="center" | 2007|| [[Mátthêu Nguyễn Văn Khôi]] ||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 6 || Ủy ban Thánh nhạc || align="center" | 1998||[[Aloisiô Nguyễn Hùng Vị]]
|
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 7 || Ủy ban Loan báo Tin Mừng || align="center" | 2001|| [[Đa Minh Hoàng Minh Tiến|Đaminh Hoàng Minh Tiến]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 8 || Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh || align="center" | 1980||[[Giuse Đỗ Quang Khang]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 9 || Ủy ban Tu sĩ || align="center" | 2001||[[Phêrô Nguyễn Văn Khảm]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 10 || Ủy ban Giáo dân || align="center" | 1980||[[Giuse Trần Văn Toản]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 11 || Ủy ban Truyền thông Xã hội || align="center" | 2006||[[Giuse Nguyễn Tấn Tước]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 12 || Ủy ban Giáo dục Công giáo || align="center" | 2009||[[Phêrô Huỳnh Văn Hai]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 13 || Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi || align="center" | 2007|| [[Phêrô Nguyễn Văn Viên]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 14 || Ủy ban Văn hóa || align="center" | 2001|| [[Giuse Đặng Đức Ngân]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 15 || Ủy ban Công lý và Hòa bình || align="center" | 2010||[[Giuse Nguyễn Đức Cường]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 16 || Ủy ban Mục vụ Gia đình || align="center" | 2007||[[Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 17 || Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas || align="center" | 2001|| [[Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 18 || Ủy ban Mục vụ Di dân || align="center" | 2007||[[Giuse Nguyễn Chí Linh]]||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 19 ||Văn phòng Mục Vụ Đối Thoại Đại Kết Và Liên Tôn || ||[[Giuse Châu Ngọc Tri]] ||
|-
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 20 ||Hội Thừa sai Việt Nam || ||[[Anphong Nguyễn Hữu Long]] ||
|}

''Nguồn'':<ref>{{Chú thích web|url=https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/bien-ban-dai-hoi-lan-thu-xv-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-46585|tiêu đề=Biên bản Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam}}</ref>

== 1.Ủy ban Giáo lý Đức tin ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

      Uỷ ban Giáo lý Đức tin (UBGLĐT), trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), được thành lập dựa vào Giáo Luật điều 775, § 3,  theo Chỉ Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý (số 269) của Bộ Giáo Sĩ ban hành ngày 15-08-1997, và Thư gởi các Chủ tịch HĐGM (số 4) ngày 11-12-1990 của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

2. Thời gian và sự kiện chính thức thành lập Ủy ban

      UBGLĐT được HĐGMVN quyết định thành lập tại Đại hội lần VIII của HĐGMVN, diễn ra từ 17 đến 22-09-2001. Bản Nội Quy của UBGLĐT đã được Ban Thường vụ HĐGM xét duyệt và được ĐGM. Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch HĐGMVN ký ban hành ngày 17-04-2002.

3. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

      Từ ngày thành lập cho đến thời điểm hiện tại (2017), UBGLĐT đã trải qua gần sáu nhiệm kỳ hoạt động, cụ thể như sau:

      - Nhiệm kỳ I (2001-2004) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Augustinô Nguyễn Văn Trinh

      - Nhiệm kỳ II (2004-2007) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Augustinô Nguyễn Văn Trinh

      - Nhiệm kỳ III (2007-2010) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm (được bổ nhiệm làm giám mục ngày 15-10-2008)

      - Nhiệm kỳ IV (2010-2013) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền

      - Nhiệm kỳ V (2013-2016) với vị Chủ tịch là ĐGM. Giuse Nguyễn Năng và Thư ký là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền

      - Nhiệm kỳ VI (2016-2019) với vị Chủ tịch là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc (2016-2018); ĐGM. Gioan Đỗ Văn Ngân (2018-2019) và Thư ký là linh mục Phaolô Nguyễn Thành Sang.

II. QUY CHẾ

  1. Mục đích và nhiệm vụ

      Mục đích của UBGLĐT là giúp HĐGMVN thi hành nhiệm vụ giáo huấn (Nội Quy, điều 2). Nhiệm vụ của UBGLĐT là nghiên cứu và trình bày giáo lý đức tin của Hội Thánh và những vấn đề liên quan, cổ vũ và hướng dẫn việc trình bày giáo lý cho thích hợp với hoàn cảnh của người nghe và với các nhu cầu của thời đại để đức tin luôn trong sáng và vững mạnh, phát huy và phối hợp những sáng kiến về huấn giáo trong lãnh vực dạy giáo lý và trong việc loan báo Tin Mừng, phiên dịch và soạn những tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ giáo huấn, thúc đẩy việc nghiên cứu và suy tư thần học (Nội Quy, điều 3).

  2. Cơ cấu tổ chức

      UBGLĐT gồm một giám mục chủ tịch do HĐGM bầu chọn, một linh mục thư ký thường trực do giám mục chủ tịch UBGLĐT bổ nhiệm, một số giám mục và linh mục thành viên do giám mục chủ tịch UBGLĐT mời hợp tác, một số chuyên viên gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân được chia thành Ban Thần học và Ban Giáo lý (Nội Quy, điều 4).

  3. Hoạt động

     UBGLĐT họp toàn thể theo định kỳ ba lần trong năm, để đúc kết những công việc đã thực hiện và quyết định những công việc sẽ thực hiện; ngoài ra UBGLĐT cũng có những sinh hoạt bất thường do Đức Giám Mục Chủ tịch UBGLĐT triệu tập khi có nhu cầu; UBGLĐT cũng có văn phòng thường trực với các sinh hoạt liên quan.  

III. NHÂN SỰ

  1. Giám mục Chủ tịch: Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.

  2. Thư ký: Phaolô Nguyễn Thành Sang, linh mục Giáo Phận Mỹ Tho, nhiệm kỳ 2016-2019.

  3. Thành viên

a.    Các Giám mục: ĐGM. Giuse Đinh Đức Đạo, ĐGM. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Khảm, ĐGM. Giuse Nguyễn Năng, ĐGM. Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, ĐGM. Stêphanô Tri Bửu Thiên, ĐGM. Giuse Châu Ngọc Tri, ĐGM. Luy Nguyễn Anh Tuấn.

b.    Ban Thần học: Nữ tu Êlisabeth Trần Như Ý Lan (C.N.D.) và Quý Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am (S.D.B.), Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giuse Tạ Huy Hoàng, Phaolô Vũ Chí Hỷ (S.S.S.), FX. Bảo Lộc, Antôn Hà Văn Minh, Phaolô Nguyễn Thành Sang, Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giuse Lâm Văn Sỹ (O.P.), Giuse Phan Tấn Thành (O.P.), FX. Nguyễn Tiến Dưng (A.A).

  4. Ban Giáo lý

     Quý cha Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, Giuse Nguyễn Đức Cường, Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Giuse Hồ Sĩ Hữu, Giuse Trần Thanh Long, Anrê Lương Vĩnh Phú, Vinh Sơn Nguyễn Văn Thanh, Anphongsô Nguyễn Văn Thế, Giuse Nguyễn Văn Thịnh, Đaminh Phạm Minh Tiến, Antôn Vũ Văn Triết, Giuse Đỗ Đức Trí, Giuse Trần Quốc Tuyến, FX. Nguyễn Văn Việt.

  5. Văn phòng: Chị Maria Mađalêna Phạm Thị Thuý

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     - Số điện thoại văn phòng: (028) 38208715

    -  Địa chỉ email: [email protected]

     - Website của Uỷ ban: www.giaolyductin.net

== 2.Ủy ban Thánh Kinh ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

   Ủy Ban Kinh Thánh (UBKT) trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), được thành lập dựa theo ''Giáo Luật'' “HĐGM thiết lập văn phòng huấn giáo” (điều 775 § 3) và dựa theo lời dạy của Công Đồng Vatican II trong Hiến chế tín lý về Mạc Khải, ''Lời Thiên Chúa'', liên hệ đến nhiệm vụ các Giám Mục là gìn giữ giáo lý tông truyền (x. GL đ. 747 § 1) và giảng dạy về Kinh Thánh và bằng Kinh Thánh (MK 25).

   Hiện nay, UBKT/HĐGMVN là thành viên chính thức của Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo thế giới (Catholic Biblical Federation < CBF > ), đồng thời là thành viên trong Ban Điều Hành Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo Vùng Đông Nam Á (CBF-SEA), phụ trách việc sinh động các tổ chức mục vụ Kinh Thánh trong 5 quốc gia: Việt Nam, Thái lan, Myanmar, Cambodia và Lào.

   UBKT hoạt động theo Nội Quy riêng của Ủy Ban đã được HĐGMVN phê chuẩn từ ngày 12 tháng 10 năm 2007.

II. QUY CHẾ

1. Mục đích và Nhiệm vụ

  Mục đích của UBKT là giúp HĐGMVN thi hành nhiệm vụ giáo huấn, đặc biệt qua việc rao giảng Lời Chúa (x. GL đđ. 762-772). Với mục đích đó, nhiệm vụ cụ thể của UBKT là:

   1/ Nghiên cứu và trình bày ý nghĩa của Kinh Thánh, đặc biệt theo quan điểm mục vụ

   2/ Cổ võ và hướng dẫn việc trình bày giáo lý Kinh Thánh cho thích hợp

   3/ Phát huy và phối hợp những sáng kiến về học hỏi và phổ biến Lời Chúa

   4/ Phiên dịch và soạn những tài liệu liên quan đến mục vụ Kinh Thánh

2. Cơ cấu tổ chức

   Cơ cấu của UBKT gồm có:  

    1/ Một giám mục chủ tịch do HĐGMVN bầu chọn

    2/ Một linh mục thư ký thường trực do giám mục chủ tịch UBKT bổ nhiệm

    3/ Một số giám mục và linh mục thành viên do giám mục chủ tịch UBKT mời hợp tác

    4/ Một số chuyên gia gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân được chia thành 3 nhóm: một nhóm chuyên viên Kinh Thánh; một nhóm gồm các anh chị em đã học Thần học Kinh Thánh; một số yêu thích Lời Chúa và sẵn sàng cộng tác vào việc phổ biến Lời Chúa

3. Hoạt động

  Để thi hành nhiệm vụ, UBKT/HĐGMVN có những hình thức sinh hoạt như sau:       

     1/ Sinh hoạt thường xuyên tại văn phòng của UBKT/HĐGMVN, đặt tại Trụ sở Văn phòng HĐGMVN, số 72/12, Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM

     2/ Toàn Ủy Ban họp định kỳ 06 tháng một lần, do Chủ tịch Ủy Ban triệu tập và chủ tọa để kiểm điểm những công việc đã và đang làm và đề ra những việc cần là

     3/ Sinh hoạt ngoại thường: do Chủ tịch Ủy Ban triệu tập khi có nhu cầu khẩn cấp

     4/ Ngoài ra, văn phòng UBKT/HĐGMVN thường xuyên làm việc dưới sự điều hành của Thư Ký thường trực. Nhiệm vụ chủ yếu của Thư ký thường trực của UBKT là:

         -  Điều hành Văn phòng UBKT

         -  Làm gạch nối giữa giám mục chủ tịch và các thành viên của Ủy Ban

         -  Thường xuyên liên lạc, đôn đốc và thu gom kết quả các việc làm đã được phân công

         -  Chuẩn bị và tổ chức các buổi họp, ghi nhận và đúc kết các ý kiến

         -  Phổ biến các quyết định, các văn kiện của UBKT…

III. NHÂN SỰ TRONG NHIỆM KỲ 2016-2019

     -  Giám mục Chủ tịch: Đức Cha Giuse Võ Đức Minh

     -  Thư ký:                     Lm. Giuse Trần Hòa Hưng SDB

     -  Các thành viên:        Gồm có 22 thành viên chính thức đang làm việc trong nước, 8 thành viên ở nước ngoài và 7 thành viên tán trợ

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

 ''1. Chủ tịch:'' Đức cha Giuse Võ Đức Minh

      Email: [email protected]

      Số điện thoại: 090 820 2420

  ''2. Lm. Thư ký:''    Giuse Trần Hòa Hưng SDB

     Email: [email protected]

     Số điện thoại: 091 801 5314

  ''3. Văn phòng UBKT/HĐGMVN:'' số 72/12, Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM

      Email: [email protected]

      Website của ủy ban : <nowiki>http://kinhthanhvn.net</nowiki>

== 3.Ủy ban Phụng tự ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

   Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã chính thức thành lập hàng Giáo phẩm tại Việt Nam vào ngày 24 tháng 11 năm 1960 qua Sắc chỉ Chư Huynh Đáng Kính (Venerabilium nostrorum). Ngày 4 tháng 12 năm 1963, văn kiện đầu tiên của Công đồng Vaticanô II được công bố là Hiến chế về Phụng vụ: “Sacrosanctum Concilium” (Thánh Công đồng). Hiến chế này không chỉ nhấn mạnh việc cử hành phụng vụ, là “chóp đỉnh” mọi sinh hoạt của Giáo hội và là “nguồn” mọi sức mạnh và ơn thánh cho Giáo Hội (x. PV 7), mà còn mời gọi tín hữu tham gia tích cực vào buổi cử hành phụng vụ. Hơn nữa, Lời Chúa cũng là một ưu tư lớn của Công đồng trong các buổi cử hành phụng vụ (x. PV 24). Từ đây, sinh hoạt phụng vụ trong Giáo Hội có những đổi thay.

   Ngay từ sau khi ban hành Hiến chế Phụng vụ, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có những sáng kiến để thực hiện việc canh tân phụng vụ tại Việt Nam theo như chỉ thị của Công đồng Vaticanô II và các văn kiện của Tòa Thánh được công bố sau đó. Trong các thư chung, Hội đồng Giám mục đã nói về việc canh tân phụng vụ như: thư ngày 01.08.1964, ngày 01.04.1965, ngày 27.09.1965; Và nhất là trong một số bản tường trình hằng năm cho Tòa Thánh về việc thực thi công cuộc canh tân phụng vụ, cũng là những hoạt động tích cực của Hội đồng Giám mục Việt Nam như: bản Báo cáo cho Bộ Phụng tự về sinh hoạt phụng vụ sau cuộc họp của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 05-12/01/1972. Nội dung các bản tường trình này cho thấy các điểm chính sau đây:

    - Thiết lập Ủy ban Giám mục về Phụng vụ

    - Việc đồng tế được áp dụng ngay

    - Xác định các phần phụng vụ được dùng tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, Trung Hoa, một số tiếng của các Dân tộc thiểu số

    - Tín hữu chưa hiểu rõ các ý nghĩa thay đổi trong phụng vụ

    - Trong một số cộng đoàn dòng tu, các bản văn phụng vụ chính thức do Hội đồng Giám mục chấp thuận và được Tòa Thánh chuẩn y đã không được sử dụng, đôi khi còn tự ý thay đổi.

Từ những mối ưu tư và quan tâm đến việc tham dự Phụng vụ của người giáo dân trước việc canh tân Phụng vụ của Giáo hội, cũng như việc thống nhất bản văn dùng trong Phụng vụ nơi các cộng đoàn Giáo xứ và Dòng tu, mà Uỷ Ban Giám mục về Phụng Vụ được thiết lập.

2. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

    Năm 1968, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam đã xin Tòa Thánh một số năng quyền để thực thi ngay trước khi các sách phụng vụ và các nghi thức được Tòa Thánh tu chính và công bố. Chúng ta ghi nhận một vài điểm:

   - Với Sắc Lệnh (Decretum typicum) mang số @ [1] Prot. 787/64 ngày 15-6-1964, Tòa Thánh cho phép Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam được dùng tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác của các dân tộc ít người.

   - Ngày 15.05.1967, chuẩn y bản dịch Sách Nghi thức Thêm sức [2]

   - Ngày 22.04.1971, Tòa Thánh chuẩn y bản dịch tiếng Việt Sách Lễ Rôma theo ấn mẫu Latinh thứ nhất, được tu chính sau Công đồng Vaticanô II [3].

   - Ngày 07.04.1988, Tòa Thánh đã chuẩn y cho phép dùng tạm bản văn Thánh lễ tiếng Việt kính Thánh Anrê Dũng Lạc, linh mục, và các Bạn tử đạo [4].

   - Ngày 07.01.1994, Tòa Thánh đã chấp thuận tạm thời bản văn tiếng Việt Thánh lễ dịp Tất Niên và Tân Niên âm lịch.

   - Ngày 10.05.2005, chuẩn y bản dịch Nghi thức Thánh lễ [5]

   - Ngày 20.02.2008, chuẩn y bản dịch Nghi thức cử hành hôn nhân [6]

   Ngày nay, Hội đồng Giám mục đã cho tu chính lại dần dần các bản dịch trước đây, bắt đầu với Sách lễ Rôma (1992) và hiện thời đang xem xét lại bản văn này và sẽ cập nhật hóa theo Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu lần thứ III.

3. Thời gian và sự kiện chính thức thành lập Uỷ ban

    Ngày 24.01.1968, Ủy ban Phụng tự của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã được chính thức thành lập. Ủy ban hoạt động tích cực cho việc dịch thuật các Sách phụng vụ sang tiếng Việt, giúp Hội đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam và các Giám mục trong các vấn đề phụng vụ. Ủy ban cũng cho xuất bản một nguyệt san mang tên Phụng Vụ. Ủy ban Phụng tự tiếp tục hoạt động trong suốt thời gian từ năm 1975 tới nay, với các vị Chủ tịch Ủy ban:

   1/ 1968 - 1980 : Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, Giám mục Gp. Phú Cường

   2/ 1980 – 1986 : Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, Giám mục Phó Gp. Long Xuyên

   3/ 1986 – 1995 : Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Giám mục Gp. Đà Lạt

   4/ 1995 – 1998 : Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận, Giám mục Gp. Cần Thơ

   5/ 1998 – 2003 : Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn

   6/ 2004 – 2016 : Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Gp. Phú Cường

   7/ 2016 – nay : Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn,  Giám mục Gp. Bà Rịa

    Trong cuộc họp đại Hội thường niên tháng 10.2000, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chấp thuận Bản quy chế của Ủy ban.

4. Hoạt động

   Hiện nay, Ủy ban dành đa số thời gian cho việc dịch thuật các sách phụng vụ. Khoảng hơn mười năm gần đây, mỗi Giáo phận có ủy ban phụng tự, hoặc ít nữa là có một linh mục đặc trách về lãnh vực này.

   Hàng năm, Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Phụng tự mời gọi và tập trung các thành viên làm việc trên những sách phụng vụ tại Văn phòng HĐGMVN, gồm nhưng việc cụ thể sau:

     - Dịch thuật, đọc và góp ý chỉnh sửa những tài liệu như: Sách lễ Rôma, Sách bài đọc, sách các nghi thức….

     - Biểu quyết thống nhất ý kiến đệ trình Hội đồng Giám Mục Việt Nam xin Bộ Phụng tự phê chuẩn.

II. NHÂN SỰ

 ''1.  Đức Cha Chủ Tịch'': Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục giáo phận Bà Rịa

        Đức Cha cố vấn: Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục Gp. Phú Cường và nguyên Chủ tịch Uỷ Ban Phụng Tự.

'' 2. Thư ký'': Lm. Giuse Vũ Văn Hoàng

 ''3. Các Thành viên'':

    • Lm. Phêrô Nguyễn Kim Long

    • Lm. Phaolô Phạm Quốc Túy

    • Lm. Giuse Cao Đình Phương

    • Lm. Giuse Nguyễn Văn Thịnh

    • Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

    • Lm. Phêrô Nguyễn Văn Chính

    • Lm. Matthêu Phạm Trần Thanh

    • Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

    • Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật

    • Lm. Giuse Đỗ Quang Khang

    • Thầy Phêrô Nguyễn Đình Diễn

    • Lm. Vinh sơn Phạm Xuân Hưng

    • Lm. Matthêu Vũ Văn Lượng

III. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

   - Địa chỉ: Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Tp.HCM, Phòng 503.

   - Email: [email protected]

   - Website: uybanphungtu.org

== 4.Ủy ban Thánh nhạc ==
. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

Ủy ban Thánh nhạc “góp phần chủ yếu để làm cho nền Thánh nhạc trong các giáo phận tiến triển hòa nhịp với nền mục vụ về Phụng vụ” (''Huấn thị Âm nhạc trong Phụng vụ'' (ANTPV) số 68, x. Hiến chế Phụng vụ (HCPV) số 44-46), theo tinh thần các hướng dẫn của Giáo Hội toàn cầu, cũng như của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

2. Thời gian thành lập Ủy ban

Trước năm 1975, Ủy ban Thánh nhạc là một trong những Ủy ban ra đời sớm nhất cùng với Ủy ban Phụng Tự. Một mốc thời gian quan trọng là Đại hội Thánh nhạc toàn quốc (miền Nam Việt Nam) được tổ chức tại Sài Gòn, trường Lasan Taberd, năm 1972 đã chính thức ra mắt UBTN.

Sau năm 1975, Ủy ban Thánh nhạc ngưng sinh hoạt mãi cho đến năm 1996. Từ khi được thành lập (chính thức năm 1996), qua bốn đời Đức Cha đặc trách, với sự cộng tác của các Phó Ban và các Tổng thư ký, các ủy viên, Ban Thánh nhạc các Giáo phận đã góp phần tích cực cổ vũ, chấn chỉnh và hướng dẫn sinh hoạt Thánh nhạc qua 41 cuộc Đại Hội và Hội Thảo (Thành phần tham dự: Ban thường vụ Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc; Các Trưởng Ban Thánh nhạc của 26 Giáo phận; Các giáo sư đặc trách Thánh nhạc của 8 Chủng viện; Trưởng Ban Thánh nhạc các Hội dòng chính (thông qua Đức Giám mục đặc trách các Hội dòng; các thành viên của Câu lạc bộ những người viết Thánh ca; các giảng viên các lớp đào tạo Thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ; các nhạc sĩ Thánh nhạc đã từng cộng tác với Ban Thánh Nhạc từ trước đến nay; và những người hoạt động Thánh nhạc).

II. QUY CHẾ

1. Mục đích:

      -  Cổ vũ ca hát theo đúng tinh thần phụng vụ

      -  Cổ vũ các vị có trách nhiệm tại các cộng đoàn chọn bài hát và thể hiện cho phù hợp với tinh thần phụng vụ (HCPV số 114).

      -  Cổ vũ các nhạc sĩ sáng tác thêm nhiều bài thánh ca

          +  Phù hợp với các nghi thức phụng vụ (HCPV số 121)

          +  Phù hợp với ngôn ngữ cũng như truyền thống âm nhạc dân tộc (HCPV số 37, 119; ANTPV số 61), hầu tạo điều kiện cho cộng đoàn tham gia tích cực hơn (HCPV số 113, 118).

2. Cơ cấu tổ chức

   ''1/ Đức cha Chủ tịch:'' do HĐGM bầu chọn, có nhiệm vụ:

      -  Điều hành chung mọi việc và chịu trách nhiệm trước HĐGM

      - Gợi ý cho Ban thường vụ thảo luận về chương trình sinh hoạt cho 3 năm, và cụ thể từng 1 năm và 6 tháng

      - Đúc kết và trình công việc hằng năm cho HĐGM

 ''2/ Cha Thư ký:'' do Đức cha chủ tịch chọn và đề nghị, có nhiệm vụ:

     -  Cộng tác với Đức cha chủ tịch và thừa lệnh ngài lên chương trình cụ thể các hoạt động thánh nhạc, thời gian thực hiện, soạn thảo văn thư, lưu trữ tài liệu, in ấn các tài liệu thông thường, cách riêng nội san Hương Trầm;

     -  Thay thế khi Đức cha chủ tịch vắng mặt.

   ''3/ Ban Thường vụ'' (khoảng 10 người), gồm các ủy viên văn phòng, kế toán, thủ quỹ, chuyên môn về Phụng vụ, Kinh thánh, hòa âm, văn học, chủ nhiệm nội san Hương Trầm.

3. Hoạt động:

    -  Hướng dẫn việc sáng tác và thể hiện âm nhạc trong phụng vụ bằng cách:

        +  Kiểm duyệt các bài hát mới theo luật Hội Thánh (x. GL khoản 823)

        +  Phổ biến các văn kiện về thánh nhạc và nội san Hương Trầm

        +  Tổ chức các buổi trình tấu thánh ca

        +  Phát hành băng đĩa thánh ca

        +  Điều chỉnh các sai sót trong việc thể hiện thánh ca.

   -  Tạo điều kiện cho việc sáng tác và phổ biến các bài thánh ca; thực hiện tuyển tập thánh ca gồm những bài ca đã có thời gian thử thách.

   -  Huấn luyện ngắn hạn và dài hạn về âm nhạc và thánh nhạc phụng vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu bằng cách đỡ đầu, khuyến khích, tổ chức các khóa nhạc tại Trung tâm Mục vụ

III. NHÂN SỰ

''1. Giám mục Chủ tịch'': Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, GM Giáo phận Ban Mê Thuột

''2. Thư ký:'' Linh mục Rôcô Nguyễn Duy, Trung tâm Mục vụ TGP SàiGòn-TPHCM

''3. Các thành viên''

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    -  Địa chỉ email văn phòng: [email protected]

    -  Điện thoại: 0907242678

== 5.Ủy ban Nghệ thuật Thánh ==
I.LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Từ nhiệm kỳ I (1980-1983) đến nhiệm kỳ VI (1995-1998), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ thiết lập 3 Ủy ban trực thuộc HĐGM là Ủy ban Phụng tự, Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh, Ủy ban Giáo dân. Trong nhiệm kỳ VII (1998-2001) có thêm Ủy ban Thánh nhạc.

Từ nhiệm kỳ VIII (2001-2004) và IX (2004-2007), Hội Đồng Giám Mục có 9 Ủy ban, trong số đó có Ủy ban Thánh nhạc và Nghệ thuật thánh, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho làm chủ tịch. Ngày 21-05-2003, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho qua đời, nên từ tháng 10/2003, Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên làm chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc và Nghệ thuật thánh. Như vậy, trong thời gian này, Nghệ thuật thánh chưa phải là một Ủy ban riêng biệt.

Từ nhiệm kỳ X (2007-2010), chiếu theo điều 451 của Bộ Giáo luật 1983 và Tự sắc ''Apostolos suos'', số 18, sau khi xem xét các nhu cầu mục vụ của Giáo Hội tại Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục đã thiết lập 15 Ủy ban trực thuộc, trong số đó có Ủy ban Nghệ thuật thánh. Tuy nhiên, Ủy ban này vẫn chưa có chủ tịch riêng nên được Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, chủ tịch Ủy ban Phụng tự, kiêm nhiệm.

Từ nhiệm kỳ XI (2010-2013) đến XIII (2016-2019), cụ thể từ tháng 10/2010 đến nay, Ủy ban Nghệ thuật thánh có chủ tịch riêng là Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi.    

II. QUY CHẾ

1. Mục đích

Công đồng Vaticanô II, trong Hiến chế về Phụng vụ, số 122, đã khẳng định: "''Trong những hoạt động cao quí nhất của tài trí con người, đặc biệt phải kể đến mỹ thuật, nhất là nghệ thuật tôn giáo và tột đỉnh chính là nghệ thuật thánh. Tự bản tính, nghệ thuật thánh nhằm diễn tả một cách nào đó vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa qua những tác phẩm nhân loại. Nghệ thuật này càng làm cho Thiên Chúa được ca tụng và tôn vinh hơn, một khi những tác phẩm đó không nhằm chủ đích nào khác ngoài sự tích cực góp phần hướng tâm trí con người về cùng Chúa cách đạo đức''".

Ngoài ra, nghệ thuật thánh là nghệ thuật tôn giáo nhằm phục vụ cho việc thờ phượng. Nghệ thuật thánh diễn tả tương quan với mầu nhiệm Thiên Chúa, với luân lý và mục vụ, và thể hiện cách trọn vẹn trong việc thờ phượng. Hình thức thờ phượng cao nhất là phụng vụ, thường gắn liền với các nơi thánh.

Vì vậy, Ủy ban Giám mục về Nghệ Thuật Thánh có mục đích giúp đỡ các Ban nghệ thuật thánh của các Giáo phận và những người hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật thánh, giúp họ hiểu biết và thực hiện đúng những nguyên tắc nghệ thuật thánh liên quan đến kiến trúc, hội họa, điêu khắc, trang trí, lễ phục, v.v., như xây dựng nhà thờ, nhà nguyện và các nơi thờ phượng; bảo tồn và trùng tu những kiến trúc tôn giáo có tính lịch sử và nghệ thuật cao; sáng tác ảnh tượng thánh và các vật dụng dùng vào việc thờ phượng; tạo mẫu trang trí với những biểu tượng và họa tiết mang ý nghĩa thánh thiêng, v.v.

2. Cơ cấu tổ chức

Ủy ban Nghệ thuật thánh là một tổ chức trực thuộc Hội Đồng Giám Mục và do Hội Đồng Giám Mục thiết lập, đứng đầu là một Giám mục làm chủ tịch do Hội Đồng Giám Mục bầu chọn với nhiệm kỳ 3 năm, với sự giúp đỡ của một linh mục thư ký và một số thành viên chuyên môn khác. Hằng năm, Giám mục chủ tịch phải báo cáo các sinh hoạt của Ủy ban trước Hội Đồng Giám Mục, cùng với những đề nghị, để xin sự hướng dẫn hoặc chấp thuận.

3. Hoạt động

         -  Biên soạn và xuất bản hoặc phổ biến các sách hướng dẫn việc xây dựng nhà thờ.

         -  Biên dịch các sách về nghệ thuật công giáo.

         -  Tổ chức các khóa hội thảo chuyên đề.

         -  Tổ chức các cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật công giáo.

         -  Tổ chức các trại sáng tác trẻ cho các sinh viên năm cuối của Đại học Mỹ thuật.

         -  Tư vấn cho các Giáo phận trong việc xây dựng thánh đường và các công trình tôn giáo.

        -  Đặc biệt, do sự ủy nhiệm của Hội Đồng Giám Mục, hoạt động chính của Ủy ban là lên phương án qui hoạch và thiết kế kiến trúc cho Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, tiếp đến hướng dẫn việc thi công xây dựng cùng với những công trình nghệ thuật đi kèm.

III. NHÂN SỰ

   ''1. Chủ tịch:'' Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi.

   ''2. Thư ký:'' Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R.

   3. Các thành viên

     ''a. Nhân sự thường xuyên''

        KS. Nguyễn Đắc Quỳnh Mai (Ngành Quản lý dự án).

        KS. Trần Thế Hùng (Ngành Xây dựng).

        KTS. Nguyễn Thế Anh (Ngành Kiến trúc).

         KS. Nguyễn Kim Sơn (Ngành Điện - Thạc sĩ Chiếu sáng nghệ thuật).

    ''b. Cố vấn Mỹ thuật''

      Th.S. ĐKG. Bùi Hải Sơn, Trưởng bộ môn Điêu khắc, Đại học Kiến trúc Tp. HCM - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Tp. HCM - Hội đồng Mỹ thuật Điêu khắc, Hội Mỹ thuật Tp. HCM.

     Th.S. HS. Vũ Thị Kim Dung, Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa - Hội viên Hội Mỹ thuật Tp. HCM - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

     ThS. HS. Nguyễn Quang Cảnh, Trưởng khoa Hội họa, Đại học Mỹ thuật Tp. HCM.

    ThS. HS. Vũ Thị Bích Hằng, Nữ tu Dòng Đa Minh Bà Rịa - Vũng Tàu, Giảng viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tp. HCM.

     ThS. HS. Mai Quế Vũ, Trưởng khoa Mỹ thuật, Đại học Kiến trúc Tp. HCM.

     ThS. ĐKS. Nguyễn Hoài Huyền Vũ, Giảng viên Đại học Kiến trúc Tp. HCM - Giảng viên Đại học Bình Dương - Hội viên Hội Mỹ thuật Tp. HCM - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

   1. Địa chỉ email: [email protected]

== 6.Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

  1. Định hướng thành lập

   Từ năm 1980 đến 1998, trong 7 nhiệm kỳ đầu tiên, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) chỉ thiết lập 3 ủy ban trực thuộc là: (1) Ủy ban Phụng tự, (2) Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh, (3) Ủy ban Giáo dân. Các Giám mục Chủ tịch của ''“Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh”'' qua các nhiệm kỳ: ''Gm. Phaolô Huỳnh Đông Các:'' nhiệm kỳ I (1980-1983), II (1983-1986); ''Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hòa:'' nhiệm kỳ III (1986-1989), IV (1989-1992), V (1992-1995); ''Gm. Stêphanô Nguyễn Như Thể:'' nhiệm kỳ VI (1995-1998), VII (1998-2001).

   Từ năm 2001 (nhiệm kỳ VIII), Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh được tách làm hai: (1) Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh, (2) Ủy ban Tu sĩ. Các Giám mục Chủ tịch của ''“Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh”'' qua các nhiệm kỳ: Gm. Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh: nhiệm kỳ VIII (2001-2004); Gm. Antôn Vũ Huy Chương: nhiệm kỳ IX (2004-2007), X (2007-2010), XI (2010-2013), XII (2013-2016), XIII (2016-2019). Đặc biệt, đầu nhiệm kỳ XIII, theo yêu cầu của Đức cha Chủ tịch Ủy ban, HĐGMVN đã bầu Gm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm Phó Chủ tịch Ủy ban.

    Định hướng tổng quát: các ủy ban trực thuộc HĐGMVN có nhiệm vụ giúp đỡ các giám mục thực thi cách tập thể trách nhiệm mục vụ trong lĩnh vực chuyên môn, chứ không thay thế các ngài.

  2. Những biến cố và mốc lịch sử quan trọng

    a. Từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ VIII (1980-2004)

        Sinh hoạt chính hàng năm là Hội nghị Thường niên của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện, nhằm báo cáo sinh hoạt tại các Đại Chủng viện.

    b. Từ nhiệm kỳ IX đến XIII (2004 đến 2019)

         Nhờ hoàn cảnh thuận lợi hơn, Ủy ban đã thực hiện theo định hướng tổng quát sau đây:

           - Hai năm một lần tổ chức ''Hội nghị Thường kỳ'' của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện (khoảng 50 cha) trong thời gian 4 ngày, nhằm chia sẻ kinh nghiệm về việc đào tạo 4 chiều kích (nhân bản, đạo đức, trí thức, mục vụ) và học hỏi về một chủ đề

           - Hai năm một lần tổ chức ''Khóa Thường'' ''huấn,'' khoảng 2 tuần lễ, nhằm “đào tạo các nhà đào tạo” của các Đại Chủng viện, Học viện Dòng tu, Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận

   c. Các Khóa Thường huấn

       - ''Năm 2006:'' Khóa Thường huấn đầu tiên trong 3 tuần lễ (từ 28/6 đến 16/7) cho 21 cha giáo thuộc các Đại Chủng viện Việt Nam được tổ chức tại Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế (CIAM) ở Rôma với chủ đề ''“Đào tạo linh mục tại Chủng Viện”'', do Ủy Ban Giáo Sĩ & Chủng Sinh phối hợp với Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc CIAM, tổ chức.

      - ''Năm 2008'': Khóa Thường huấn thứ hai trong 3 tuần lễ (từ 5/7 đến 25/7) cho 30 cha giáo thuộc các Đại Chủng viện Việt Nam được tổ chức tại Paris với chủ đề ''“Những vấn đề mới trong lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh và Luân Lý hiện nay”'', do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với Institut Catholique de Paris (ICP) và Missions Etrangères de Paris (MEP: Hội Thừa Sai Paris) tổ chức; ICP cử 8 giáo sư Kinh Thánh và 4 giáo sư Luân Lý; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.

      - ''Năm 2011'': Hội thảo tại Tòa Giám mục Đà Lạt từ 3/8 đến 5/8 giữa 20 giáo sư triết học của các Đại Chủng viện và 9 giáo sư triết của các Học Viện Dòng tu (Đa Minh, Phanxicô, Don Bosco, DCCT), nhằm điều chỉnh bản Ratio Việt Nam về chương trình dạy và học Triết theo Sắc lệnh của Bộ Giáo Dục.

      - ''Năm 2012'':  Khóa Thường huấn thứ ba trong 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 15/7) cho 83 nhà đào tạo thuộc các Đại Chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (19 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (28 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt với chủ đề ''“Hướng đến sứ vụ, đào tạo chính mình và đào tạo người khác có khả năng phân định”'', do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 8 giáo sư đến từ Paris; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.

     - ''Năm 2014'': Khóa Thường huấn thứ tư trong 2 tuần lễ (từ 06/7 đến 18/7) cho 91 nhà đào tạo thuộc các Đại Chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (12 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (29 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt, với chủ đề ''“Thế tục hóa và việc đào tạo linh mục tại Việt Nam”,'' do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 7 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo và Cha Giuse Phan Tấn Thành, OP; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.

      - ''Năm 2016'': Khóa Thường huấn thứ năm trong 2 tuần lễ (từ 03/7 đến 16/7) cho 94 nhà đào tạo thuộc các Đại Chủng viện (50 vị), một số Dòng tu (18 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (26 vị), tại Trung Tâm Don Bosco K’Long, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng, với chủ đề ''“Việc Phúc Âm hoá và Tân Phúc Âm hoá trong bối cảnh Việt Nam với công việc đào tạo các linh mục tại Việt Nam”,'' do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 6 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Cha Edgar Javier, SVD (Dòng Ngôi Lời, từ Liên HĐGM Á châu - FABC), Cha HAN MIN TAEG (từ Hàn Quốc), Cha Grêgôriô Giảng, MEP (từ Singapore); Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.

      - ''Năm 2018'': Khóa Thường huấn thứ sáu trong 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 14/7) cho khoảng 100 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện, Dòng tu và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận, tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, với chủ đề ''“Giáo huấn Xã hội của Giáo hội hôm nay: đối thoại cứu rỗi”'', do Ủy ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 5 giáo sư đến từ Paris và mời thêm một vài linh mục chuyên viên; Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.

   d. Biên soạn Ratio Việt Nam

     -  Năm 1970, Bộ Giáo sĩ đã ban hành một Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis (Nguyên tắc Căn bản về Đào tạo Linh mục) cho Giáo hội toàn cầu và được sửa lại đôi chút vào năm 1985 cho phù hợp với Bộ Giáo luật mới (1983). Căn cứ vào Ratio chung này, HĐGM mỗi quốc gia sẽ biên soạn một Ratio về việc đào tạo linh mục trong cả nước. Chính vì thế, năm 2005, HĐGMVN đã thống nhất trao cho Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thực hiện nhiệm vụ này.

     -  Ban Biên soạn Ratio gồm một số linh mục thuộc các Đại Chủng viện tại Việt Nam bắt đầu làm việc từ năm 2005 dựa vào Ratio chung và nhất là dựa vào Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, “Pastores dabo vobis” (1992), của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II.

     -  Ngày 08/04/2010, Hội Nghị HĐGMVN tại Trung Tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bỏ phiếu chấp thuận 100%  bản văn “ ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn” như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Sau đó, bản văn đã được gửi sang Tòa Thánh để được xem xét và phê chuẩn theo đúng Giáo luật số 242 §1. Tại Văn kiện ngày 09/12/2010 (Prot. N. 554/5010) của Bộ Giáo Dục Công Giáo do Đức Hồng y Tổng Trưởng Zenon GROCHOLEWSKI ký, và tại Sắc lệnh ngày 31/10/2011 (Prot. N. 5079/11) của Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc do Đức Tổng Giám Mục Tổng Trưởng Fernando FILONI ký, Tòa Thánh đã phê chuẩn bản văn về Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam.

    -  Ngày 19/03/2012, thay mặt HĐGMVN, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đã ký Sắc lệnh ban hành văn bản “ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn”, như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam kể từ ngày 01/09/2012.

    -  Cuốn Ratio Việt Nam định hướng và chỉ dẫn việc đào tạo trong 3 giai đoạn: (1) đào tạo mở đường trước chủng viện, (2) đào tạo căn bản tại chủng viện, (3) đào tạo trường kỳ sau chủng viện. Trong mỗi giai đoạn, việc đào tạo được thực hiện cách tiệm tiến về 4 chiều kích: nhân bản, đạo đức, trí thức và mục vụ. Ratio này dành cho các chủng sinh nhưng cũng hướng tới các giáo sĩ hiện tại và tương lai.

    -  Đầu tháng 7 năm 2017, Hội nghị các Đại Chủng viện tại K’Long (Đà Lạt) đã học hỏi bản Ratio mới, có tựa đề “Ân Ban Ơn Gọi Linh Mục” được Bộ Giáo sĩ ban hành ngày 08/12/2016, để cập nhật một vài điểm nhấn bổ túc cho Ratio Việt Nam ban hành năm 2012.

  e. Dự kiến thành lập “Trung tâm Tĩnh dưỡng Giáo sĩ tại Việt Nam”

    -  Trong Hội nghị Thường niên kỳ I-2016 từ ngày 4-8/4/2016 tại Tòa Giám mục Thái Bình, HĐGMVN đã đồng thuận (32/33) với dự án của Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh về việc thành lập “Trung tâm Tĩnh dưỡng Giáo sĩ tại Việt Nam” nhằm mục đích bồi dưỡng đời sống tâm linh và tâm lý cho các linh mục.

    -  Ngày 8/9/2016, Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh đã làm đơn (có sự xác nhận của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN) gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và thành phố Bảo Lộc về việc thành lập Trung tâm tại Bảo Lộc.

II. NHÂN SỰ

   1. Chủ tịch: Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Đà Lạt

   2. Phó chủ tịch: Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Phụ tá Sàigòn

   3. Thư ký

      -  Từ năm 2004-2016: Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng

      -  Từ năm 2016-2019: Cha Vinh Sơn Trần Minh Thực, PSS (Gp. Phát Diệm)

                                         Cha Phêrô Sanen Nguyễn Văn Hiệu (Gp. Hải Phòng)

III. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    -  Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương: Tòa Giám mục Đà Lạt, 9 Nguyễn Thái Học, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    -  Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng: Tòa TGM Tp. HCM, 180 Ng. Đình Chiểu, P.6, Q.3, Tp HCM.

    -  Cha Vinh Sơn Trần Minh Thực: Đại Chủng viện Huế, 30 Kim Long, Huế.

    -  Email của Ủy ban: [email protected]

== 7.Ủy ban Tu sĩ ==

==== I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH ====
Các Ủy ban Giám mục, trong đó có Ủy ban Tu sĩ HĐGM, được thành lập trong các kỳ đại hội; sau đó, các UBGM triển khai các hoạt động ở cấp giáo phận, đứng đầu mỗi Ủy ban cấp giáo phận là 1 linh mục và một hay nhiều linh mục thành viên tham gia.

Trong Đại hội HĐGMVN lần thứ I, HĐGM đã thành lập 3 UBGM: UBGM về Phụng tự do Giám mục Bùi Tuần làm chủ tịch; UBGM về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh do Giám mục Huỳnh Đông Các làm chủ tịch; UBGM về Giáo dân do Giám mục Phan Thế Hinh làm chủ tịch. Từ năm 1980-1983, Uỷ Ban Tu sĩ đứng chung với Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh. Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban này là Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các (nhiệm kỳ 1980-1992).

Trong Đại hội HĐGM lần thứ VI, nhiệm kỳ 1992-1995, UBTS do Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể làm chủ tịch. Ngài là vị Chủ tịch thứ 2 của Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh (nhiệm kỳ 1992-1998).

Trong Đại hội HĐGM lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1998-2001, Uỷ ban Tu sĩ được chính thức thành lập và được tách ra từ Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh. Vị Chủ tịch thứ 3 của Ủy ban Tu sĩ là Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, SDB.

Trong Đại hội HĐGM thứ XII,  nhiệm kỳ 2013-2016, có sự thay đổi chủ tịch một số ủy ban và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Giáo phận Thái Bình, được chọn làm Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ. Ngài là vị Chủ tịch thứ 4 của Ủy ban Tu sĩ.

==== II. QUY CHẾ ====

=====    1. Mục đích =====
      - Cổ võ, bảo vệ, thăng tiến và làm sinh động đời sống thánh hiến tại Việt Nam

      - Nối kết các anh chị em sống đời thánh hiến tại Việt Nam với nhau và với các tổ chức quốc tế về đời sống thánh hiến trong tình liên đới huynh đệ và sứ mạng phục vụ Hội Thánh và gia đình nhân loại.

      - Liên kết các Dòng tu, Tu đoàn, Tu hội và Hiệp hội đang hiện diện và hoạt động tại Việt Nam với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và với Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Các Tu Đoàn Tông Đồ

     - Xây dựng sự hiệp thông huynh đệ và tình liên đới giữa các anh chị em sống đời thánh hiến tại các Giáo Hội địa phương tại Việt Nam với nhau và với các anh chị em sống đời thánh hiến tại các Châu lục khác trên toàn thế giới

====   2. Cơ cấu tổ chức ====

=====         -  ''Lãnh đạo Ủy ban  Tu sĩ:'' =====
               Chủ Tịch: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB., Giám Mục Gp. Thái Bình

               Thư ký: Cha Tôma Vũ Quang Trung, S.J.

=====        -  ''Văn Phòng Ủy ban Tu sĩ:'' 5 nhân viên thường trực phục vụ =====

==== 3. Hoạt động ====
       Liên kết hoạt động của các Dòng tu, Tu đoàn tông đồ, Tu hội và Hiệp hội trong một định hướng chung qua việc phổ biến các hướng dẫn, tài liệu và thông tin của Giáo Hội, đặc biệt từ Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Tu Đoàn Tông Đồ và từ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

      Hỗ trợ các Dòng tu, Tu đoàn Tông đồ, Tu hội và Hiệp hội trong việc lãnh đạo, quản trị và đào tạo huấn luyện trí thức, thiêng liêng, tu đức qua việc tổ chức các khóa học hỏi, hội thảo, thường huấn, tĩnh tâm, đồng hành thiêng liêng, hướng dẫn việc chuẩn bị và đồng hành với các Tổng tu nghị, Tổng hội…

      Hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục hành chánh liên quan đến mọi sinh hoạt của các Dòng tu, Tu đoàn, Tu hội và Hiệp hội trong nội bộ Giáo Hội và trong tương quan với chính quyền.

==== III. NHÂN SỰ ====
    1. Chủ tịch: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB., Giám Mục GP Thái Bình

    2. Thư ký: Linh mục Tôma Vũ Quang Trung, S.J.

    3. Các nhân viên thường trực: Nhóm Đức Mẹ Guadalupe gồm

         (1) Aquila-Priscilla Nguyễn Quách Phương Anh (Trưởng nhóm)

         (2) Phêrô Trần Phan Hoàng Nghĩa (Phó nhóm)

         (3) Martinô Nguyễn Hữu Lộc (Thành viên)

         (4) Anna Đoàn Thị Nguyệt Anh (Thành viên)

         (5) Maria Bùi Thị Ngọc Cúc (Thành viên)

==== IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC ====
    1. Địa chỉ: 72/12 Trần Quốc Toản, P. 8, Quận 3, Tp. HCM, Phòng 405, Lầu 4

    2. Văn Phòng thường trực: 180 Nguyễn Đình Chiểu, P. 8, Q. 3, Tp. HCM, P. 220, Lầu 2

    3. Địa chỉ email: [email protected]

    4. Số điện thoại văn phòng: 028.3930.7256

                 -  Cô Phương Anh:    0937 801 307

                  -  Anh Hoàng Nghĩa: 0906 565 184

    5. Giờ làm việc

            Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần:  

               -  Sáng: từ   8g00-11g30

               -  Chiều: từ 14g00-16g30''                                                     ''

== 8.Ủy ban Giáo dân ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Sự kiện trở thành cột mốc khởi đầu lịch sử hình thành của Ủy ban Giáo dân diễn ra vào năm 1980, trong bối cảnh hội họp sinh hoạt của Đại hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Lần I. Đại hội đã thành lập ra Ủy ban Giáo dân – cùng với hai ủy ban khác: Ủy ban Phụng tự và Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh – trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Từ đó, các giám mục chủ tịch của Ủy ban Giáo dân theo từng nhiệm kỳ lần lượt được ghi nhận trong lịch sử hình thành của ủy ban là:

    1/ Đại hội Lần I (1980-1983): Đức Giám mục Giuse Phan Thế Hinh

    2/ Đại hội Lần II (1983-1986): Đức Giám mục Phêrô Phạm Tần

    3/ Đại hội Lần III (1986-1989): Đức Giám mục Phêrô Phạm Tần

    4/ Đại hội Lần IV (1989-1992): Đức Giám mục Luy Phạm Văn Nẫm

    5/ Đại hội Lần V (1992-1995): Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

    6/ Đại hội Lần VI (1995-1998): Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang

    7/ Đại hội Lần VII (1998-2001): Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang

    8/ Đại hội Lần VIII (2001-2004): Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang

    9/ Đại hội Lần IX (2004-2007): Đức Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh

  10/ Đại hội Lần X (2007-2010): Đức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu

  11/ Đại hội Lần XI (2010-2013): Đức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu

  12/ Đại hội Lần XII (2013-2016): Đức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu

  13/ Đại hội Lần XIII (2016-2019): Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản

II. QUY CHẾ

Một cách tổng quát, định hướng thành lập của ủy ban được thể hiện nơi “đường hướng mục vụ” của Hội đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung đại hội ban hành (tại Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 1980). Theo đó, tất cả là để cụ thể hóa những giá trị Tin Mừng: “Một Hội Thánh vì loài người”, “Hội thánh trong lòng dân tộc”. Thật vậy, trong phần “Ngỏ lời với các thành phần Dân Chúa”, các đức giám mục đã nhắc đến ơn gọi của anh chị em giáo dân chính là “nên thánh giữa đời bằng cách sống Phúc Âm của Chúa Kitô trong các phận sự trần thế (GH 31; MV 43)”.

Căn cứ vào Quy chế của Hội đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 (điều 12) về các ủy ban giám mục trực thuộc, Ủy ban Giáo dân vì thế cũng có: một vị giám mục chủ tịch, một linh mục thư ký, và một số chuyên viên. Trong thực tế hiện nay, nhiệm kỳ 2016-2019, Đức cha Giuse Trần Văn Toản là vị chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban Giáo dân. Dưới sự hướng dẫn của Đức cha Chủ tịch, cơ cấu tổ chức nhân sự đang theo hướng hình thành cách thiết thực và hiệu quả, gồm: (1) Ban Điều hành và (2) Ban Nghiên huấn.

''Ban Điều Hành'':

   1/ Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo dân

   2/ Một linh mục phó 1, đặc trách hội đồng mục vụ giáo xứ

   3/ Một linh mục phó 2, đặc trách các đoàn hội

   4/ Một linh mục phó 3, đặc trách Ban Nghiên huấn

   5/ Một thư ký

   6/ Mỗi giáo tỉnh có ba nhân sự (một linh mục, một giáo dân nam, và một giáo dân nữ)

Với vai trò nghiên cứu và cung cấp các tài liệu huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ, Ban Nghiên huấn bao gồm các linh mục có khả năng chuyên môn và có điều kiện thời gian. Khi được yêu cầu, Ban Nghiên huấn sẽ hỗ trợ các ủy ban giáo dân của các giáo phận để tổ chức các khóa huấn luyện tông đồ giáo dân.

III. NHÂN SỰ

Với các nhân sự trong Ban Điều hành và Ban Nghiên huấn như phần trình bày trên, Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân còn hướng dẫn tổ chức và tiếp nhận sự cộng tác điều hành của: (1) Một linh mục đại diện do các linh mục đặc trách giáo dân trong từng giáo tỉnh bầu ra; và (2) Hai nhân sự giáo dân từ mỗi giáo tỉnh, một nam và một nữ, để cùng cộng tác với đức cha chủ tịch trong việc điều hành. Theo đó, các linh mục phụ trách và hai vị giáo dân trong các giáo tỉnh đã được tuyển cử:

   1/ Giáo tỉnh Sài Gòn: (1) Lm. Antôn Hà Văn Minh (GP. Phú Cường); (2) Ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái (TGP. Sài Gòn-TP. HCM); Chị Xêxilia Lê Thị Ngọc Nhi (GP. Đà Lạt)

   2/ Giáo tỉnh Huế: (1) Linh mục phụ Phaolô Phạm Tá (TGP. Huế); (2) Giáo phu Michel Trước (giáo phận Kon-tum) ; (3) Bà Maria Đoàn Thị Xuân Phương (GP. Nha Trang)

   3/ Giáo tỉnh Hà Nội: (1) Cha Giuse Nguyễn Viết Hiệp (GP. Hưng Hóa); (2) Ông Hierônimô Trần Đức Phú (GP. Thái Bình); (3) Bà Têrêsa Trịnh Thị Trầm (TGP. Hà Nội)

   4/ Ban Nghiên huấn: Cha Giuse Tạ Huy Hoàng (Phó đặc trách Ban Nghiên huấn), Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty, SBD, Cha Tôma Vũ Ngọc Tín SJ.

   5/ Thư ký: Cha Phêrô Nguyễn Văn Kiệt, TGM Long Xuyên; Anh GB. Nguyễn Quang Trung (thư ký 2)

V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     Địa chỉ e-mail: [email protected]

     Số điện thoại: 096 563 3133 (Lm. Phêrô Nguyễn Văn Kiệt)

== 9.Ủy ban Mục vụ Gia đình ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Từ năm 2004, Tiểu ban Mục vụ Gia đình, do Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu phụ trách, được thiết lập trực thuộc Ủy Ban Giáo Dân do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh làm chủ tịch.

Tại Đại Hội lần X (8-12/10/2007) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGMVN được thành lập, với Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Lạng Sơn-Cao Bằng, nguyên Giám mục Đà Nẵng, làm Chủ tịch Ủy ban.

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa Đức cha Chủ tịch Giuse Châu Ngọc Tri, cha thư ký Luy Nguyễn Anh Tuấn với một số đoàn thể gia đình vào ngày 10/11/2008 là khởi đầu cho kế hoạch làm việc của UBMVGĐ.

Hội nghị Ủy ban MVGĐ lần I ngày 15-16/05/2009 tại Đà Nẵng quy tụ 25 người, gồm 1 giám mục, 16 linh mục, 3 nữ tu, 5 giáo dân thuộc 15 giáo phận, với nội dung: Lập trang tin điện tử (Website) của UBMVGĐ và chọn người phụ trách.

Hội nghị Ủy ban MVGĐ lần II ngày 21-23/09/2011 tại TTMV TGP Sài Gòn, với nội dung: Thảo luận và định hướng cho hoạt động của Ủy ban và các Ban MVGĐ trong thời gian tới, theo chỉ dẫn của Tông huấn về Gia đình ''Familiaris Consortio'' của Đức Gioan Phaolo II, nhân kỷ niệm 30 năm công bố (22/11/1981). Hội nghị quyết định tổ chức một cuộc Hội thảo về Tông huấn Gia đình  nhân kỷ niệm 30 năm công bố, tại Trà Kiệu- Đà Nẵng ngày 17-18/11/2011.

Hội nghị UBMVGĐ lần III ngày 27-28/09/2012 tại TTMV TGP Sài, với nội dung: Tường trình ngày Hội GĐTG lần VII tại Milanô  2012 và ''Family Symposium'' tại Thái Lan. Đức cha chủ tịch đề nghị thành lập Ban Nghiên huấn, mời cha Augustino Nguyễn Văn Dụ làm trưởng ban và mời một số linh mục, nữ tu, giáo dân làm chuyên viên của ban để giúp huấn luyện cho các giáo phận, lên kế hoạch đào tạo Tác viên MVGĐ cho các giáo phận.

Hội nghị UBMVGĐ lần IV ngày 13-14/08/2013 tại La Vang, Huế, với nội dung: Các giáo phận nêu tình hình hoạt động MVGĐ, những thuận lợi và khó khăn. Ủy ban đề nghị tiếp tục hoàn thiện ban MVGĐ tại giáo phận, huấn luyện nhân sự cho ban MVGĐ các giáo phận, đưa chương trình MVGĐ vào các Đại Chủng viện.

Hội nghị UBMVGĐ lần V là Đại hội Gia đình, vì có sự tham gia một số gia đình đại diện của các giáo phận, tổ chức ngày 10-12/09/2014 với chủ đề: “Gia đình- Tình yêu và Sự Sống” tại Thanh Hóa. Tổng số người tham dự: 148, gồm 3 GM, 33 linh mục, 6 nữ tu, 106 giáo dân. Đại hội có mặt 6 đoàn thể và đại diện Woomb VN.

Hội nghị UBMVGĐ lần VI ngày 05-06/08/2015 với chủ đề: “Khởi sự từ Gia đình và giáo xứ” tổ chức tại Văn phòng HĐGMVN tại Sài Gòn.

Hội nghị UBMVGĐ lần VII ngày 22-23/09/2016 với nội dung: “Thực trạng và thách đố của gia đình. Niềm vui của tình yêu đích thực. Mục vụ cho những hoàn cảnh đặc biệt”, quy tụ 46 tham dự viên thuộc 21/26 giáo phận gồm 1 giám mục,  36 linh mục, 1 nữ tu, và 8 giáo dân trong ban thư ký.

Hội nghị UBMVGĐ lần VIII ngày 19-20/09/2017 tại Văn phòng HĐGMVN với nội dung chuẩn bị lược đồ Hướng dẫn MVGĐ, quy tụ 44 người gồm 2 giám mục, 34 linh mục thuộc 21/26 giáo phận, 1 nữ tu và 7 giáo dân.

II. QUY CHẾ

1. Mục đích

     - Giúp Đức cha chủ tịch Ủy ban MVGĐ trong nhiệm vụ tư vấn cho HĐGM về lãnh vực mục vụ Hôn nhân - gia đình.

     - Nối kết các ban mục vụ gia đình của 26 giáo phận nhằm thúc đẩy, giúp đỡ nhau trong công tác mục vụ gia đình qua các Hội thảo, Hội nghị, Đại hội của Ủy ban.

2. Cơ cấu tổ chức

     - 1 Giám mục chủ tịch UBMVGĐ.

     - 1 Linh mục Thư ký UBMVGĐ (Có ban thư ký cộng tác).

     - Mỗi giáo tỉnh có một cha phó thư ký.

     - Các ủy viên là các linh mục trưởng ban MVGĐ của 26 giáo phận.

     - Tiểu Ban nghiên huấn: Cha trưởng ban và các linh mục, tu sĩ, giáo dân chuyên viên.

3. Hoạt động

     - Sinh hoạt thường niên là các Hội nghị của Ủy ban hàng năm vào cuối quý 3, quy tụ các linh mục trưởng ban MVGĐ các giáo phận nhằm nối kết và trợ giúp nhau trong mục vụ gia đình tại giáo phận, trong hướng mục vụ chung của Hội Thánh tại Việt Nam. Và cứ ba năm một lần, Ủy ban tổ chức Đại hội với thành phần tham dự mở rộng hơn cho các giáo dân,  hội đoàn, phong trào gia đình.

     - Các Ban MVGĐ các giáo phận trong 3 giáo tỉnh mỗi năm họp một lần hầu giúp gắn kết và chia sẻ kinh nghiệm mục vụ của từng vùng miền.

     - Tiểu ban Nghiên huấn soạn tài liệu, giúp huấn luyện về MVGĐ cho các giáo phận tùy theo yêu cầu.

     - Đại diện HĐGMVN tham dự các Hội thảo, Hội nghị quốc tế trong vùng Á châu và thế giới.

4. Hội nghị trong nước và quốc tế:

     - Năm 2007 '' Family Symposium'' (Hội Thảo chuyên đề về GĐ) lần I  Khu vực Đông Nam Á tổ chức từ ngày 13-15/10/2007 ở Sampran Thái Lan, dành cho các giám mục và cộng tác viên giáo dân Đông Nam Á với nội dung “Học cách thiết lập kế hoạch và dự án cho hoạt động của gia đình”. Giáo hội Việt Nam có 2 giáo dân tham dự. Từ năm 2007 đến 2012, UBMVGĐ trực thuộc HĐGMVN đều tham gia Family Symposium các nước Đông Nam Á hàng năm. Việt Nam đăng cai Hội thảo Chuyên đề này lần V năm 2011 (20-22/05/2011), tổ chức tại Trung Tâm Mục vụ Tgp. Sài Gòn.

     - Năm 2015 tham dự BILA II (Bishops’ Institute for Lay Apostolate) về Cộng Đoàn Kitô Hữu Nhỏ, tổ chức từ ngày 25-30/05/2015 tại Camillian Pastoral Center, Lat Krabang. Bangkok Thailand. Đoàn Việt Nam có cha Luy Nguyễn Anh Tuấn và anh Phêrô Tạ Đình Vui tham dự.

     - Năm 2016 tham dự Hội nghị tại Salesian Retreat House, Hua Hin, Thái Lan do FABC – OC và OLF tổ chức,  từ ngày 16-20/05/2016 với nội dung: “Mục vụ gia đình tại Châu Á: Những thách đố và giải pháp hiện nay”. Có một linh mục (cha Giuse Hoàng Ngọc Dũng) và một cặp vợ chồng tham dự.

     - Ngày Hội Gia Đình Thế Giới lần VII, Milano 2012 chủ đề: “Gia đình: Lao động và Ngày lễ”, Việt Nam có 2 linh mục, 1 nữ tu và 2 giáo dân tham dự  Hội nghị Thần học mục vụ. Ngoài ra, TGP Sài Gòn cũng có một đoàn gồm ĐHY Gioan Baotixita, một số linh mục và giáo dân tham dự.

     - Ngày Hội Gia Đình Thế Giới lần VIII, Philadelphia 2015, chủ đề: “Yêu thương là Sứ mệnh của chúng ta: để gia đình được sống dồi dào”. Số người VN tham dự là 1450 người, đại biểu VN trong nước đi dự khoảng 300 người. Số người đại diện chính thức của Giáo hội VN có 116 người gồm 5 giám mục, 49 linh mục, 25 nữ tu và 42 giáo dân.

5. Hoạt động của Ban Nghiên huấn:

     - Giúp giáo phận Hưng Hóa huấn luyện MVGĐ lần 1, ngày 05- 09/11/2012. Huấn luyện lần 2, ngày 11-15/11/2013, tại Trung Tâm Mục Vụ Hà Thạch.

     - Giúp huấn luyện MVGĐ tại Gp. Phát Diệm, ngày 20-22/11/2013.

     - Giúp huấn luyện MVGĐ tại Gp. Qui Nhơn lần 1, ngày 26-28/12/2013; lần 2: ngày 20-22/12/2016

     - Hội thảo Mục vụ Gia đình tại Xuân Lộc từ ngày 24-27/02/2014.

     - Gặp gỡ Gia đình tại giáo phận Long Xuyên ngày 16/03/2014. Lần 2, ngày 21- 26/08/2015.

     - Thường huấn MVGĐ GP Lạng Sơn ngày 04-06/11/2014.

     - Huấn luyện khóa Tác viên MVGĐ Gp. Đà Nẵng ngày 10-12/07/2015.

IV. NHÂN SỰ

''1. Giám mục chủ tịch:'' Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục Giáo phận Đà Lạt (10/2019 - nay)

    ''   Tiền nhiệm:'' Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.

''2. Thư ký:'' Các thành viên trong ban thư ký: Ô. Phêrô G. Tạ Đình Vui, Ô. Antôn Uông Đại Bằng, Ô. Phanxicô Xaviê Trần Anh Dũng, Ô. Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa, Ô. Phêrô Trần Văn Bình, Ô. Vincentê Đinh Tiến Thuấn, Ô Antôn Mai Vũ Khánh.

''3. Các thành viên UBMVGĐ:'' Các linh mục trưởng ban và phó ban MVGĐ thuộc 26 giáo phận.

''4. Các Phó Thư ký:'' Giáo tỉnh Sài Gòn: Lm. Phêrô Nguyễn Xuân Anh (Gp. Phan Thiết)

                                  Giáo tỉnh Huế: Lm. Phaolô Nguyễn Hữu Trường Sơn (Gp. Đà Nẵng)

                                  Giáo tỉnh Hà Nội: Lm. Vincentê Nguyễn Bản Mạnh (Gp. Bùi Chu)

V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     -   Địa chỉ email: [email protected]

     -   Điện thoại: 028. 3820 5242

     -   Website của Ủy ban: www.ubmvgiadinh.org

== 10.Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi (trước 2016 là Ủy ban Mục vụ Giới trẻ) ==
Phần 1: MỤC VỤ GIỚI TRẺ

I. Lược sử hình thành

    Năm 1985 Liên Hiệp Quốc tuyên bố là Năm Quốc Tế Giới Trẻ. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết một lá thư cho “Giới trẻ toàn Thế giới” và đặt ra một nền móng rõ ràng hơn cho Mục vụ Giới trẻ Công giáo.

   Qua những chủ đề của các Đại hội Giới trẻ Thế giới, Đức Giáo Hoàng đã hướng dẫn mục vụ cho giới trẻ ngày càng phát triển, nhiều gợi ý tách một bộ phận mục vụ riêng để đảm trách về giới trẻ.

    Ở Roma, Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo dân (the Pontifical Council of the Laity) đã lập ra một bộ phận giới trẻ (Youth Sector).

    Ở Châu Á, Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Châu Á (gọi tắt FABC) cũng đã thành lập một bộ phận phụ trách giới trẻ từ văn phòng giáo dân (Office of the Laity - OL), và bày tỏ nhiều quan tâm đến các bạn trẻ. Văn phòng Giới trẻ (Youth Desk) ra đời.

    Ở Việt Nam, Ban Mục Vụ Giới Trẻ Sài Gòn, Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập vào ngày 30/05/1993.

    Qua công việc đào tạo, Ủy ban giúp người trẻ nhận thức vai trò tông đồ của mình, giúp họ định hướng cho tương lai, cũng như tích luỹ những kỷ năng sống cho việc hội nhập vào thế giới toàn cầu hoá, đồng thời giúp họ khao khát sống và giữ những giá trị Kitô giáo.

    Trong phiên họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tại Huế tháng 10/2007, Hội nghị đã đồng ý chọn Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng, đặc trách Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam. Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam ra đời với mối bận tâm làm thế nào giúp đào tạo người trẻ sống đức tin trong hoàn cảnh hiện nay. Qua nhiều lần gặp gỡ quý đặc trách giới trẻ của 26 giáo phận, Đức Cha chủ tịch đã hình thành cơ cấu tổ chức của UBMVGTVN với nội quy sinh hoạt được HĐGMVN phê chuẩn ngày 17/05/2011.

    Sau hội thảo Bạn Trẻ và Đức Tin tổ chức tại Tòa Giám mục Hải Phòng ngày 20-22/07/2010, một chương trình được đề nghị: Đào tạo niềm tin cho người trẻ bằng cách trình bày Tin mừng và giáo huấn của Giáo hội qua các giá trị sống và kỹ năng sống, trong từng môi trường cụ thể.

    Môi trường giáo xứ: cần củng cố tổ chức Mục Vụ Giới Trẻ Giáo xứ. Nhiệm vụ chính yếu của Ủy ban là chăm lo cho giới bằng cách quy tụ các bạn trẻ trong những mô hình mới như câu lạc bộ, cộng đoàn kitô căn bản vv… Mục Vụ Giới Trẻ sẽ liên kết với các đoàn thể trẻ trong giáo xứ và các ban mục vụ khác để tổ chức sinh họat cho giới trẻ giáo xứ như thánh lễ, nói chuyện chuyên đề, học hỏi giáo lý, giao lưu, văn nghệ, thể thao, kịch nghệ, phim ảnh, công tác xã hội, sứ vụ vv…

    Môi trường học đường và xí nghiệp: cả hai môi trường này vừa ảnh hưởng trên người trẻ vừa chịu ảnh hưởng của họ. Giới trẻ cần được huấn luyện và được đồng hành để có khả năng thánh hóa môi trường sống, sống và làm chứng cho Tin Mừng.

2. Hoạt động

    Uỷ Ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hoạt động chiếu theo điều 24 của nội quy sinh hoạt Giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

    Văn phòng của uỷ ban được thành lập với nhiệm vụ là thiết lập mối liên lạc giữa các linh mục đặc trách và các bạn trẻ từ các giáo phận, đồng thời cung cấp những thông tin liên quan đến những hoạt động giới trẻ thông qua “Bản Tin Mục Vụ Giới Trẻ”, được phát hành hàng tháng. Bản tin được gửi đi bằng email đến quý cha đặc trách giới trẻ, đến các anh chị trong ban điều hành, văn phòng Mục Vụ Giới Trẻ hoặc văn phòng Tòa Giám Mục các giáo phận.

3. Nhân sự

    - Đức Cha chủ tịch: Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục phụ tá giáo phận Vinh  

    - Thư ký điều hành: Lm Gioan Lê Quang Việt

    - Quý cha đặc trách mục vụ giới trẻ các giáo phận

4. Địa Chỉ Liên Lạc

    - Văn phòng Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ-Thiếu Nhi. Tầng 4, phòng số 408.

       72/12 đường Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, Tp . HCM,

    - Email văn phòng: [email protected]

    - Điện thoại:  08.3820.9331

Phần 2: THIẾU NHI THÁNH THỂ

1. Lược sử hình thành

     Hội Nghĩa Binh của Giáo Hoàng ra đời năm 1865 đáp lời Đức Piô IX kêu gọi các Kitô hữu tham gia việc truyền giáo.

     Năm 1917 để đáp lời Đức Pio X, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được thành lập, đề cao việc cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.

    Hội Nghĩa Binh Thánh Thể thành lập đầu tiên tại Hà Nội năm 1929, sau đó đến Sàigòn, Huế năm 1931, Phát Diệm, Thanh Hóa 1932, Vinh 1935, Vinh, Vĩnh Long 1936, Qui Nhơn, Bùi Chu, Thái Bình 1937, …

    Năm 1965, với luồng gió đổi mới của Công đồng Vaticanô II, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể đã đổi tên thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam. Đây không chỉ là Hội Tông đồ cầu nguyện nhưng còn chú tâm giáo dục đức tin, hướng dẫn thiếu nhi làm tông đồ và giúp các em sống đạo qua các sinh hoạt vui tươi, lành mạnh.

    Năm 1975 mọi sinh hoạt hội đoàn Công giáo tiến hành phải tạm ngưng, sau đó dần dần hồi sinh tại các giáo phận.

    Sau hội nghị lần thứ nhất Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam tại Thái Bình (tháng 04/2016), HĐGM chính thức bổ nhiệm Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, phụ trách về TNTT. Ngài Quy tụ và liên kết tất cả các Cha Tuyên Úy trong toàn quốc. Nhằm báo cáo tình hình thăng tiến TNTT của các Giáo phận và chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục TNTT. Thống nhất đường hướng giáo dục thiếu nhi theo tinh thần chung đúng với Nội Quy của TNTT. Các liên đoàn hỗ trợ lẫn nhau trong việc Giáo dục TNTT và huấn luyện Huynh Trưởng.

    Năm 2017 Hội đồng giám mục Việt Nam đã cử Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên phụ trách Ủy ban Thiếu nhi Thánh Thể và Giới trẻ. Ngài đã kiện toàn Ban Điều Hành Tuyên Úy TNTT 3 Giáo tỉnh, điểu chỉnh Nội Quy và qui chế huấn luyện cho phù hợp với việc Giáo dục Thiếu nhi hôm nay.

2. Quy chế

    Tôn Chỉ: Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong việc cầu nguyện, Rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ, nhất là làm tông đồ cho giới trẻ như Công Đồng Vaticanô II dạy: “Người trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ” (SLTĐGD, số 12)

    Đối tượng: Các thiếu nhi từ 5-18 tuổi, chia ngành theo lứa tuổi: Chiên con: 5-6 tuổi; Ấu nhi: 7-9 tuổi; Thiếu nhi: 10-12 tuổi; Nghĩa sĩ: 13-15 tuổi; Hiệp sĩ: 16-18 tuổi. Nhằm đào luyện thiếu nhi về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trở nên con người kiện toàn và Kitô hữu thánh thiện.

    Cơ cấu tổ chức: Toàn quốc, Giáo tỉnh, Giáo phận, Giáo xứ

    Hoạt động: Hoạt động theo Nội qui Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam do Đức giám mục đặc trách chuẩn nhận.

3. Nhân sự

    - Giám mục Chủ tịch: Phêrô Nguyễn Văn Viên

    - Tổng Tuyên Úy:  Cha Jos. Phạm Đức Tuấn (Gp. Sài Gòn)

    - Tuyên úy Giáo tỉnh Hà Nội: Cha Jos-M. Vũ Thanh Cảnh (Gp. Hà Nội)

    - Tuyên úy Giáo tỉnh Huế:  Cha Đaminh Phan Phước (Gp. Huế)

    - Tuyên úy Giáo tỉnh Sài Gòn: Cha Vinhsơn Phạm Thế Hòa (Gp. Long Xuyên)

    - Tổng Thư ký: Cha Phêrô Vũ Văn Thìn  (Gp. Hải Phòng)

    - Truyền thông: Cha Giuse Nguyễn Văn Tuyên (Gp. Thái Bình)

4. Địa chỉ liên lạc

    - Email [email protected]

    - Điện thoại văn phòng: 028.39303569

   - Website: www.tnttvn.org

== 11.Ủy ban Mục vụ Di dân ==
I.  LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

Di dân ngày nay đang là một chuyển động nhân sinh lớn nhất trong lịch sử. Huấn thị Tình Yêu Đức Kitô dành cho Di dân, ban hành năm 2004, mời gọi Giáo hội Việt Nam liên đới và dấn thân cho người di dân, đồng thời giúp mọi Kitô hữu nhận ra thách đố phức tạp của đời sống di dân như một dấu chỉ thời đại về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử và trong cộng đồng các dân tộc.

Nhu cầu hội nhập và tập quán vùng miền, tinh thần hiệp thông và sứ vụ, đối thoại và loan báo Tin Mừng, trợ giúp và liên đới, đón tiếp và tôn trọng những khác biệt là những nét đặc thù của đời sống di dân. Thực tại ấy diễn tả một Hội Thánh lữ hành chia sẻ ơn cứu độ phổ quát, bước đi trên hành trình mà không một ai thấy mình là kẻ xa lạ và bị loại trừ.

2. Những bước hình thành

Đứng trước nhu cầu mục vụ Di Dân trong nước và hải ngoại mỗi lúc một gia tăng, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã từng bước quyết định:   

  - Năm 2006 , thành lập ‘Tiểu ban lo cho người Di Dân’ thuộc “Ủy Ban Giáo Dân”

  - Năm 2007, ‘Tiểu ban’ này đã trở thành một ‘Ủy ban’ chính thức của HĐGMVN chuyên trách người Di Dân. HĐGMVN đã đề cử Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Giáo phận Tp. HCM làm chủ tịch ủy ban này với tên gọi chính thức là ‘Ủy Ban Giám Mục lo cho người Di Dân” .

  - Kết nối và tham dự các Hội Nghị Quốc tế về Di Dân .

  - Tổ chức Đại hội tại Tu viện Dòng Phanxicô Thủ Đức, tháng 9 năm 2009, quy tụ 50 linh mục của 26 giáo phận trong và ngoài nước tham dự.

3. Nhiệm khóa và nhân sự

   3.1  Nhiệm khóa đầu tiên

      Sau khi được Hội đồng Giám mục Việt Nam trao trách nhiệm phụ trách Ủy ban, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã đặt cha Gioan Nguyễn Văn Ty, S.D.B. làm Phó Chủ tịch, cha Giuse Đỗ Đình Ánh làm Tổng Thư ký, và nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung, F.M.S.R. làm thư ký văn phòng.

   3.2 Nhiệm khóa: 2013 – 2016   

      - Tại Đại hội XII của HĐGMVN tổ chức từ ngày 7 đến 11 tháng 10 năm 2013, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh được tín nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân (UBMVDD).

      - Ngày 30.08.2014, Đức cha Chủ tịch bổ nhiệm linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J. làm Tổng Thư ký UBMVDD.

       - Nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung tiếp tục cộng tác với UBMVDD trong vai trò thư ký thường trực.

  3.3 Nhiệm khóa: 2016 – 2019  

     - Tại Đại hội XIII của HĐGMVN tổ chức từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng được tín nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân.

     - Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng tái bổ nhiệm cha Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J. làm Tổng Thư ký; nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung, F.MS.R. làm Thư ký phụ trách hành chánh và nội vụ; cha Giuse Trần Thiện Nguyễn, C.S. làm Thư ký phụ trách đức tin và huấn luyện; anh Giuse Phan Trần Huy Hoàng làm trợ lý truyền thông.

 3.4 Nhiệm khóa: 2019-2022

     - Tại Đại hội XIV của HĐGMVN tổ chức từ thứ Hai ngày 30/9/2019 đến thứ Sáu ngày 04/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Hải Phòng, Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn được tín nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân.

     - Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn tái bổ nhiệm cha Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J. làm Tổng Thư ký; nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung, F.MS.R. làm Thư ký phụ trách hành chánh và nội vụ; cha Giuse Trần Thiện Nguyễn, C.S. làm Thư ký phụ trách đức tin và huấn luyện; anh Giuse Phan Trần Huy Hoàng làm trợ lý truyền thông.

II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức

2. Hoạt động

2.1 Hoạt động trong nước

      - Tham dự ngày hội di dân của các giáo phận.

      - Chia sẻ Mục vụ Di dân với một số Đại chủng viện.  

      - Chia sẻ Mục vụ Di dân dịp thường huấn linh mục một số giáo phận.  

      - Tổ chức Hội Nghị Di dân toàn quốc và theo Giáo tỉnh

      - Hỗ trợ các nhu cầu mục vụ và tổ chức sinh hoạt đức tin cho các cộng đoàn quốc tế.

      - Hoàn thiện Hướng dẫn Mục Vụ Di Dân và website mucvudidan.com

      - Nối kết với quý Cha đặc trách di dân của các giáo phận để hỗ trợ mục vụ hôn phối và xức dầu bệnh nhân, trao đổi thông tin về tình hình lao động Việt Nam tại nước ngoài.

      - Kết hợp với các chuyên gia Xã hội học và Công nghệ thông tin để thí điểm khảo sát thực trạng di dân.

      - Phối hợp với lãnh sự quán các quốc gia để hỗ trợ cho người lạo động Việt Nam tại nước ngoài.

      - Điều hành dự án không vì lợi nhuận, liên danh giữa Caritas Việt Nam và UBMVDD (Công ty TNHH EXODUS).

      - Điều hành quỹ hỗ trợ y tế.

2.2 Liên kết và hợp tác

  2.2.1 Cấp Tòa Thánh:

    -  ICMC: thành viên chính thức của tổ chức International Catholic Migration Commission trong các lĩnh vực liên quan đến di dân và người tị nạn.

     - Rome: tham dự các khóa làm với Phân Bộ di dân và tị nạn thuộc Bộ Thăng tiến sự Phát triển con người toàn diện.

     - Tông đồ biển: Tham gia các hoạt động của Apostleship of the Sea.

 2.2.2 Liên kết

    - Liên hệ với một số dòng tu để hỗ trợ việc dạy giáo lý cho người nước ngoài.  

    - Phối hợp với Ủy ban Bác ái Xã hội (Caritas Việt Nam) để thực hiện chương trình hợp tác theo định hướng của Tòa Thánh.

    - Phối hợp với các Hội đồng Giám mục để hỗ trợ mục vụ và xã hội cho anh chị em lao động ngoài nước.

    - Hình thành mạng lưới mục vụ với các linh mục và tu sĩ ở ngoài nước để chăm sóc nhu cầu mục vụ cho người lao động.

 2.2.3 Hợp tác:

    - Nhận hỗ trợ từ Quỹ Regina để điều hành các hoạt động thường niên.

    - Tiếp nhận và hỗ trợ một số trường hợp lao động tại nước ngoài khi gặp vấn đề liên quan đến pháp luật.     

    - Phối hợp thực hiện các dự án y tế và xã hội.

    - Thự hiện các dự án truyền thông phản ánh đời sống của người lao động nhập cư.

 2.2.4 Lựa chọn ưu tiên và hướng đi cho các lãnh vực

    - Áp dụng thử nghiệm và tiếp tục hoàn chỉnh Hướng dẫn Mục vụ Di dân.

    - Tiếp nhận và phổ biến các định hướng mục vụ của Tòa Thánh thông qua Phân Bộ Di dân và Tị nạn thuộc Bộ Thăng tiến sự Phát triển con người toàn diện.

    -  Truyền thông những giá trị tích cực trong đời sống di dân, cổ võ những “dấu chỉ thời đại” của mục vụ di dân trong thế giới hôm nay.

    - Vận dụng khoa học công nghệ để chăm sóc và hướng dẫn mục vụ cho người di dân.

    - Nghiên cứu đề án tiền khả thi để triển khai hoạt động của Hội Tông đồ Hàng hải.

    - Nghiên cứu các cơ cấu mục vụ để đáp ứng các nhu cầu của di dân như: Trung tâm tư vấn cho người trẻ; Trung tâm huấn luyện giáo dân và cộng tác mục vụ để phục vụ trong viễn tượng đa văn hóa; Trung tâm nghiên cứu và suy tư mục vụ: với nhiệm vụ theo dõi sự biến đổi của hiện tượng di dân và đề xuất cho những người trách nhiệm hướng mục vụ thích hợp. Những trung tâm mục vụ này có thể được hình thành tại một giáo xứ hay liên giáo xứ đối địa kết hợp và làm việc nhịp nhàng với chương trình mục vụ chung của giáo phận.

III. NHÂN SỰ (nhiệm kỳ 2019-2022)

''1. Giám mục Chủ tịch:'' ĐGM Louis Nguyễn Anh Tuấn

''2. Tổng thư ký:'' Lm Giuse Đào Nguyên Vũ S.J

''3. Ban thư ký:''

    -  Lm. Giuse Trần Thiện Nguyễn, C.S.: đặc trách nghiên huấn


    -  Nt. Anne Vũ Thị Kim Dung, F.M.S.R: đặc trách hành chánh, nội vụ
=== Ủy ban Thánh Kinh ===


    -  Anh Giuse Phan Trần Huy Hoàng: trợ lý truyền thông
=== Ủy ban Phụng tự ===


''4. Thành viên:'' các linh mục đặc trách di dân các giáo phận trong nước
=== Ủy ban Thánh nhạc ===


IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
=== Ủy ban Nghệ thuật Thánh ===


     -  Địa chỉ: 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3
=== Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh ===


     - Email: [email protected]
=== Ủy ban Tu sĩ ===


     - Website: mucvudidan.com
=== Ủy ban Giáo dân ===


     - Điện thoại: (028) 3820 2703
=== Ủy ban Mục vụ Gia đình ===


      For English speaking (+84) 903 096 556
=== Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi (trước 2016 là Ủy ban Mục vụ Giới trẻ) ===


      Website của ủy ban: mucvudidan.com
=== Ủy ban Mục vụ Di dân ===


=== Ủy ban Loan báo Tin Mừng ===
== 12.Ủy ban Loan báo Tin Mừng ==


=== Ủy ban Văn hóa ===
== 13.Ủy ban Văn hóa ==


==== I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH ====
==== I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH ====
Dòng 196: Dòng 1.245:
22/ Kinh Nghiệm Về Hoạt Động Thư Viện Và Góp Ý Xây Dựng Thư Viện Văn Hóa Công Giáo Việt Nam, tháng 11.2017 (tài liệu hội thảo).
22/ Kinh Nghiệm Về Hoạt Động Thư Viện Và Góp Ý Xây Dựng Thư Viện Văn Hóa Công Giáo Việt Nam, tháng 11.2017 (tài liệu hội thảo).


=== Ủy ban Giáo dục Công giáo ===
== 14.Ủy ban Giáo dục Công giáo ==


=== Ủy ban Truyền thông Xã hội ===
=== I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH ===
Cho đến năm 1975, Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN) tại Miền Nam đã thiết lập và phát triển hệ thống giáo dục Công giáo các cấp. Ngoài các trường Tiểu học và Trung học, Giáo hội còn có những Đại học Công giáo, như Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt (thần học), Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Đại học Thành Nhân và Đại học La San ở Sài Gòn. Kể từ năm 1975, Nhà Nước quốc hữu hóa các cơ sở giáo dục; Từ đó, GHCGVN, cũng như các tôn giáo khác, bị đặt bên lề việc giáo dục các thế hệ trẻ. Việc độc quyền này là một trong những nguyên nhân làm cho nền giáo dục trong nước ngày càng xuống cấp về nhân bản, chậm tiến về trí tuệ và khoa học. Đến nay, qua các đợt cải tiến, hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn lạc hậu, loanh quanh trên một xa lộ khép kín và loay hoay tìm lối đi…


Dù bị loại ra khỏi hệ thống giáo dục trường lớp, Giáo hội vẫn dấn thân trong sứ mệnh giáo dục theo cách “hạt giống âm thầm” qua các lưu xá, nhà nội trú được các dòng tu hoặc các giáo xứ tổ chức để giúp đỡ các học sinh và sinh viên nghèo thiếu điều kiện học tập. Sự dấn thân này mở đường cho việc góp phần nhỏ bé và âm thầm cho sự nghiệp giáo dục trên Quê hương, theo tinh thần của Công đồng Vatican II (''Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo'' số 10). Qua cách thức đó, GHCGVN hướng dẫn giới trẻ về đời sống nhân bản và đức tin để trở thành chứng nhân Tin Mừng giữa một xã hội tục hóa và vô thần.
=== Ủy ban Bác ái Xã hội ===


Từ năm 2001, chính sách Nhà Nước cho phép những cá nhân trong nước hay các cá nhân và cơ quan nước ngoài đầu tư trong ngành giáo dục và được mở trường. Tuy nhiên, các tôn giáo, trong đó có Giáo hội Công giáo mới chỉ được mở trường Mầm Non, còn các cấp cao vẫn chưa được chính thức cho phép.
=== Ủy ban Công lý và Hòa bình ===


Trước vấn nạn của nền giáo dục Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), qua Thư Mục vụ 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo, đã nhận định và kêu gọi: “''Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo hội và tiền đồ dân tộc, Giáo hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục... Chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm giáo dục và mọi Kitô hữu Việt Nam hãy chú trọng hơn nữa đến sứ mạng cao cả này''” (số 16).
===Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ (2022 - 2025)===

{| class="prettytable sortable"
Sau đó, trong ''Thư Mục vụ năm 2010'', HĐGMVN tuyên bố sẵn sàng và quyết tâm đóng góp vào việc phát triển Đất Nước trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt qua việc tái lập Ủy ban Giáo dục Công giáo (UBGDCG). Trong dịp này, HĐGMVN cũng quyết định thành lập Học Viện Thần Học Cao cấp. Việc thực hiện Dự án này được HĐGMVN trao cho UBGDCG chịu trách nhiệm thực hiện. Sau một thời gian nghiên cứu, dự án Học Viện Thần Học Cao cấp  được UBGDCG  tổ chức  thành cơ cấu dưới danh xưng Học Viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN).
|-

! align="center"|STT
Ngày 14/09/2015 Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh ký sắc lệnh thành lập Học viện Công Giáo Việt Nam như một phân khoa thần học trong Giáo hội.
! width="35%" align="center"|Tên Ủy ban Giám mục

! align="center"|Thành lập
II. ĐỊNH HƯỚNG, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
! width="33%" align="center"|Giám mục chủ tịch

! align=center |Ghi chú
1. Định hướng
|- bgcolor=#FFE8E8

| align=center | 1 || Ban thường vụ || align="center" | 1980|| [[Giuse Nguyễn Năng]] (''chủ tịch'')<br />[[Giuse Vũ Văn Thiên]] (''phó chủ tịch'')<br>[[Giuse Đỗ Mạnh Hùng]] (''tổng thư ký'')<br> [[Louis Nguyễn Anh Tuấn]] (''phó tổng thư ký'') ||
Chương trình hoạt động của UBGDCG được hướng dẫn bởi giáo huấn của Giáo hội hoàn vũ và bởi các định hướng của HĐGMVN liên quan đến giáo dục:
|-

| align=center style="background:#f0f0f0;" | 2 || Ủy ban Giáo lý Đức tin || align="center" | 2001|| [[Gioan Đỗ Văn Ngân]] ||
-  “''Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời...''” (''Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục Kitô giáo'', số 3).
|-

| align=center style="background:#f0f0f0;" | 3 || Ủy ban Kinh Thánh || align="center" | 2007||[[Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản]]||
- Qua sự dấn thân trong sứ mạng Giáo dục, Giáo hội Công giáo ở khắp nơi trực tiếp xây dựng tình liên đới giữa các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia, vốn là điều cấp bách trong xã hội toàn cầu hóa hôm nay: “C''on người sống trong xã hội không phải là một ốc đảo, nhưng liên đới với nhau trong niềm vui cũng như ưu sầu. Xã hội tính là một nét nổi bật của con người. Giáo dục Kitô giáo góp phần cổ võ tình liên đới, làm cho con người có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xã hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp an bình''” (''Thư Chung 2007 của HĐGMVN Về Giáo dục Kitô giáo'', số 34).
|-

| align=center style="background:#f0f0f0;" | 4 || Ủy ban Phụng tự || align="center" | 1980|| [[Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn]] ||
- Giữa một môi trường tục hóa, vô thần, đặt nặng thành tích, “''Giáo dục Kitô giáo còn nhấn mạnh việc huấn luyện lương tâm: Huấn luyện lương tâm không chỉ là giảng dạy cho nhau những mệnh lệnh của hệ thống luật luân lý nhưng còn là tập cho nhau hồn nhiên lắng nghe lòng mình phán đoán thiện ác. Bởi vì ‘lương tâm là luật tự nhiên vốn phản ảnh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người’'' (GHXH/GH 140)'', nên ‘lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân càng tránh được độc đoán, mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý’'' (GS 16)''. Khi có lương tâm ngay thẳng, con người sẽ dễ dàng cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phẩm giá và sự sống con người hơn''” (Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục Kitô giáo, số 36).
|-

| align=center style="background:#f0f0f0;" | 5 || Ủy ban Nghệ thuật thánh || align="center" | 2007|| [[Mátthêu Nguyễn Văn Khôi]] ||
- Với môi trường Việt Nam có nền văn hiến ngàn năm, “''đặt vấn đề giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam có nghĩa là đặt vấn đề phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam. Dân tộc chúng ta luôn tự hào về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy nếu trong quá khứ đã góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, thì nay phải trở thành một trong những tiêu chí của nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam.''” (Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục Kitô giáo, số 37).
|-

| align=center style="background:#f0f0f0;" | 6 || Ủy ban Thánh nhạc || align="center" | 1998||[[Aloisiô Nguyễn Hùng Vị]]
2. Cơ cấu tổ chức
|

|-
Trong cơ cấu tổ chức, UBGDCG có Đức cha Chủ tịch và Ban Thư ký với nhiệm vụ giúp Đức cha Chủ tịch điều hành Ủy ban. Ngoài ra, UBGDCG có 8 Tiểu Ban chuyên môn:
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 7 || Ủy ban Loan báo Tin Mừng || align="center" | 2001|| [[Đa Minh Hoàng Minh Tiến|Đaminh Hoàng Minh Tiến]]||

|-
    -  Ban Học viện Thần học (Trước năm 2015 để nghiên cứu sự hình thành và tổ chức của Học Viện Cao Cấp Thần Học. Ban này đã hoàn thành nhiệm vụ khi HVCGVN được thành lập ngày 14/09/2015)
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 8 || Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh || align="center" | 1980||[[Giuse Đỗ Quang Khang]]||

|-
    -  Ban Trường Mầm non
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 9 || Ủy ban Tu sĩ || align="center" | 2001||[[Phêrô Nguyễn Văn Khảm]]||

|-
    -  Ban Trường Tình thương
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 10 || Ủy ban Giáo dân || align="center" | 1980||[[Giuse Trần Văn Toản]]||

|-
    -  Ban Khuyến học
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 11 || Ủy ban Truyền thông Xã hội || align="center" | 2006||[[Giuse Nguyễn Tấn Tước]]||

|-
    -  Ban Kỹ năng và Giá trị sống
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 12 || Ủy ban Giáo dục Công giáo || align="center" | 2009||[[Phêrô Huỳnh Văn Hai]]||

|-
    -  Ban các Hội Học sinh – Sinh viên
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 13 || Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi || align="center" | 2007|| [[Phêrô Nguyễn Văn Viên]]||

|-
    -  Ban Giáo chức
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 14 || Ủy ban Văn hóa || align="center" | 2001|| [[Giuse Đặng Đức Ngân]]||

|-
    -  Ban Tài liệu và Truyền thông
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 15 || Ủy ban Công lý và Hòa bình || align="center" | 2010||[[Giuse Nguyễn Đức Cường]]||

|-
c. Hoạt động
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 16 || Ủy ban Mục vụ Gia đình || align="center" | 2007||[[Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh]]||

|-
''    - Các hoạt động của Đức cha Chủ tịch và Cha Thư ký:'' Vào những dịp đáng ghi nhớ trong năm học, chẳng hạn, ngày khai giảng năm học mới, ngày Nhà giáo 20/11, lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Đức cha Chủ tịch gửi lá Thư Mục vụ đến các sinh viên, học sinh và giới giáo Chức. Mặc dù Giáo hội không có các trường học, nhưng qua hình thức thư mục vụ, Đức cha vẫn có thể hướng dẫn các em sinh viên, học sinh và quý thầy cô trong hành trình giáo dục. Ngoài ra, Đức cha Chủ tịch và Cha Thư ký của UBGDCG thăm viếng các trường học tư thục do người Công giáo điều hành, hoặc tham dự các buổi họp mặt của các nhóm giáo sư, giáo viên và sinh viên để chia sẻ và hướng dẫn.
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 17 || Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas || align="center" | 2001|| [[Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu]]||

|-
''    - Các hoạt động của các Tiểu Ban:'' Các Tiểu Ban lên chương trình sinh hoạt riêng cho Tiểu Ban của mình. Chẳng hạn, Ban Mầm non tổ chức các buổi học hỏi với chu kỳ 3 tháng/lần để chia sẻ kinh nghiệm, mong thực hiện sứ mệnh giáo dục các em nhỏ kết quả hơn, hoặc để học hỏi các chuyên đề cho từng thành phần phục vụ trong trường mầm non.
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 18 || Ủy ban Mục vụ Di dân || align="center" | 2007||[[Giuse Nguyễn Chí Linh]]||

|-
''    - Hướng đến tương lai:'' Dựa vào Luật Tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, cho phép các tôn giáo tham dự vào sự nghiệp giáo dục học đường, UBGDCG dự tính tổ chức một cuộc hội thảo toàn quốc, quy tụ các vị đặc trách về giáo dục Công giáo của các Giáo phận, các dòng tu lo việc giáo dục, các giáo dân giám đốc trường học và các thầy cô trực tiếp dấn thân trong việc giáo dục học đường, để chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, hướng đến tương lai khi Giáo hội được chính thức tham dự vào việc giáo dục học đường.
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 19 ||Văn phòng Mục Vụ Đối Thoại Đại Kết Và Liên Tôn || ||[[Giuse Châu Ngọc Tri]] ||

|-
II. NHÂN SỰ
| align=center style="background:#f0f0f0;" | 20 ||Hội Thừa sai Việt Nam || ||[[Anphong Nguyễn Hữu Long]] ||

|}
    - Chủ tịch: Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo

    - Ban Thư ký:

       • Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ, Trưởng Ban Thư ký

       • Lm. Đaminh Quách Duy Hợp, Gp. Xuân Lộc

       • Sr. Maria Hoàng Thị Minh Trí, MTG Gò Vấp

       • Sr. Maria Trịnh Thị Hồng Sáng, MTG Thủ Thiêm

       • Lm. Giuse Phạm Đức Dũng, SCJ

    - Các thành viên: 56 thành viên (linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân) của 7 Tiểu Ban chuyên môn.

III. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     - Địa chỉ email: [email protected]

     - Điện thoại văn phòng: 093 890 5015 – 096 725 7483

     - Website của ủy ban: <nowiki>http://uybangiaoduchdgm.net/</nowiki>

== 15.Ủy ban Truyền thông Xã hội ==
I.   LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

A.     Định hướng thành lập

UBTTXH được thành lập để giúp Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) điều hành các sinh hoạt liên quan đến Truyền thông xã hội.

B.   Thời gian và sự kiện chính thức thành lập

Trong Hội nghị Thường niên kỳ 2-2006 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, HĐGMVN đã quyết định thành lập UBTTXH vào ngày 7-9-2006.

C.    Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

1.      Từ năm 2007 đến 2010

a.    Điều hành

* Chủ tịch: ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Đệ;
* Thư ký: Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, sau đó là Lm Giuse Trần Đình Long.

b.      Hai cuộc họp mặt quan trọng tại Trung tâm Công Giáo 72/12 Trần Quốc Toản, P.6, Q.3, TPHCM (nay là văn phòng HĐGM):

* Ngày 29.1.2007 với 47 tham dự viên: ĐGM chủ tịch trình bày đường hướng;
* Ngày 17.7.2007 với 45 tham dự viên: bầu chọn nhân sự, hình thành cơ cấu và quy chế.

2.      Từ năm 2010 đến 2013

       a.      Điều hành

* Chủ tịch: ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm;
* Thư ký: Lm Giuse Vũ Hữu Hiền.

       b.      Hội ngộ Mục vụ Truyền Thông

* Hội ngộ Mục vụ Truyền Thông toàn quốc (HN MVTT) lần I - gồm các linh mục trưởng ban MVTT của tất cả các giáo phận - đã hội ngộ vào ngày 24-11-2011 tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM (nhân dịp Đại hội Dân Chúa Việt Nam từ 21 đến 25-11-2011);
* Kể từ năm 2011 đến nay: mỗi năm đều có một lần Hội ngộ MVTT (gồm các linh mục trưởng ban MVTT của các giáo phận, những vị đặc trách MVTT của một số Dòng tu và một số chuyên viên) để trao đổi những việc cần làm trong lãnh vực MVTT.

       c.       Kế hoạch MVTT

* Theo ý muốn của Giáo hội, ‘Kế hoạch Mục vụ Truyền Thông’ của Giáo hội Việt Nam đã được UBTTXH soạn thảo trong Hội ngộ MVTT năm 2012 (từ 16 đến 17-2) tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM;
* Kế hoạch này đã được trình lên HĐGMVN trong Hội nghị Thường niên kỳ I-2012 của HĐGMVN (từ 9 đến 13-04-2012).

3.      Từ năm 2013 đến nay (2017)

        a.      Điều hành

* Chủ tịch: ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước;
* Thư ký: Lm Giuse Vũ Hữu Hiền.

       b.      Các hội nghị quan trọng:

* Mỗi năm đều có một lần Hội ngộ MVTT (trước khi HĐGMVN họp thường niên kỳ I);
* Mỗi năm đều có đại diện của UBTTXH tham dự Hội nghị Truyền Thông FABC (Bismeet/Biscom), và dự Hội nghị các chuyên viên truyền thông quốc tế Signis.
** Ban điều hành UBTTXH thăm viếng cơ quan EWTN vào ngày 27 và 28-4-2016 tại Alabama để trao đổi về việc hỗ trợ và giao lưu trong lãnh vực MVTT. Từ đó, người của cơ quan EWTN vẫn thường liên lạc hỗ trợ kỹ thuật cho MVTT tại Việt Nam.
** Đăng cai tổ chức Bismeet của FABC từ 6 đến 8-10-2016 tại K’Long, Đà Lạt.

II.            QUY CHẾ

           A.       Mục đích

                    Bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, hoạt động MVTT có mục đích:

#     Phục vụ sự hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa Ba Ngôi,
#     Phát huy sự hiệp thông trong đời sống của Giáo Hội,
#     Loan báo Tin mừng Đức Giêsu Kitô nhằm góp phần xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống.

         B.     Hoạt động

#     Sử dụng các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng và trình bày quan điểm của Giáo Hội.
#     Diễn tả khuôn mặt đích thực của Giáo Hội, đồng thời xây dựng các tương quan hài hòa trong Giáo Hội, giữa Giáo Hội với công chúng và giới truyền  thông.
#     Hướng dẫn và đào tạo về MVTT.
#     Soạn thảo kế hoạch MVTT; đồng hành, nhận định, và hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch này.

           C.     Cơ cấu tổ chức

# Chủ tịch: một Giám mục do HĐGMVN bầu chọn.
# Thư ký: do Đức Giám mục chủ tịch tuyển chọn.
# Ban Kế Hoạch gồm:
#* Ba đại diện truyền thông của ba giáo tỉnh, do các Trưởng ban Truyền Thông của các giáo phận trong giáo tỉnh bầu chọn.
#* Một số thành viên truyền thông do Đức Giám mục chủ tịch và Thư ký tuyển chọn, với sự góp ý của các Trưởng ban Truyền Thông của các giáo phận.
# Ban Triển Khai Kế Hoạch gồm:
#* Các Chuyên viên Truyền thông (đào tạo, linh đạo, tác nghiệp, tổ chức sự kiện, liên lạc, giao lưu, nghiên cứu…) do Đức Giám mục chủ tịch, Thư ký và Ban Kế Hoạch tuyển chọn.
#* Các tham dự viên của Hội ngộ MVTT thường niên.

III.            NHÂN SỰ & MỘT SỐ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

            A.    Chủ tịch

ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước. Địa chỉ: Tòa Giám mục 104 Lạc Long Quân, Phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

             B.  Thư ký

Lm Giuse Vũ Hữu Hiền. Địa chỉ: Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6bis Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TPHCM

            C.  Ban Kế Hoạch

Lm Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thắng. Địa chỉ: Tòa Giám mục Bắc Ninh, 537 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Lm Antôn Vũ Thanh Lịch. Địa chỉ: Nhà thờ Dũng Lạc, 65 Nguyễn Văn Cừ, P. Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột.

Lm Giuse Nguyễn Tuấn Hải. Địa chỉ: Trung tâm Mục vụ GP Mỹ Tho, 23 Lý Thường Kiệt, phường 6, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

Lm Phêrô Phạm Văn Chính SDB. Địa chỉ: 258/3 Dương Quảng Hàm, P.5, Gò Vấp, TP.HCM.

            D.  Ban Triển Khai Kế Hoạch

Lm Gioan Phan Định. Địa chỉ: Văn phòng HĐGMVN, 72/12 Trần Quốc Toản, P.6, Q.3, TPHCM.

Ông Đaminh Trần Đức Hùng. Địa chỉ: Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6bis Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TPHCM.

Nữ tu Têrêsa Võ Trần Sơn Nữ Duyên Sa. Địa chỉ: Tu viện Thánh Phaolô thành Chartres, 4 Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TPHCM.

== 16.Ủy ban Bác ái Xã hội ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

Theo nguyên ngữ Latinh, CARITAS có nghĩa là BÁC ÁI, là tình yêu bao la. Trong thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xác định: “''Bản chất sâu xa nhất của Hội thánh được diễn tả qua ba trách vụ: Công bố Lời Chúa, cử hành Bí tích và thi hành Bác ái.  Cả ba trách vụ này đòi phải có nhau, và không thể bị chia cắt. Đối với Hội thánh, bác ái không phải là một thứ hoạt động cứu tế xã hội có thể khoán cho người khác làm, nhưng là một phần của bản chất, một diễn tả không thể thiếu được chính yếu tính của Hội thánh''” (TCLTY số 25).

Trong Tự sắc Bản chất Thâm sâu của Hội thánh, ĐTC Bênêdictô XVI viết: “''Giám mục giáo phận khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến và hoạt động phục vụ anh chị em nơi Hội thánh địa phương của mình, khơi dậy nơi tín hữu tinh thần bác ái thiết thực như một biểu hiện của đời sống Kitô giáo và chia sẻ sứ mệnh của Hội thánh''”. (BCTSCHT số 4, điều 4)

2. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

Đầu năm 1965, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam thành lập Caritas Việt Nam và chỉ định Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm đặc trách. Đức cha Phêrô Maria bổ nhiệm linh mục Gioan B. Hồ Văn Vui làm Giám đốc.

Năm 1968, Đức cha Philiphê Nguyễn Kim Điền được đề cử đặc trách Caritas. Trong thời gian này, Tòa Giám mục Sài Gòn thay mặt Caritas Việt Nam mua 2 căn nhà ở số 1 đường Trần Hoàng Quân (nay là Nguyễn Chí Thanh) quận 5, để làm trụ sở chính thức.

Năm 1972, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được chỉ định đặc trách Caritas Việt Nam. Cha Trương Trãi được cử làm Giám đốc.

Tháng 06/1976, Caritas Việt Nam được lệnh ngưng hoạt động, bàn giao cơ sở và phương tiện cho Ủy ban Quân quản Tp. HCM.

3. Thời gian và sự kiện chính thức thành lập Ủy ban

Ngày 19/09/2001, Ủy ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) được thành lập trong Đại hội VIII của HĐGMVN tại Hà Nội, do Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan làm Chủ tịch, và sau kỳ họp ngày 26/09/2002, Ủy ban này bắt đầu hoạt động với một số công việc từ thiện và cứu trợ khẩn cấp.

Trong Đại hội HĐGMVN lần X, tổ chức tại Hà Nội, từ 8 đến 12/10/2007, Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh được bầu làm chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã Hội, nhiệm kỳ 2007 - 2010 và vị Thư ký được ngài chỉ định là linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.

Ngày 002/7/2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi Công văn số 941/TGCP-CG chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas cấp Trung ương và cấp Giáo phận.

Ngày 31/12/2010, Đức cha Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UBBAXH-Caritas Việt Nam  chỉ định linh mục Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng SDB. làm Giám đốc Caritas Việt Nam.

Tháng 03/2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Á Châu

Tháng 05/2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Quốc tế, là thành viên thứ 164 trong tổng số 165 thành viên.

Tháng 10/2013, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu được HĐGMVN bầu làm chủ tịch UBBAXH - Caritas Việt Nam. Ngài tiếp tục chỉ định linh mục Vinh Sơn làm Thư ký UBBAXH và là Caritas Viêt Nam cho tới nay.

II. QUY CHẾ CARITAS VIỆT NAM

 1. Tầm nhìn: Một tổ chức, trong đó mọi người sống yêu thương nhau và tổ chức phục vụ người nghèo cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

 2. Sứ mạng: Là một tổ chức Công giáo, chúng tôi liên kết với mọi người thiện chí để phục vụ người nghèo, người bệnh, người đau khổ, người cần đến sự giúp đỡ, qua công tác giáo dục và chăm sóc y tế, với mẫu gương yêu thương của Đức Kitô.

 3. Cơ cấu tổ chức Caritas Việt Nam

     -  Hội đồng Giám mục Việt Nam

     -  Đức cha Chủ tịch Tôma Vũ Đình Hiệu  + Hội đồng Quản trị

     -  Ba Đức cha Phó Chủ tịch và 3 linh mục Đại diện 3 giáo tỉnh

     -  Lm Giám đốc Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng SDB, VP Caritas VN

     -  26 Giám đốc Caritas Giáo phận (26 Văn phòng Caritas GP)

     -  Caritas Giáo phận (Văn phòng Caritas GP); Caritas giáo hạt, giáo xứ; Mạng lưới Caritas Việt Nam

 4. Hoạt động

    -  Đào sâu linh đạo Caritas và giáo huấn xã hội của Giáo hội, đồng thời thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác xã hội

    -  Điều hành Văn phòng CVN cách khoa học và hiệu quả

    -  Làm việc với các Caritas giáo phận, các Caritas bạn, các ủy ban và các tổ chức khác theo nguyên tắc liên đới và bổ trợ

    -  Hoạt động trong các lãnh vực: giáo dục, HIV, khuyết tật, bảo vệ sự sống, hỗ trợ người di dân, chống buôn người, cứu trợ thiên tai, bảo vệ môi trường.

III. NHÂN SỰ

 1. Giám mục Chủ tịch: Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu

 2. Giám đốc: Linh mục Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, SDB.

 3. Nhân viên Văn phòng: Hiện nay có 21 nhân viên, gồm: 3 linh mục, 13 nữ tu, 5 giáo dân

 4. Caritas 26 giáo phận: Hầu hết Caritas giáo phận có văn phòng và nhân viên làm việc thường xuyên.

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    - Số 319 Quốc lộ 13 - P. Hiệp Bình Phước - Q. Thủ Đức -Tp HCM - VIỆT NAM

    - Email: [email protected]

    - Điện thoại: 208 3727 1904

    - Website Caritas Việt Nam: www.caritasvietnam.org

== 17.Ủy ban Công lý và Hòa bình ==
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Uỷ ban Công lý và Hoà bình Việt Nam là tổ chức trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) và được thành lập trong Đại hội lần thứ XI, từ ngày 04-08/10/2010. Ủy ban có nhiệm vụ cổ võ công lý và hoà bình trong xã hội Việt Nam, theo ánh sáng Tin Mừng và Giáo huấn Xã hội của Giáo hội.  

UBCLHB Việt Nam trực thuộc Thánh Bộ Thăng Tiến Con Người Toàn Diện của Tòa Thánh. Ủy Ban có chung mục đích, sứ vụ và đường hướng hoạt động với Thánh bộ trong lãnh vực công lý và hoà bình, nhưng thích nghi với điều kiện văn hóa và xã hội của Việt Nam.

Uỷ ban chính thức ra mắt vào ngày 27/05/2011, tại Hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn thuộc Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh.

II. MỤC ĐÍCH

    1. Ủy ban có nhiệm vụ đào sâu GHXH-CG và phổ biến rộng rãi giáo huấn này trong cũng như ngoài Giáo hội Công giáo.

    2. Ủy ban thu thập các thông tin liên quan đến công lý và hòa bình, lượng giá chúng dưới ánh sáng Tin Mừng và báo cáo các đúc kết lên HĐGMVN.

    3. Ủy ban thúc đẩy tiến trình “đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” để góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển, nhân ái và hòa bình.

    4. Ủy ban kêu gọi xây dựng môi trường sống trong sạch và lành mạnh để đạt tới sự phát triển bền vững.

    5. Ủy ban liên kết với các ủy ban khác của HĐGMVN, cũng như các tổ chức và cơ quan đang theo đuổi mục đích tương tự.  

III. HOẠT ĐỘNG  

Trách vụ hàng đầu của Ủy ban Công lý & Hòa bình là nghiên cứu để hành động, bắt đầu từ giáo huấn của các Đức Thánh Cha và các Giám mục, nhằm góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển, nhân ái và hòa bình.

''1. Công lý:''  Ủy ban quan tâm đến các lãnh vực công bằng xã hội, thế giới lao động, vấn đề phát triển, việc phân phối của cải, tình liên đới… Ủy ban khích lệ nghiên cứu các hệ thống chính trị, kinh tế và tài chính, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đến môi sinh và việc sử dụng có trách nhiệm tài nguyên thiên nhiên.

''2. Hòa bình:'' Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến tranh, an ninh quốc tế và bạo động dưới nhiều hình thức khác nhau như khủng bố, ái quốc cực đoan, v.v. Ủy ban cổ động Ngày Hòa bình Thế giới và đề cao nền giáo dục vì hòa bình.

''3. Nhân quyền:'' Nhân quyền ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sứ vụ của Giáo hội, cũng như trong hoạt động của Ủy ban. Trong viễn tượng đó, Ủy ban đề cao phẩm giá như nền tảng của việc thăng tiến và bảo vệ những quyền lợi bất khả chuyển nhượng của con người. Ủy ban hoạt động theo ba định hướng chính: nghiên cứu những vấn đề trong xã hội; quan tâm đến các nạn nhân của những vụ vi phạm nhân quyền và đề nghị các giải pháp cụ thể.

IV. NHÂN SỰ

''1. Chủ tịch'': Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáp Phận Vinh được HĐGMVN bầu làm Chủ tịch UBCLHBVN trong kỳ họp Đại hội lần thứ XI cho nhiệm kỳ 2010-2013 và cho đến nay.

''2. Thư ký'': Linh mục Lê Quốc Thăng được Đức cha Chủ tịch đề cử làm Tổng Thư ký (hiện nay gọi là Thư ký) UBCLHBVN từ ngày 01/01/2012 đến nay.

3. Các trưởng ban CL&HB các giáo phận

4. Các trưởng ban ở Văn phòng Trung ương

5. Các cố vấn

6. Các chuyên viên

7. Đại diện các dòng tu và hội đoàn

V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    -  Văn phòng Ủy ban Công lý và Hòa bình: ''Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam'', 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Tp. HCM.

    -  Email: [email protected]

    -  Điện thoại: 0283 820 4102


    -  Website: <nowiki>http://conglyvahoabinh.com</nowiki>
''Nguồn'':<ref>{{Chú thích web|tiêu đề= Biên bản Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam |url= https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/bien-ban-dai-hoi-lan-thu-xv-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-46585}}</ref>


==Những hoạt động nổi bật==
==Những hoạt động nổi bật==

Phiên bản lúc 08:31, ngày 12 tháng 11 năm 2022

Hội đồng Giám mục Việt Nam
Catholic Bishops’ Conference of Vietnam
Tên viết tắtHĐGMVN
Thành lập1964[1]
1980
LoạiTổ chức Công giáo
Vị thế pháp lýĐang hoạt động
Trụ sở chínhTrung tâm Công giáo
số 72/12 Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh
Vùng phục vụ
Việt Nam
Thành viên
Các giám mục Công giáo đang mục vụ tại Việt Nam
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Chủ tịch
Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
Phó Chủ tịch
Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên
Tổng Thư Ký
Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Phó Tổng thư ký
Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn
Trang webhdgmvietnam.com (tiếng Việt)
cbcvietnam.org (tiếng Anh)

Hội đồng Giám mục Việt Namhội đồng giám mục của các giám mục Việt Nam. Mục đích của hội đồng là các giám mục Công giáo cùng nhau thi hành chức vụ mục tử trong Hội Thánh Công giáo, đặc biệt đưa ra những hình thức và phương pháp hoạt động tông đồ phù hợp với hoàn cảnh của thời đại (GM III, 38).

Tất cả các giám mục người Việt đang sinh sống tại Việt Nam, kể cả các vị hồi hưu, đều là thành viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện là Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (từ 2022). Phó Chủ tịch là Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên của Tổng giáo phận Hà Nội.

Lịch sử hình thành

Ngày 24 tháng 11 năm 1960 qua Sắc chỉ "Chư huynh đáng kính" (Venerabilium Nostroum), Giáo hoàng Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam gồm 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn.[2] Sắc chỉ được công bố ngày 8 tháng 12 năm 1960

Mười bảy Giám mục người Việt tham gia Công đồng Vatican II, tại Rôma, họ nhận định cần thiết lập Hội đồng Giám mục. Hội đồng Giám mục chính thức thiết lập năm 1964, với chủ tịch là Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, hai thư ký là Giám mục Seitz Kim và Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Chức linh mục điều hành thường trực trao cho linh mục Phêrô Maria Nguyễn Huy Mai. Bản nội quy Hội đồng được Giáo hoàng Phaolô VI phê chuẩn năm 1967. Tòa Thánh chỉ thiết lập một Hội đồng Giám mục Việt Nam, nên Hội đồng này có tư cách cử đại diện và đưa ra các quyết định chung (cho Giáo hội Việt Nam).[3]

Từ năm 1968, Hội đồng phân chia thành các Ủy ban trực thuộc, nhiệm kỳ bốn năm, từ 1968 đến 1971. Từ năm 1971, các giám mục được chia thành bốn miền (Duyên Hải, Cao Nguyên, Sài Gòn, Cửu Long), mỗi miền điều hành một Ủy ban và giữ một chức Đặc trách, trong khi ba miền còn lại có đại diện là thành viên Ủy ban. Khóa 1974-1977 có thêm một số Ủy ban được thành lập. Khóa này có 8 Ủy ban và Ban Thường vụ.[3]

Tuy vậy, do hoàn cảnh chính trị và chiến tranh xảy ra trên cả hai miền Nam Bắc, cho đến năm 1975, hoạt động của Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ yếu là ở miền Nam, trong vùng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát.

Sau khi chấm dứt chiến tranh và Việt Nam thống nhất năm 1975, các Giám mục cũng hình thành một nhu cầu thiết lập Hội đồng giám mục thống nhất chung trong cả nước. Đầu năm 1980, một hội nghị trù bị đã được tổ chức tại Tòa giám mục Hà Nội do Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn - Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội chủ trì, cùng hai Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình - Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí MinhPhilipphê Nguyễn Kim Điền - Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế và 5 giám mục khác nhằm chuẩn bị cho đại hội chính thức.[3]

Đại hội lần thứ nhất các Giám mục Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 4 cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1980 với sự tham dự của 33 Giám mục đã bầu Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tại đại hội này, các Giám mục Việt Nam đã ra thư chung đầu tiên, trong đó xác định đường hướng mục vụ của Giáo hội Việt Nam với hai điểm quan trọng: Hội Thánh vì loài người và Hội Thánh trong lòng dân tộc:

Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công Đồng dạy rằng "Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới" (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.[4]

Hội đồng có Ban Thường vụ gồm một chủ tịch, hai phó chủ tịch, một tổng thư ký, và ba phó tổng thư ký. Hội đồng chỉ có ba ủy ban và duy trì cơ cấu này cho đến năm 1988, khi Ủy ban Thánh Nhạc được thiết lập. Từ năm 2001, Hội đồng Giám mục cơ cấu 1 vị trí phó chủ tịch và phó tổng thư ký, nâng số ủy ban thành 9. Sáu năm sau đó, số ủy ban tăng lên 15. Hai Ủy ban được thiết lập muộn nhất gồm Ủy ban Giáo dục (2009) và Công lý Hòa bình (2010). Kể từ năm 2019, Hội đồng còn cử một vị đảm trách Đối thoại Liên tôn.[3]

Tổ chức

Hội đồng Giám mục Việt Nam thảo ra một quy chế riêng và quy chế này được Vatican công nhận. Các quyết định của Hội đồng Giám mục sẽ có hiệu lực pháp lý khi được tán thành bởi ít nhất hai phần ba số Giám mục có quyền biểu quyết và khi được Tòa thánh phê chuẩn, nhưng chỉ trong những trường hợp do giáo luật quy định hay khi được một chỉ thị của Tòa thánh cho phép[cần dẫn nguồn].

Nội quy của Hội đồng Giám mục Việt Nam quy định, Ban thường vụ Hội đồng họp vào tháng 3 hàng năm và 3 năm tổ chức một kỳ đại hội tổ chức bầu lại Ban thường vụ. Sau mỗi phiên họp thường niên, Hội đồng Giám mục Việt Nam có thông lệ gửi thư chung cho cộng đoàn dân Chúa ở Việt Nam.

Hiện nay Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm có 17 ủy ban trực thuộc:

Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ (2022 - 2025)

STT Tên Ủy ban Giám mục Thành lập Giám mục chủ tịch Ghi chú
1 Ban thường vụ 1980 Giuse Nguyễn Năng (chủ tịch)
Giuse Vũ Văn Thiên (phó chủ tịch)
Giuse Đỗ Mạnh Hùng (tổng thư ký)
Louis Nguyễn Anh Tuấn (phó tổng thư ký)
2 Ủy ban Giáo lý Đức tin 2001 Gioan Đỗ Văn Ngân
3 Ủy ban Kinh Thánh 2007 Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
4 Ủy ban Phụng tự 1980 Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
5 Ủy ban Nghệ thuật thánh 2007 Mátthêu Nguyễn Văn Khôi
6 Ủy ban Thánh nhạc 1998 Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
7 Ủy ban Loan báo Tin Mừng 2001 Đaminh Hoàng Minh Tiến
8 Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh 1980 Giuse Đỗ Quang Khang
9 Ủy ban Tu sĩ 2001 Phêrô Nguyễn Văn Khảm
10 Ủy ban Giáo dân 1980 Giuse Trần Văn Toản
11 Ủy ban Truyền thông Xã hội 2006 Giuse Nguyễn Tấn Tước
12 Ủy ban Giáo dục Công giáo 2009 Phêrô Huỳnh Văn Hai
13 Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi 2007 Phêrô Nguyễn Văn Viên
14 Ủy ban Văn hóa 2001 Giuse Đặng Đức Ngân
15 Ủy ban Công lý và Hòa bình 2010 Giuse Nguyễn Đức Cường
16 Ủy ban Mục vụ Gia đình 2007 Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh
17 Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas 2001 Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu
18 Ủy ban Mục vụ Di dân 2007 Giuse Nguyễn Chí Linh
19 Văn phòng Mục Vụ Đối Thoại Đại Kết Và Liên Tôn Giuse Châu Ngọc Tri
20 Hội Thừa sai Việt Nam Anphong Nguyễn Hữu Long

Nguồn:[5]

1.Ủy ban Giáo lý Đức tin

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

      Uỷ ban Giáo lý Đức tin (UBGLĐT), trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), được thành lập dựa vào Giáo Luật điều 775, § 3,  theo Chỉ Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý (số 269) của Bộ Giáo Sĩ ban hành ngày 15-08-1997, và Thư gởi các Chủ tịch HĐGM (số 4) ngày 11-12-1990 của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

2. Thời gian và sự kiện chính thức thành lập Ủy ban

      UBGLĐT được HĐGMVN quyết định thành lập tại Đại hội lần VIII của HĐGMVN, diễn ra từ 17 đến 22-09-2001. Bản Nội Quy của UBGLĐT đã được Ban Thường vụ HĐGM xét duyệt và được ĐGM. Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch HĐGMVN ký ban hành ngày 17-04-2002.

3. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

      Từ ngày thành lập cho đến thời điểm hiện tại (2017), UBGLĐT đã trải qua gần sáu nhiệm kỳ hoạt động, cụ thể như sau:

      - Nhiệm kỳ I (2001-2004) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Augustinô Nguyễn Văn Trinh

      - Nhiệm kỳ II (2004-2007) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Augustinô Nguyễn Văn Trinh

      - Nhiệm kỳ III (2007-2010) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm (được bổ nhiệm làm giám mục ngày 15-10-2008)

      - Nhiệm kỳ IV (2010-2013) với vị Chủ tịch là ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc và Thư ký là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền

      - Nhiệm kỳ V (2013-2016) với vị Chủ tịch là ĐGM. Giuse Nguyễn Năng và Thư ký là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền

      - Nhiệm kỳ VI (2016-2019) với vị Chủ tịch là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc (2016-2018); ĐGM. Gioan Đỗ Văn Ngân (2018-2019) và Thư ký là linh mục Phaolô Nguyễn Thành Sang.

II. QUY CHẾ

  1. Mục đích và nhiệm vụ

      Mục đích của UBGLĐT là giúp HĐGMVN thi hành nhiệm vụ giáo huấn (Nội Quy, điều 2). Nhiệm vụ của UBGLĐT là nghiên cứu và trình bày giáo lý đức tin của Hội Thánh và những vấn đề liên quan, cổ vũ và hướng dẫn việc trình bày giáo lý cho thích hợp với hoàn cảnh của người nghe và với các nhu cầu của thời đại để đức tin luôn trong sáng và vững mạnh, phát huy và phối hợp những sáng kiến về huấn giáo trong lãnh vực dạy giáo lý và trong việc loan báo Tin Mừng, phiên dịch và soạn những tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ giáo huấn, thúc đẩy việc nghiên cứu và suy tư thần học (Nội Quy, điều 3).

  2. Cơ cấu tổ chức

      UBGLĐT gồm một giám mục chủ tịch do HĐGM bầu chọn, một linh mục thư ký thường trực do giám mục chủ tịch UBGLĐT bổ nhiệm, một số giám mục và linh mục thành viên do giám mục chủ tịch UBGLĐT mời hợp tác, một số chuyên viên gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân được chia thành Ban Thần học và Ban Giáo lý (Nội Quy, điều 4).

  3. Hoạt động

     UBGLĐT họp toàn thể theo định kỳ ba lần trong năm, để đúc kết những công việc đã thực hiện và quyết định những công việc sẽ thực hiện; ngoài ra UBGLĐT cũng có những sinh hoạt bất thường do Đức Giám Mục Chủ tịch UBGLĐT triệu tập khi có nhu cầu; UBGLĐT cũng có văn phòng thường trực với các sinh hoạt liên quan.  

III. NHÂN SỰ

  1. Giám mục Chủ tịch: Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc.

  2. Thư ký: Phaolô Nguyễn Thành Sang, linh mục Giáo Phận Mỹ Tho, nhiệm kỳ 2016-2019.

  3. Thành viên

a.    Các Giám mục: ĐGM. Giuse Đinh Đức Đạo, ĐGM. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Khảm, ĐGM. Giuse Nguyễn Năng, ĐGM. Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, ĐGM. Stêphanô Tri Bửu Thiên, ĐGM. Giuse Châu Ngọc Tri, ĐGM. Luy Nguyễn Anh Tuấn.

b.    Ban Thần học: Nữ tu Êlisabeth Trần Như Ý Lan (C.N.D.) và Quý Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am (S.D.B.), Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giuse Tạ Huy Hoàng, Phaolô Vũ Chí Hỷ (S.S.S.), FX. Bảo Lộc, Antôn Hà Văn Minh, Phaolô Nguyễn Thành Sang, Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giuse Lâm Văn Sỹ (O.P.), Giuse Phan Tấn Thành (O.P.), FX. Nguyễn Tiến Dưng (A.A).

  4. Ban Giáo lý

     Quý cha Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, Giuse Nguyễn Đức Cường, Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Giuse Hồ Sĩ Hữu, Giuse Trần Thanh Long, Anrê Lương Vĩnh Phú, Vinh Sơn Nguyễn Văn Thanh, Anphongsô Nguyễn Văn Thế, Giuse Nguyễn Văn Thịnh, Đaminh Phạm Minh Tiến, Antôn Vũ Văn Triết, Giuse Đỗ Đức Trí, Giuse Trần Quốc Tuyến, FX. Nguyễn Văn Việt.

  5. Văn phòng: Chị Maria Mađalêna Phạm Thị Thuý

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     - Số điện thoại văn phòng: (028) 38208715

    -  Địa chỉ email: [email protected]

     - Website của Uỷ ban: www.giaolyductin.net

2.Ủy ban Thánh Kinh

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

   Ủy Ban Kinh Thánh (UBKT) trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), được thành lập dựa theo Giáo Luật “HĐGM thiết lập văn phòng huấn giáo” (điều 775 § 3) và dựa theo lời dạy của Công Đồng Vatican II trong Hiến chế tín lý về Mạc Khải, Lời Thiên Chúa, liên hệ đến nhiệm vụ các Giám Mục là gìn giữ giáo lý tông truyền (x. GL đ. 747 § 1) và giảng dạy về Kinh Thánh và bằng Kinh Thánh (MK 25).

   Hiện nay, UBKT/HĐGMVN là thành viên chính thức của Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo thế giới (Catholic Biblical Federation < CBF > ), đồng thời là thành viên trong Ban Điều Hành Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo Vùng Đông Nam Á (CBF-SEA), phụ trách việc sinh động các tổ chức mục vụ Kinh Thánh trong 5 quốc gia: Việt Nam, Thái lan, Myanmar, Cambodia và Lào.

   UBKT hoạt động theo Nội Quy riêng của Ủy Ban đã được HĐGMVN phê chuẩn từ ngày 12 tháng 10 năm 2007.

II. QUY CHẾ

1. Mục đích và Nhiệm vụ

  Mục đích của UBKT là giúp HĐGMVN thi hành nhiệm vụ giáo huấn, đặc biệt qua việc rao giảng Lời Chúa (x. GL đđ. 762-772). Với mục đích đó, nhiệm vụ cụ thể của UBKT là:

   1/ Nghiên cứu và trình bày ý nghĩa của Kinh Thánh, đặc biệt theo quan điểm mục vụ

   2/ Cổ võ và hướng dẫn việc trình bày giáo lý Kinh Thánh cho thích hợp

   3/ Phát huy và phối hợp những sáng kiến về học hỏi và phổ biến Lời Chúa

   4/ Phiên dịch và soạn những tài liệu liên quan đến mục vụ Kinh Thánh

2. Cơ cấu tổ chức

   Cơ cấu của UBKT gồm có:  

    1/ Một giám mục chủ tịch do HĐGMVN bầu chọn

    2/ Một linh mục thư ký thường trực do giám mục chủ tịch UBKT bổ nhiệm

    3/ Một số giám mục và linh mục thành viên do giám mục chủ tịch UBKT mời hợp tác

    4/ Một số chuyên gia gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân được chia thành 3 nhóm: một nhóm chuyên viên Kinh Thánh; một nhóm gồm các anh chị em đã học Thần học Kinh Thánh; một số yêu thích Lời Chúa và sẵn sàng cộng tác vào việc phổ biến Lời Chúa

3. Hoạt động

  Để thi hành nhiệm vụ, UBKT/HĐGMVN có những hình thức sinh hoạt như sau:       

     1/ Sinh hoạt thường xuyên tại văn phòng của UBKT/HĐGMVN, đặt tại Trụ sở Văn phòng HĐGMVN, số 72/12, Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM

     2/ Toàn Ủy Ban họp định kỳ 06 tháng một lần, do Chủ tịch Ủy Ban triệu tập và chủ tọa để kiểm điểm những công việc đã và đang làm và đề ra những việc cần là

     3/ Sinh hoạt ngoại thường: do Chủ tịch Ủy Ban triệu tập khi có nhu cầu khẩn cấp

     4/ Ngoài ra, văn phòng UBKT/HĐGMVN thường xuyên làm việc dưới sự điều hành của Thư Ký thường trực. Nhiệm vụ chủ yếu của Thư ký thường trực của UBKT là:

         -  Điều hành Văn phòng UBKT

         -  Làm gạch nối giữa giám mục chủ tịch và các thành viên của Ủy Ban

         -  Thường xuyên liên lạc, đôn đốc và thu gom kết quả các việc làm đã được phân công

         -  Chuẩn bị và tổ chức các buổi họp, ghi nhận và đúc kết các ý kiến

         -  Phổ biến các quyết định, các văn kiện của UBKT…

III. NHÂN SỰ TRONG NHIỆM KỲ 2016-2019

     -  Giám mục Chủ tịch: Đức Cha Giuse Võ Đức Minh

     -  Thư ký:                     Lm. Giuse Trần Hòa Hưng SDB

     -  Các thành viên:        Gồm có 22 thành viên chính thức đang làm việc trong nước, 8 thành viên ở nước ngoài và 7 thành viên tán trợ

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

 1. Chủ tịch: Đức cha Giuse Võ Đức Minh

      Email: [email protected]

      Số điện thoại: 090 820 2420

  2. Lm. Thư ký:    Giuse Trần Hòa Hưng SDB

     Email: [email protected]

     Số điện thoại: 091 801 5314

  3. Văn phòng UBKT/HĐGMVN: số 72/12, Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM

      Email: [email protected]

      Website của ủy ban : http://kinhthanhvn.net

3.Ủy ban Phụng tự

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

   Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã chính thức thành lập hàng Giáo phẩm tại Việt Nam vào ngày 24 tháng 11 năm 1960 qua Sắc chỉ Chư Huynh Đáng Kính (Venerabilium nostrorum). Ngày 4 tháng 12 năm 1963, văn kiện đầu tiên của Công đồng Vaticanô II được công bố là Hiến chế về Phụng vụ: “Sacrosanctum Concilium” (Thánh Công đồng). Hiến chế này không chỉ nhấn mạnh việc cử hành phụng vụ, là “chóp đỉnh” mọi sinh hoạt của Giáo hội và là “nguồn” mọi sức mạnh và ơn thánh cho Giáo Hội (x. PV 7), mà còn mời gọi tín hữu tham gia tích cực vào buổi cử hành phụng vụ. Hơn nữa, Lời Chúa cũng là một ưu tư lớn của Công đồng trong các buổi cử hành phụng vụ (x. PV 24). Từ đây, sinh hoạt phụng vụ trong Giáo Hội có những đổi thay.

   Ngay từ sau khi ban hành Hiến chế Phụng vụ, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có những sáng kiến để thực hiện việc canh tân phụng vụ tại Việt Nam theo như chỉ thị của Công đồng Vaticanô II và các văn kiện của Tòa Thánh được công bố sau đó. Trong các thư chung, Hội đồng Giám mục đã nói về việc canh tân phụng vụ như: thư ngày 01.08.1964, ngày 01.04.1965, ngày 27.09.1965; Và nhất là trong một số bản tường trình hằng năm cho Tòa Thánh về việc thực thi công cuộc canh tân phụng vụ, cũng là những hoạt động tích cực của Hội đồng Giám mục Việt Nam như: bản Báo cáo cho Bộ Phụng tự về sinh hoạt phụng vụ sau cuộc họp của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 05-12/01/1972. Nội dung các bản tường trình này cho thấy các điểm chính sau đây:

    - Thiết lập Ủy ban Giám mục về Phụng vụ

    - Việc đồng tế được áp dụng ngay

    - Xác định các phần phụng vụ được dùng tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, Trung Hoa, một số tiếng của các Dân tộc thiểu số

    - Tín hữu chưa hiểu rõ các ý nghĩa thay đổi trong phụng vụ

    - Trong một số cộng đoàn dòng tu, các bản văn phụng vụ chính thức do Hội đồng Giám mục chấp thuận và được Tòa Thánh chuẩn y đã không được sử dụng, đôi khi còn tự ý thay đổi.

Từ những mối ưu tư và quan tâm đến việc tham dự Phụng vụ của người giáo dân trước việc canh tân Phụng vụ của Giáo hội, cũng như việc thống nhất bản văn dùng trong Phụng vụ nơi các cộng đoàn Giáo xứ và Dòng tu, mà Uỷ Ban Giám mục về Phụng Vụ được thiết lập.

2. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

    Năm 1968, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam đã xin Tòa Thánh một số năng quyền để thực thi ngay trước khi các sách phụng vụ và các nghi thức được Tòa Thánh tu chính và công bố. Chúng ta ghi nhận một vài điểm:

   - Với Sắc Lệnh (Decretum typicum) mang số @ [1] Prot. 787/64 ngày 15-6-1964, Tòa Thánh cho phép Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam được dùng tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác của các dân tộc ít người.

   - Ngày 15.05.1967, chuẩn y bản dịch Sách Nghi thức Thêm sức [2]

   - Ngày 22.04.1971, Tòa Thánh chuẩn y bản dịch tiếng Việt Sách Lễ Rôma theo ấn mẫu Latinh thứ nhất, được tu chính sau Công đồng Vaticanô II [3].

   - Ngày 07.04.1988, Tòa Thánh đã chuẩn y cho phép dùng tạm bản văn Thánh lễ tiếng Việt kính Thánh Anrê Dũng Lạc, linh mục, và các Bạn tử đạo [4].

   - Ngày 07.01.1994, Tòa Thánh đã chấp thuận tạm thời bản văn tiếng Việt Thánh lễ dịp Tất Niên và Tân Niên âm lịch.

   - Ngày 10.05.2005, chuẩn y bản dịch Nghi thức Thánh lễ [5]

   - Ngày 20.02.2008, chuẩn y bản dịch Nghi thức cử hành hôn nhân [6]

   Ngày nay, Hội đồng Giám mục đã cho tu chính lại dần dần các bản dịch trước đây, bắt đầu với Sách lễ Rôma (1992) và hiện thời đang xem xét lại bản văn này và sẽ cập nhật hóa theo Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu lần thứ III.

3. Thời gian và sự kiện chính thức thành lập Uỷ ban

    Ngày 24.01.1968, Ủy ban Phụng tự của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã được chính thức thành lập. Ủy ban hoạt động tích cực cho việc dịch thuật các Sách phụng vụ sang tiếng Việt, giúp Hội đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam và các Giám mục trong các vấn đề phụng vụ. Ủy ban cũng cho xuất bản một nguyệt san mang tên Phụng Vụ. Ủy ban Phụng tự tiếp tục hoạt động trong suốt thời gian từ năm 1975 tới nay, với các vị Chủ tịch Ủy ban:

   1/ 1968 - 1980 : Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, Giám mục Gp. Phú Cường

   2/ 1980 – 1986 : Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, Giám mục Phó Gp. Long Xuyên

   3/ 1986 – 1995 : Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Giám mục Gp. Đà Lạt

   4/ 1995 – 1998 : Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận, Giám mục Gp. Cần Thơ

   5/ 1998 – 2003 : Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn

   6/ 2004 – 2016 : Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Gp. Phú Cường

   7/ 2016 – nay : Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn,  Giám mục Gp. Bà Rịa

    Trong cuộc họp đại Hội thường niên tháng 10.2000, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chấp thuận Bản quy chế của Ủy ban.

4. Hoạt động

   Hiện nay, Ủy ban dành đa số thời gian cho việc dịch thuật các sách phụng vụ. Khoảng hơn mười năm gần đây, mỗi Giáo phận có ủy ban phụng tự, hoặc ít nữa là có một linh mục đặc trách về lãnh vực này.

   Hàng năm, Đức Cha Chủ tịch Uỷ Ban Phụng tự mời gọi và tập trung các thành viên làm việc trên những sách phụng vụ tại Văn phòng HĐGMVN, gồm nhưng việc cụ thể sau:

     - Dịch thuật, đọc và góp ý chỉnh sửa những tài liệu như: Sách lễ Rôma, Sách bài đọc, sách các nghi thức….

     - Biểu quyết thống nhất ý kiến đệ trình Hội đồng Giám Mục Việt Nam xin Bộ Phụng tự phê chuẩn.

II. NHÂN SỰ

 1.  Đức Cha Chủ Tịch: Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục giáo phận Bà Rịa

        Đức Cha cố vấn: Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục Gp. Phú Cường và nguyên Chủ tịch Uỷ Ban Phụng Tự.

 2. Thư ký: Lm. Giuse Vũ Văn Hoàng

 3. Các Thành viên:

    • Lm. Phêrô Nguyễn Kim Long

    • Lm. Phaolô Phạm Quốc Túy

    • Lm. Giuse Cao Đình Phương

    • Lm. Giuse Nguyễn Văn Thịnh

    • Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ

    • Lm. Phêrô Nguyễn Văn Chính

    • Lm. Matthêu Phạm Trần Thanh

    • Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

    • Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật

    • Lm. Giuse Đỗ Quang Khang

    • Thầy Phêrô Nguyễn Đình Diễn

    • Lm. Vinh sơn Phạm Xuân Hưng

    • Lm. Matthêu Vũ Văn Lượng

III. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

   - Địa chỉ: Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Tp.HCM, Phòng 503.

   - Email: [email protected]

   - Website: uybanphungtu.org

4.Ủy ban Thánh nhạc

. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

Ủy ban Thánh nhạc “góp phần chủ yếu để làm cho nền Thánh nhạc trong các giáo phận tiến triển hòa nhịp với nền mục vụ về Phụng vụ” (Huấn thị Âm nhạc trong Phụng vụ (ANTPV) số 68, x. Hiến chế Phụng vụ (HCPV) số 44-46), theo tinh thần các hướng dẫn của Giáo Hội toàn cầu, cũng như của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

2. Thời gian thành lập Ủy ban

Trước năm 1975, Ủy ban Thánh nhạc là một trong những Ủy ban ra đời sớm nhất cùng với Ủy ban Phụng Tự. Một mốc thời gian quan trọng là Đại hội Thánh nhạc toàn quốc (miền Nam Việt Nam) được tổ chức tại Sài Gòn, trường Lasan Taberd, năm 1972 đã chính thức ra mắt UBTN.

Sau năm 1975, Ủy ban Thánh nhạc ngưng sinh hoạt mãi cho đến năm 1996. Từ khi được thành lập (chính thức năm 1996), qua bốn đời Đức Cha đặc trách, với sự cộng tác của các Phó Ban và các Tổng thư ký, các ủy viên, Ban Thánh nhạc các Giáo phận đã góp phần tích cực cổ vũ, chấn chỉnh và hướng dẫn sinh hoạt Thánh nhạc qua 41 cuộc Đại Hội và Hội Thảo (Thành phần tham dự: Ban thường vụ Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc; Các Trưởng Ban Thánh nhạc của 26 Giáo phận; Các giáo sư đặc trách Thánh nhạc của 8 Chủng viện; Trưởng Ban Thánh nhạc các Hội dòng chính (thông qua Đức Giám mục đặc trách các Hội dòng; các thành viên của Câu lạc bộ những người viết Thánh ca; các giảng viên các lớp đào tạo Thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ; các nhạc sĩ Thánh nhạc đã từng cộng tác với Ban Thánh Nhạc từ trước đến nay; và những người hoạt động Thánh nhạc).

II. QUY CHẾ

1. Mục đích:

      -  Cổ vũ ca hát theo đúng tinh thần phụng vụ

      -  Cổ vũ các vị có trách nhiệm tại các cộng đoàn chọn bài hát và thể hiện cho phù hợp với tinh thần phụng vụ (HCPV số 114).

      -  Cổ vũ các nhạc sĩ sáng tác thêm nhiều bài thánh ca

          +  Phù hợp với các nghi thức phụng vụ (HCPV số 121)

          +  Phù hợp với ngôn ngữ cũng như truyền thống âm nhạc dân tộc (HCPV số 37, 119; ANTPV số 61), hầu tạo điều kiện cho cộng đoàn tham gia tích cực hơn (HCPV số 113, 118).

2. Cơ cấu tổ chức

   1/ Đức cha Chủ tịch: do HĐGM bầu chọn, có nhiệm vụ:

      -  Điều hành chung mọi việc và chịu trách nhiệm trước HĐGM

      - Gợi ý cho Ban thường vụ thảo luận về chương trình sinh hoạt cho 3 năm, và cụ thể từng 1 năm và 6 tháng

      - Đúc kết và trình công việc hằng năm cho HĐGM

 2/ Cha Thư ký: do Đức cha chủ tịch chọn và đề nghị, có nhiệm vụ:

     -  Cộng tác với Đức cha chủ tịch và thừa lệnh ngài lên chương trình cụ thể các hoạt động thánh nhạc, thời gian thực hiện, soạn thảo văn thư, lưu trữ tài liệu, in ấn các tài liệu thông thường, cách riêng nội san Hương Trầm;

     -  Thay thế khi Đức cha chủ tịch vắng mặt.

   3/ Ban Thường vụ (khoảng 10 người), gồm các ủy viên văn phòng, kế toán, thủ quỹ, chuyên môn về Phụng vụ, Kinh thánh, hòa âm, văn học, chủ nhiệm nội san Hương Trầm.

3. Hoạt động:

    -  Hướng dẫn việc sáng tác và thể hiện âm nhạc trong phụng vụ bằng cách:

        +  Kiểm duyệt các bài hát mới theo luật Hội Thánh (x. GL khoản 823)

        +  Phổ biến các văn kiện về thánh nhạc và nội san Hương Trầm

        +  Tổ chức các buổi trình tấu thánh ca

        +  Phát hành băng đĩa thánh ca

        +  Điều chỉnh các sai sót trong việc thể hiện thánh ca.

   -  Tạo điều kiện cho việc sáng tác và phổ biến các bài thánh ca; thực hiện tuyển tập thánh ca gồm những bài ca đã có thời gian thử thách.

   -  Huấn luyện ngắn hạn và dài hạn về âm nhạc và thánh nhạc phụng vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu bằng cách đỡ đầu, khuyến khích, tổ chức các khóa nhạc tại Trung tâm Mục vụ

III. NHÂN SỰ

1. Giám mục Chủ tịch: Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, GM Giáo phận Ban Mê Thuột

2. Thư ký: Linh mục Rôcô Nguyễn Duy, Trung tâm Mục vụ TGP SàiGòn-TPHCM

3. Các thành viên

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    -  Địa chỉ email văn phòng: [email protected]

    -  Điện thoại: 0907242678

5.Ủy ban Nghệ thuật Thánh

I.LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Từ nhiệm kỳ I (1980-1983) đến nhiệm kỳ VI (1995-1998), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ thiết lập 3 Ủy ban trực thuộc HĐGM là Ủy ban Phụng tự, Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh, Ủy ban Giáo dân. Trong nhiệm kỳ VII (1998-2001) có thêm Ủy ban Thánh nhạc.

Từ nhiệm kỳ VIII (2001-2004) và IX (2004-2007), Hội Đồng Giám Mục có 9 Ủy ban, trong số đó có Ủy ban Thánh nhạc và Nghệ thuật thánh, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho làm chủ tịch. Ngày 21-05-2003, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho qua đời, nên từ tháng 10/2003, Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên làm chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc và Nghệ thuật thánh. Như vậy, trong thời gian này, Nghệ thuật thánh chưa phải là một Ủy ban riêng biệt.

Từ nhiệm kỳ X (2007-2010), chiếu theo điều 451 của Bộ Giáo luật 1983 và Tự sắc Apostolos suos, số 18, sau khi xem xét các nhu cầu mục vụ của Giáo Hội tại Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục đã thiết lập 15 Ủy ban trực thuộc, trong số đó có Ủy ban Nghệ thuật thánh. Tuy nhiên, Ủy ban này vẫn chưa có chủ tịch riêng nên được Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, chủ tịch Ủy ban Phụng tự, kiêm nhiệm.

Từ nhiệm kỳ XI (2010-2013) đến XIII (2016-2019), cụ thể từ tháng 10/2010 đến nay, Ủy ban Nghệ thuật thánh có chủ tịch riêng là Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi.    

II. QUY CHẾ

1. Mục đích

Công đồng Vaticanô II, trong Hiến chế về Phụng vụ, số 122, đã khẳng định: "Trong những hoạt động cao quí nhất của tài trí con người, đặc biệt phải kể đến mỹ thuật, nhất là nghệ thuật tôn giáo và tột đỉnh chính là nghệ thuật thánh. Tự bản tính, nghệ thuật thánh nhằm diễn tả một cách nào đó vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa qua những tác phẩm nhân loại. Nghệ thuật này càng làm cho Thiên Chúa được ca tụng và tôn vinh hơn, một khi những tác phẩm đó không nhằm chủ đích nào khác ngoài sự tích cực góp phần hướng tâm trí con người về cùng Chúa cách đạo đức".

Ngoài ra, nghệ thuật thánh là nghệ thuật tôn giáo nhằm phục vụ cho việc thờ phượng. Nghệ thuật thánh diễn tả tương quan với mầu nhiệm Thiên Chúa, với luân lý và mục vụ, và thể hiện cách trọn vẹn trong việc thờ phượng. Hình thức thờ phượng cao nhất là phụng vụ, thường gắn liền với các nơi thánh.

Vì vậy, Ủy ban Giám mục về Nghệ Thuật Thánh có mục đích giúp đỡ các Ban nghệ thuật thánh của các Giáo phận và những người hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật thánh, giúp họ hiểu biết và thực hiện đúng những nguyên tắc nghệ thuật thánh liên quan đến kiến trúc, hội họa, điêu khắc, trang trí, lễ phục, v.v., như xây dựng nhà thờ, nhà nguyện và các nơi thờ phượng; bảo tồn và trùng tu những kiến trúc tôn giáo có tính lịch sử và nghệ thuật cao; sáng tác ảnh tượng thánh và các vật dụng dùng vào việc thờ phượng; tạo mẫu trang trí với những biểu tượng và họa tiết mang ý nghĩa thánh thiêng, v.v.

2. Cơ cấu tổ chức

Ủy ban Nghệ thuật thánh là một tổ chức trực thuộc Hội Đồng Giám Mục và do Hội Đồng Giám Mục thiết lập, đứng đầu là một Giám mục làm chủ tịch do Hội Đồng Giám Mục bầu chọn với nhiệm kỳ 3 năm, với sự giúp đỡ của một linh mục thư ký và một số thành viên chuyên môn khác. Hằng năm, Giám mục chủ tịch phải báo cáo các sinh hoạt của Ủy ban trước Hội Đồng Giám Mục, cùng với những đề nghị, để xin sự hướng dẫn hoặc chấp thuận.

3. Hoạt động

         -  Biên soạn và xuất bản hoặc phổ biến các sách hướng dẫn việc xây dựng nhà thờ.

         -  Biên dịch các sách về nghệ thuật công giáo.

         -  Tổ chức các khóa hội thảo chuyên đề.

         -  Tổ chức các cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật công giáo.

         -  Tổ chức các trại sáng tác trẻ cho các sinh viên năm cuối của Đại học Mỹ thuật.

         -  Tư vấn cho các Giáo phận trong việc xây dựng thánh đường và các công trình tôn giáo.

        -  Đặc biệt, do sự ủy nhiệm của Hội Đồng Giám Mục, hoạt động chính của Ủy ban là lên phương án qui hoạch và thiết kế kiến trúc cho Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, tiếp đến hướng dẫn việc thi công xây dựng cùng với những công trình nghệ thuật đi kèm.

III. NHÂN SỰ

   1. Chủ tịch: Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi.

   2. Thư ký: Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R.

   3. Các thành viên

     a. Nhân sự thường xuyên

        KS. Nguyễn Đắc Quỳnh Mai (Ngành Quản lý dự án).

        KS. Trần Thế Hùng (Ngành Xây dựng).

        KTS. Nguyễn Thế Anh (Ngành Kiến trúc).

         KS. Nguyễn Kim Sơn (Ngành Điện - Thạc sĩ Chiếu sáng nghệ thuật).

    b. Cố vấn Mỹ thuật

      Th.S. ĐKG. Bùi Hải Sơn, Trưởng bộ môn Điêu khắc, Đại học Kiến trúc Tp. HCM - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Tp. HCM - Hội đồng Mỹ thuật Điêu khắc, Hội Mỹ thuật Tp. HCM.

     Th.S. HS. Vũ Thị Kim Dung, Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hòa - Hội viên Hội Mỹ thuật Tp. HCM - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

     ThS. HS. Nguyễn Quang Cảnh, Trưởng khoa Hội họa, Đại học Mỹ thuật Tp. HCM.

    ThS. HS. Vũ Thị Bích Hằng, Nữ tu Dòng Đa Minh Bà Rịa - Vũng Tàu, Giảng viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tp. HCM.

     ThS. HS. Mai Quế Vũ, Trưởng khoa Mỹ thuật, Đại học Kiến trúc Tp. HCM.

     ThS. ĐKS. Nguyễn Hoài Huyền Vũ, Giảng viên Đại học Kiến trúc Tp. HCM - Giảng viên Đại học Bình Dương - Hội viên Hội Mỹ thuật Tp. HCM - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

   1. Địa chỉ email: [email protected]

6.Ủy ban Giáo sĩ - Chủng sinh

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

  1. Định hướng thành lập

   Từ năm 1980 đến 1998, trong 7 nhiệm kỳ đầu tiên, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) chỉ thiết lập 3 ủy ban trực thuộc là: (1) Ủy ban Phụng tự, (2) Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh, (3) Ủy ban Giáo dân. Các Giám mục Chủ tịch của “Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh” qua các nhiệm kỳ: Gm. Phaolô Huỳnh Đông Các: nhiệm kỳ I (1980-1983), II (1983-1986); Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hòa: nhiệm kỳ III (1986-1989), IV (1989-1992), V (1992-1995); Gm. Stêphanô Nguyễn Như Thể: nhiệm kỳ VI (1995-1998), VII (1998-2001).

   Từ năm 2001 (nhiệm kỳ VIII), Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh được tách làm hai: (1) Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh, (2) Ủy ban Tu sĩ. Các Giám mục Chủ tịch của “Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh” qua các nhiệm kỳ: Gm. Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh: nhiệm kỳ VIII (2001-2004); Gm. Antôn Vũ Huy Chương: nhiệm kỳ IX (2004-2007), X (2007-2010), XI (2010-2013), XII (2013-2016), XIII (2016-2019). Đặc biệt, đầu nhiệm kỳ XIII, theo yêu cầu của Đức cha Chủ tịch Ủy ban, HĐGMVN đã bầu Gm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm Phó Chủ tịch Ủy ban.

    Định hướng tổng quát: các ủy ban trực thuộc HĐGMVN có nhiệm vụ giúp đỡ các giám mục thực thi cách tập thể trách nhiệm mục vụ trong lĩnh vực chuyên môn, chứ không thay thế các ngài.

  2. Những biến cố và mốc lịch sử quan trọng

    a. Từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ VIII (1980-2004)

        Sinh hoạt chính hàng năm là Hội nghị Thường niên của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện, nhằm báo cáo sinh hoạt tại các Đại Chủng viện.

    b. Từ nhiệm kỳ IX đến XIII (2004 đến 2019)

         Nhờ hoàn cảnh thuận lợi hơn, Ủy ban đã thực hiện theo định hướng tổng quát sau đây:

           - Hai năm một lần tổ chức Hội nghị Thường kỳ của Ban Giám đốc các Đại Chủng viện (khoảng 50 cha) trong thời gian 4 ngày, nhằm chia sẻ kinh nghiệm về việc đào tạo 4 chiều kích (nhân bản, đạo đức, trí thức, mục vụ) và học hỏi về một chủ đề

           - Hai năm một lần tổ chức Khóa Thường huấn, khoảng 2 tuần lễ, nhằm “đào tạo các nhà đào tạo” của các Đại Chủng viện, Học viện Dòng tu, Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận

   c. Các Khóa Thường huấn

       - Năm 2006: Khóa Thường huấn đầu tiên trong 3 tuần lễ (từ 28/6 đến 16/7) cho 21 cha giáo thuộc các Đại Chủng viện Việt Nam được tổ chức tại Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế (CIAM) ở Rôma với chủ đề “Đào tạo linh mục tại Chủng Viện”, do Ủy Ban Giáo Sĩ & Chủng Sinh phối hợp với Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám đốc CIAM, tổ chức.

      - Năm 2008: Khóa Thường huấn thứ hai trong 3 tuần lễ (từ 5/7 đến 25/7) cho 30 cha giáo thuộc các Đại Chủng viện Việt Nam được tổ chức tại Paris với chủ đề “Những vấn đề mới trong lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh và Luân Lý hiện nay”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với Institut Catholique de Paris (ICP) và Missions Etrangères de Paris (MEP: Hội Thừa Sai Paris) tổ chức; ICP cử 8 giáo sư Kinh Thánh và 4 giáo sư Luân Lý; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.

      - Năm 2011: Hội thảo tại Tòa Giám mục Đà Lạt từ 3/8 đến 5/8 giữa 20 giáo sư triết học của các Đại Chủng viện và 9 giáo sư triết của các Học Viện Dòng tu (Đa Minh, Phanxicô, Don Bosco, DCCT), nhằm điều chỉnh bản Ratio Việt Nam về chương trình dạy và học Triết theo Sắc lệnh của Bộ Giáo Dục.

      - Năm 2012:  Khóa Thường huấn thứ ba trong 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 15/7) cho 83 nhà đào tạo thuộc các Đại Chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (19 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (28 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt với chủ đề “Hướng đến sứ vụ, đào tạo chính mình và đào tạo người khác có khả năng phân định”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 8 giáo sư đến từ Paris; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.

     - Năm 2014: Khóa Thường huấn thứ tư trong 2 tuần lễ (từ 06/7 đến 18/7) cho 91 nhà đào tạo thuộc các Đại Chủng viện (43 vị), một số Dòng tu (12 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (29 vị), tại Tòa Giám mục Đà Lạt, với chủ đề “Thế tục hóa và việc đào tạo linh mục tại Việt Nam”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 7 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo và Cha Giuse Phan Tấn Thành, OP; Hội MEP hỗ trợ tài chánh.

      - Năm 2016: Khóa Thường huấn thứ năm trong 2 tuần lễ (từ 03/7 đến 16/7) cho 94 nhà đào tạo thuộc các Đại Chủng viện (50 vị), một số Dòng tu (18 vị) và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận (26 vị), tại Trung Tâm Don Bosco K’Long, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng, với chủ đề “Việc Phúc Âm hoá và Tân Phúc Âm hoá trong bối cảnh Việt Nam với công việc đào tạo các linh mục tại Việt Nam”, do Ủy Ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 6 giáo sư đến từ Paris, có thêm Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Cha Edgar Javier, SVD (Dòng Ngôi Lời, từ Liên HĐGM Á châu - FABC), Cha HAN MIN TAEG (từ Hàn Quốc), Cha Grêgôriô Giảng, MEP (từ Singapore); Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.

      - Năm 2018: Khóa Thường huấn thứ sáu trong 2 tuần lễ (từ 01/7 đến 14/7) cho khoảng 100 nhà đào tạo thuộc các Đại chủng viện, Dòng tu và Ban Mục vụ Ơn gọi của 26 giáo phận, tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, với chủ đề “Giáo huấn Xã hội của Giáo hội hôm nay: đối thoại cứu rỗi”, do Ủy ban Giáo sĩ & Chủng sinh phối hợp với ICP và MEP tổ chức; ICP cử 5 giáo sư đến từ Paris và mời thêm một vài linh mục chuyên viên; Hội MEP và Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc hỗ trợ tài chánh.

   d. Biên soạn Ratio Việt Nam

     -  Năm 1970, Bộ Giáo sĩ đã ban hành một Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis (Nguyên tắc Căn bản về Đào tạo Linh mục) cho Giáo hội toàn cầu và được sửa lại đôi chút vào năm 1985 cho phù hợp với Bộ Giáo luật mới (1983). Căn cứ vào Ratio chung này, HĐGM mỗi quốc gia sẽ biên soạn một Ratio về việc đào tạo linh mục trong cả nước. Chính vì thế, năm 2005, HĐGMVN đã thống nhất trao cho Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh thực hiện nhiệm vụ này.

     -  Ban Biên soạn Ratio gồm một số linh mục thuộc các Đại Chủng viện tại Việt Nam bắt đầu làm việc từ năm 2005 dựa vào Ratio chung và nhất là dựa vào Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, “Pastores dabo vobis” (1992), của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II.

     -  Ngày 08/04/2010, Hội Nghị HĐGMVN tại Trung Tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, đã bỏ phiếu chấp thuận 100%  bản văn “ ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn” như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Sau đó, bản văn đã được gửi sang Tòa Thánh để được xem xét và phê chuẩn theo đúng Giáo luật số 242 §1. Tại Văn kiện ngày 09/12/2010 (Prot. N. 554/5010) của Bộ Giáo Dục Công Giáo do Đức Hồng y Tổng Trưởng Zenon GROCHOLEWSKI ký, và tại Sắc lệnh ngày 31/10/2011 (Prot. N. 5079/11) của Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc do Đức Tổng Giám Mục Tổng Trưởng Fernando FILONI ký, Tòa Thánh đã phê chuẩn bản văn về Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam.

    -  Ngày 19/03/2012, thay mặt HĐGMVN, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đã ký Sắc lệnh ban hành văn bản “ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định hướng và Chỉ dẫn”, như là Chương Trình Đào Tạo Linh Mục được áp dụng cho tất cả các Chủng viện tại Việt Nam kể từ ngày 01/09/2012.

    -  Cuốn Ratio Việt Nam định hướng và chỉ dẫn việc đào tạo trong 3 giai đoạn: (1) đào tạo mở đường trước chủng viện, (2) đào tạo căn bản tại chủng viện, (3) đào tạo trường kỳ sau chủng viện. Trong mỗi giai đoạn, việc đào tạo được thực hiện cách tiệm tiến về 4 chiều kích: nhân bản, đạo đức, trí thức và mục vụ. Ratio này dành cho các chủng sinh nhưng cũng hướng tới các giáo sĩ hiện tại và tương lai.

    -  Đầu tháng 7 năm 2017, Hội nghị các Đại Chủng viện tại K’Long (Đà Lạt) đã học hỏi bản Ratio mới, có tựa đề “Ân Ban Ơn Gọi Linh Mục” được Bộ Giáo sĩ ban hành ngày 08/12/2016, để cập nhật một vài điểm nhấn bổ túc cho Ratio Việt Nam ban hành năm 2012.

  e. Dự kiến thành lập “Trung tâm Tĩnh dưỡng Giáo sĩ tại Việt Nam”

    -  Trong Hội nghị Thường niên kỳ I-2016 từ ngày 4-8/4/2016 tại Tòa Giám mục Thái Bình, HĐGMVN đã đồng thuận (32/33) với dự án của Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh về việc thành lập “Trung tâm Tĩnh dưỡng Giáo sĩ tại Việt Nam” nhằm mục đích bồi dưỡng đời sống tâm linh và tâm lý cho các linh mục.

    -  Ngày 8/9/2016, Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh đã làm đơn (có sự xác nhận của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN) gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và thành phố Bảo Lộc về việc thành lập Trung tâm tại Bảo Lộc.

II. NHÂN SỰ

   1. Chủ tịch: Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Đà Lạt

   2. Phó chủ tịch: Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Phụ tá Sàigòn

   3. Thư ký

      -  Từ năm 2004-2016: Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng

      -  Từ năm 2016-2019: Cha Vinh Sơn Trần Minh Thực, PSS (Gp. Phát Diệm)

                                         Cha Phêrô Sanen Nguyễn Văn Hiệu (Gp. Hải Phòng)

III. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    -  Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương: Tòa Giám mục Đà Lạt, 9 Nguyễn Thái Học, Đà Lạt, Lâm Đồng.

    -  Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng: Tòa TGM Tp. HCM, 180 Ng. Đình Chiểu, P.6, Q.3, Tp HCM.

    -  Cha Vinh Sơn Trần Minh Thực: Đại Chủng viện Huế, 30 Kim Long, Huế.

    -  Email của Ủy ban: [email protected]

7.Ủy ban Tu sĩ

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Các Ủy ban Giám mục, trong đó có Ủy ban Tu sĩ HĐGM, được thành lập trong các kỳ đại hội; sau đó, các UBGM triển khai các hoạt động ở cấp giáo phận, đứng đầu mỗi Ủy ban cấp giáo phận là 1 linh mục và một hay nhiều linh mục thành viên tham gia.

Trong Đại hội HĐGMVN lần thứ I, HĐGM đã thành lập 3 UBGM: UBGM về Phụng tự do Giám mục Bùi Tuần làm chủ tịch; UBGM về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh do Giám mục Huỳnh Đông Các làm chủ tịch; UBGM về Giáo dân do Giám mục Phan Thế Hinh làm chủ tịch. Từ năm 1980-1983, Uỷ Ban Tu sĩ đứng chung với Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh. Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban này là Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các (nhiệm kỳ 1980-1992).

Trong Đại hội HĐGM lần thứ VI, nhiệm kỳ 1992-1995, UBTS do Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể làm chủ tịch. Ngài là vị Chủ tịch thứ 2 của Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh (nhiệm kỳ 1992-1998).

Trong Đại hội HĐGM lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1998-2001, Uỷ ban Tu sĩ được chính thức thành lập và được tách ra từ Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh. Vị Chủ tịch thứ 3 của Ủy ban Tu sĩ là Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, SDB.

Trong Đại hội HĐGM thứ XII,  nhiệm kỳ 2013-2016, có sự thay đổi chủ tịch một số ủy ban và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Giáo phận Thái Bình, được chọn làm Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ. Ngài là vị Chủ tịch thứ 4 của Ủy ban Tu sĩ.

II. QUY CHẾ

   1. Mục đích

      - Cổ võ, bảo vệ, thăng tiến và làm sinh động đời sống thánh hiến tại Việt Nam

      - Nối kết các anh chị em sống đời thánh hiến tại Việt Nam với nhau và với các tổ chức quốc tế về đời sống thánh hiến trong tình liên đới huynh đệ và sứ mạng phục vụ Hội Thánh và gia đình nhân loại.

      - Liên kết các Dòng tu, Tu đoàn, Tu hội và Hiệp hội đang hiện diện và hoạt động tại Việt Nam với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và với Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Các Tu Đoàn Tông Đồ

     - Xây dựng sự hiệp thông huynh đệ và tình liên đới giữa các anh chị em sống đời thánh hiến tại các Giáo Hội địa phương tại Việt Nam với nhau và với các anh chị em sống đời thánh hiến tại các Châu lục khác trên toàn thế giới

  2. Cơ cấu tổ chức

        -  Lãnh đạo Ủy ban  Tu sĩ:

               Chủ Tịch: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB., Giám Mục Gp. Thái Bình

               Thư ký: Cha Tôma Vũ Quang Trung, S.J.

       -  Văn Phòng Ủy ban Tu sĩ: 5 nhân viên thường trực phục vụ

3. Hoạt động

       Liên kết hoạt động của các Dòng tu, Tu đoàn tông đồ, Tu hội và Hiệp hội trong một định hướng chung qua việc phổ biến các hướng dẫn, tài liệu và thông tin của Giáo Hội, đặc biệt từ Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Tu Đoàn Tông Đồ và từ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

      Hỗ trợ các Dòng tu, Tu đoàn Tông đồ, Tu hội và Hiệp hội trong việc lãnh đạo, quản trị và đào tạo huấn luyện trí thức, thiêng liêng, tu đức qua việc tổ chức các khóa học hỏi, hội thảo, thường huấn, tĩnh tâm, đồng hành thiêng liêng, hướng dẫn việc chuẩn bị và đồng hành với các Tổng tu nghị, Tổng hội…

      Hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục hành chánh liên quan đến mọi sinh hoạt của các Dòng tu, Tu đoàn, Tu hội và Hiệp hội trong nội bộ Giáo Hội và trong tương quan với chính quyền.

III. NHÂN SỰ

    1. Chủ tịch: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB., Giám Mục GP Thái Bình

    2. Thư ký: Linh mục Tôma Vũ Quang Trung, S.J.

    3. Các nhân viên thường trực: Nhóm Đức Mẹ Guadalupe gồm

         (1) Aquila-Priscilla Nguyễn Quách Phương Anh (Trưởng nhóm)

         (2) Phêrô Trần Phan Hoàng Nghĩa (Phó nhóm)

         (3) Martinô Nguyễn Hữu Lộc (Thành viên)

         (4) Anna Đoàn Thị Nguyệt Anh (Thành viên)

         (5) Maria Bùi Thị Ngọc Cúc (Thành viên)

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    1. Địa chỉ: 72/12 Trần Quốc Toản, P. 8, Quận 3, Tp. HCM, Phòng 405, Lầu 4

    2. Văn Phòng thường trực: 180 Nguyễn Đình Chiểu, P. 8, Q. 3, Tp. HCM, P. 220, Lầu 2

    3. Địa chỉ email: [email protected]

    4. Số điện thoại văn phòng: 028.3930.7256

                 -  Cô Phương Anh:    0937 801 307

                  -  Anh Hoàng Nghĩa: 0906 565 184

    5. Giờ làm việc

            Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần:  

               -  Sáng: từ   8g00-11g30

               -  Chiều: từ 14g00-16g30                                                     

8.Ủy ban Giáo dân

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Sự kiện trở thành cột mốc khởi đầu lịch sử hình thành của Ủy ban Giáo dân diễn ra vào năm 1980, trong bối cảnh hội họp sinh hoạt của Đại hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Lần I. Đại hội đã thành lập ra Ủy ban Giáo dân – cùng với hai ủy ban khác: Ủy ban Phụng tự và Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh – trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Từ đó, các giám mục chủ tịch của Ủy ban Giáo dân theo từng nhiệm kỳ lần lượt được ghi nhận trong lịch sử hình thành của ủy ban là:

    1/ Đại hội Lần I (1980-1983): Đức Giám mục Giuse Phan Thế Hinh

    2/ Đại hội Lần II (1983-1986): Đức Giám mục Phêrô Phạm Tần

    3/ Đại hội Lần III (1986-1989): Đức Giám mục Phêrô Phạm Tần

    4/ Đại hội Lần IV (1989-1992): Đức Giám mục Luy Phạm Văn Nẫm

    5/ Đại hội Lần V (1992-1995): Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

    6/ Đại hội Lần VI (1995-1998): Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang

    7/ Đại hội Lần VII (1998-2001): Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang

    8/ Đại hội Lần VIII (2001-2004): Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang

    9/ Đại hội Lần IX (2004-2007): Đức Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh

  10/ Đại hội Lần X (2007-2010): Đức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu

  11/ Đại hội Lần XI (2010-2013): Đức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu

  12/ Đại hội Lần XII (2013-2016): Đức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu

  13/ Đại hội Lần XIII (2016-2019): Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản

II. QUY CHẾ

Một cách tổng quát, định hướng thành lập của ủy ban được thể hiện nơi “đường hướng mục vụ” của Hội đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung đại hội ban hành (tại Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 1980). Theo đó, tất cả là để cụ thể hóa những giá trị Tin Mừng: “Một Hội Thánh vì loài người”, “Hội thánh trong lòng dân tộc”. Thật vậy, trong phần “Ngỏ lời với các thành phần Dân Chúa”, các đức giám mục đã nhắc đến ơn gọi của anh chị em giáo dân chính là “nên thánh giữa đời bằng cách sống Phúc Âm của Chúa Kitô trong các phận sự trần thế (GH 31; MV 43)”.

Căn cứ vào Quy chế của Hội đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 (điều 12) về các ủy ban giám mục trực thuộc, Ủy ban Giáo dân vì thế cũng có: một vị giám mục chủ tịch, một linh mục thư ký, và một số chuyên viên. Trong thực tế hiện nay, nhiệm kỳ 2016-2019, Đức cha Giuse Trần Văn Toản là vị chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban Giáo dân. Dưới sự hướng dẫn của Đức cha Chủ tịch, cơ cấu tổ chức nhân sự đang theo hướng hình thành cách thiết thực và hiệu quả, gồm: (1) Ban Điều hành và (2) Ban Nghiên huấn.

Ban Điều Hành:

   1/ Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo dân

   2/ Một linh mục phó 1, đặc trách hội đồng mục vụ giáo xứ

   3/ Một linh mục phó 2, đặc trách các đoàn hội

   4/ Một linh mục phó 3, đặc trách Ban Nghiên huấn

   5/ Một thư ký

   6/ Mỗi giáo tỉnh có ba nhân sự (một linh mục, một giáo dân nam, và một giáo dân nữ)

Với vai trò nghiên cứu và cung cấp các tài liệu huấn luyện giáo dân làm việc tông đồ, Ban Nghiên huấn bao gồm các linh mục có khả năng chuyên môn và có điều kiện thời gian. Khi được yêu cầu, Ban Nghiên huấn sẽ hỗ trợ các ủy ban giáo dân của các giáo phận để tổ chức các khóa huấn luyện tông đồ giáo dân.

III. NHÂN SỰ

Với các nhân sự trong Ban Điều hành và Ban Nghiên huấn như phần trình bày trên, Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân còn hướng dẫn tổ chức và tiếp nhận sự cộng tác điều hành của: (1) Một linh mục đại diện do các linh mục đặc trách giáo dân trong từng giáo tỉnh bầu ra; và (2) Hai nhân sự giáo dân từ mỗi giáo tỉnh, một nam và một nữ, để cùng cộng tác với đức cha chủ tịch trong việc điều hành. Theo đó, các linh mục phụ trách và hai vị giáo dân trong các giáo tỉnh đã được tuyển cử:

   1/ Giáo tỉnh Sài Gòn: (1) Lm. Antôn Hà Văn Minh (GP. Phú Cường); (2) Ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái (TGP. Sài Gòn-TP. HCM); Chị Xêxilia Lê Thị Ngọc Nhi (GP. Đà Lạt)

   2/ Giáo tỉnh Huế: (1) Linh mục phụ Phaolô Phạm Tá (TGP. Huế); (2) Giáo phu Michel Trước (giáo phận Kon-tum) ; (3) Bà Maria Đoàn Thị Xuân Phương (GP. Nha Trang)

   3/ Giáo tỉnh Hà Nội: (1) Cha Giuse Nguyễn Viết Hiệp (GP. Hưng Hóa); (2) Ông Hierônimô Trần Đức Phú (GP. Thái Bình); (3) Bà Têrêsa Trịnh Thị Trầm (TGP. Hà Nội)

   4/ Ban Nghiên huấn: Cha Giuse Tạ Huy Hoàng (Phó đặc trách Ban Nghiên huấn), Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty, SBD, Cha Tôma Vũ Ngọc Tín SJ.

   5/ Thư ký: Cha Phêrô Nguyễn Văn Kiệt, TGM Long Xuyên; Anh GB. Nguyễn Quang Trung (thư ký 2)

V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     Địa chỉ e-mail: [email protected]

     Số điện thoại: 096 563 3133 (Lm. Phêrô Nguyễn Văn Kiệt)

9.Ủy ban Mục vụ Gia đình

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Từ năm 2004, Tiểu ban Mục vụ Gia đình, do Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu phụ trách, được thiết lập trực thuộc Ủy Ban Giáo Dân do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh làm chủ tịch.

Tại Đại Hội lần X (8-12/10/2007) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGMVN được thành lập, với Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Lạng Sơn-Cao Bằng, nguyên Giám mục Đà Nẵng, làm Chủ tịch Ủy ban.

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa Đức cha Chủ tịch Giuse Châu Ngọc Tri, cha thư ký Luy Nguyễn Anh Tuấn với một số đoàn thể gia đình vào ngày 10/11/2008 là khởi đầu cho kế hoạch làm việc của UBMVGĐ.

Hội nghị Ủy ban MVGĐ lần I ngày 15-16/05/2009 tại Đà Nẵng quy tụ 25 người, gồm 1 giám mục, 16 linh mục, 3 nữ tu, 5 giáo dân thuộc 15 giáo phận, với nội dung: Lập trang tin điện tử (Website) của UBMVGĐ và chọn người phụ trách.

Hội nghị Ủy ban MVGĐ lần II ngày 21-23/09/2011 tại TTMV TGP Sài Gòn, với nội dung: Thảo luận và định hướng cho hoạt động của Ủy ban và các Ban MVGĐ trong thời gian tới, theo chỉ dẫn của Tông huấn về Gia đình Familiaris Consortio của Đức Gioan Phaolo II, nhân kỷ niệm 30 năm công bố (22/11/1981). Hội nghị quyết định tổ chức một cuộc Hội thảo về Tông huấn Gia đình  nhân kỷ niệm 30 năm công bố, tại Trà Kiệu- Đà Nẵng ngày 17-18/11/2011.

Hội nghị UBMVGĐ lần III ngày 27-28/09/2012 tại TTMV TGP Sài, với nội dung: Tường trình ngày Hội GĐTG lần VII tại Milanô  2012 và Family Symposium tại Thái Lan. Đức cha chủ tịch đề nghị thành lập Ban Nghiên huấn, mời cha Augustino Nguyễn Văn Dụ làm trưởng ban và mời một số linh mục, nữ tu, giáo dân làm chuyên viên của ban để giúp huấn luyện cho các giáo phận, lên kế hoạch đào tạo Tác viên MVGĐ cho các giáo phận.

Hội nghị UBMVGĐ lần IV ngày 13-14/08/2013 tại La Vang, Huế, với nội dung: Các giáo phận nêu tình hình hoạt động MVGĐ, những thuận lợi và khó khăn. Ủy ban đề nghị tiếp tục hoàn thiện ban MVGĐ tại giáo phận, huấn luyện nhân sự cho ban MVGĐ các giáo phận, đưa chương trình MVGĐ vào các Đại Chủng viện.

Hội nghị UBMVGĐ lần V là Đại hội Gia đình, vì có sự tham gia một số gia đình đại diện của các giáo phận, tổ chức ngày 10-12/09/2014 với chủ đề: “Gia đình- Tình yêu và Sự Sống” tại Thanh Hóa. Tổng số người tham dự: 148, gồm 3 GM, 33 linh mục, 6 nữ tu, 106 giáo dân. Đại hội có mặt 6 đoàn thể và đại diện Woomb VN.

Hội nghị UBMVGĐ lần VI ngày 05-06/08/2015 với chủ đề: “Khởi sự từ Gia đình và giáo xứ” tổ chức tại Văn phòng HĐGMVN tại Sài Gòn.

Hội nghị UBMVGĐ lần VII ngày 22-23/09/2016 với nội dung: “Thực trạng và thách đố của gia đình. Niềm vui của tình yêu đích thực. Mục vụ cho những hoàn cảnh đặc biệt”, quy tụ 46 tham dự viên thuộc 21/26 giáo phận gồm 1 giám mục,  36 linh mục, 1 nữ tu, và 8 giáo dân trong ban thư ký.

Hội nghị UBMVGĐ lần VIII ngày 19-20/09/2017 tại Văn phòng HĐGMVN với nội dung chuẩn bị lược đồ Hướng dẫn MVGĐ, quy tụ 44 người gồm 2 giám mục, 34 linh mục thuộc 21/26 giáo phận, 1 nữ tu và 7 giáo dân.

II. QUY CHẾ

1. Mục đích

     - Giúp Đức cha chủ tịch Ủy ban MVGĐ trong nhiệm vụ tư vấn cho HĐGM về lãnh vực mục vụ Hôn nhân - gia đình.

     - Nối kết các ban mục vụ gia đình của 26 giáo phận nhằm thúc đẩy, giúp đỡ nhau trong công tác mục vụ gia đình qua các Hội thảo, Hội nghị, Đại hội của Ủy ban.

2. Cơ cấu tổ chức

     - 1 Giám mục chủ tịch UBMVGĐ.

     - 1 Linh mục Thư ký UBMVGĐ (Có ban thư ký cộng tác).

     - Mỗi giáo tỉnh có một cha phó thư ký.

     - Các ủy viên là các linh mục trưởng ban MVGĐ của 26 giáo phận.

     - Tiểu Ban nghiên huấn: Cha trưởng ban và các linh mục, tu sĩ, giáo dân chuyên viên.

3. Hoạt động

     - Sinh hoạt thường niên là các Hội nghị của Ủy ban hàng năm vào cuối quý 3, quy tụ các linh mục trưởng ban MVGĐ các giáo phận nhằm nối kết và trợ giúp nhau trong mục vụ gia đình tại giáo phận, trong hướng mục vụ chung của Hội Thánh tại Việt Nam. Và cứ ba năm một lần, Ủy ban tổ chức Đại hội với thành phần tham dự mở rộng hơn cho các giáo dân,  hội đoàn, phong trào gia đình.

     - Các Ban MVGĐ các giáo phận trong 3 giáo tỉnh mỗi năm họp một lần hầu giúp gắn kết và chia sẻ kinh nghiệm mục vụ của từng vùng miền.

     - Tiểu ban Nghiên huấn soạn tài liệu, giúp huấn luyện về MVGĐ cho các giáo phận tùy theo yêu cầu.

     - Đại diện HĐGMVN tham dự các Hội thảo, Hội nghị quốc tế trong vùng Á châu và thế giới.

4. Hội nghị trong nước và quốc tế:

     - Năm 2007  Family Symposium (Hội Thảo chuyên đề về GĐ) lần I  Khu vực Đông Nam Á tổ chức từ ngày 13-15/10/2007 ở Sampran Thái Lan, dành cho các giám mục và cộng tác viên giáo dân Đông Nam Á với nội dung “Học cách thiết lập kế hoạch và dự án cho hoạt động của gia đình”. Giáo hội Việt Nam có 2 giáo dân tham dự. Từ năm 2007 đến 2012, UBMVGĐ trực thuộc HĐGMVN đều tham gia Family Symposium các nước Đông Nam Á hàng năm. Việt Nam đăng cai Hội thảo Chuyên đề này lần V năm 2011 (20-22/05/2011), tổ chức tại Trung Tâm Mục vụ Tgp. Sài Gòn.

     - Năm 2015 tham dự BILA II (Bishops’ Institute for Lay Apostolate) về Cộng Đoàn Kitô Hữu Nhỏ, tổ chức từ ngày 25-30/05/2015 tại Camillian Pastoral Center, Lat Krabang. Bangkok Thailand. Đoàn Việt Nam có cha Luy Nguyễn Anh Tuấn và anh Phêrô Tạ Đình Vui tham dự.

     - Năm 2016 tham dự Hội nghị tại Salesian Retreat House, Hua Hin, Thái Lan do FABC – OC và OLF tổ chức,  từ ngày 16-20/05/2016 với nội dung: “Mục vụ gia đình tại Châu Á: Những thách đố và giải pháp hiện nay”. Có một linh mục (cha Giuse Hoàng Ngọc Dũng) và một cặp vợ chồng tham dự.

     - Ngày Hội Gia Đình Thế Giới lần VII, Milano 2012 chủ đề: “Gia đình: Lao động và Ngày lễ”, Việt Nam có 2 linh mục, 1 nữ tu và 2 giáo dân tham dự  Hội nghị Thần học mục vụ. Ngoài ra, TGP Sài Gòn cũng có một đoàn gồm ĐHY Gioan Baotixita, một số linh mục và giáo dân tham dự.

     - Ngày Hội Gia Đình Thế Giới lần VIII, Philadelphia 2015, chủ đề: “Yêu thương là Sứ mệnh của chúng ta: để gia đình được sống dồi dào”. Số người VN tham dự là 1450 người, đại biểu VN trong nước đi dự khoảng 300 người. Số người đại diện chính thức của Giáo hội VN có 116 người gồm 5 giám mục, 49 linh mục, 25 nữ tu và 42 giáo dân.

5. Hoạt động của Ban Nghiên huấn:

     - Giúp giáo phận Hưng Hóa huấn luyện MVGĐ lần 1, ngày 05- 09/11/2012. Huấn luyện lần 2, ngày 11-15/11/2013, tại Trung Tâm Mục Vụ Hà Thạch.

     - Giúp huấn luyện MVGĐ tại Gp. Phát Diệm, ngày 20-22/11/2013.

     - Giúp huấn luyện MVGĐ tại Gp. Qui Nhơn lần 1, ngày 26-28/12/2013; lần 2: ngày 20-22/12/2016

     - Hội thảo Mục vụ Gia đình tại Xuân Lộc từ ngày 24-27/02/2014.

     - Gặp gỡ Gia đình tại giáo phận Long Xuyên ngày 16/03/2014. Lần 2, ngày 21- 26/08/2015.

     - Thường huấn MVGĐ GP Lạng Sơn ngày 04-06/11/2014.

     - Huấn luyện khóa Tác viên MVGĐ Gp. Đà Nẵng ngày 10-12/07/2015.

IV. NHÂN SỰ

1. Giám mục chủ tịch: Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục Giáo phận Đà Lạt (10/2019 - nay)

       Tiền nhiệm: Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.

2. Thư ký: Các thành viên trong ban thư ký: Ô. Phêrô G. Tạ Đình Vui, Ô. Antôn Uông Đại Bằng, Ô. Phanxicô Xaviê Trần Anh Dũng, Ô. Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa, Ô. Phêrô Trần Văn Bình, Ô. Vincentê Đinh Tiến Thuấn, Ô Antôn Mai Vũ Khánh.

3. Các thành viên UBMVGĐ: Các linh mục trưởng ban và phó ban MVGĐ thuộc 26 giáo phận.

4. Các Phó Thư ký: Giáo tỉnh Sài Gòn: Lm. Phêrô Nguyễn Xuân Anh (Gp. Phan Thiết)

                                  Giáo tỉnh Huế: Lm. Phaolô Nguyễn Hữu Trường Sơn (Gp. Đà Nẵng)

                                  Giáo tỉnh Hà Nội: Lm. Vincentê Nguyễn Bản Mạnh (Gp. Bùi Chu)

V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     -   Địa chỉ email: [email protected]

     -   Điện thoại: 028. 3820 5242

     -   Website của Ủy ban: www.ubmvgiadinh.org

10.Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi (trước 2016 là Ủy ban Mục vụ Giới trẻ)

Phần 1: MỤC VỤ GIỚI TRẺ

I. Lược sử hình thành

    Năm 1985 Liên Hiệp Quốc tuyên bố là Năm Quốc Tế Giới Trẻ. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết một lá thư cho “Giới trẻ toàn Thế giới” và đặt ra một nền móng rõ ràng hơn cho Mục vụ Giới trẻ Công giáo.

   Qua những chủ đề của các Đại hội Giới trẻ Thế giới, Đức Giáo Hoàng đã hướng dẫn mục vụ cho giới trẻ ngày càng phát triển, nhiều gợi ý tách một bộ phận mục vụ riêng để đảm trách về giới trẻ.

    Ở Roma, Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo dân (the Pontifical Council of the Laity) đã lập ra một bộ phận giới trẻ (Youth Sector).

    Ở Châu Á, Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Châu Á (gọi tắt FABC) cũng đã thành lập một bộ phận phụ trách giới trẻ từ văn phòng giáo dân (Office of the Laity - OL), và bày tỏ nhiều quan tâm đến các bạn trẻ. Văn phòng Giới trẻ (Youth Desk) ra đời.

    Ở Việt Nam, Ban Mục Vụ Giới Trẻ Sài Gòn, Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập vào ngày 30/05/1993.

    Qua công việc đào tạo, Ủy ban giúp người trẻ nhận thức vai trò tông đồ của mình, giúp họ định hướng cho tương lai, cũng như tích luỹ những kỷ năng sống cho việc hội nhập vào thế giới toàn cầu hoá, đồng thời giúp họ khao khát sống và giữ những giá trị Kitô giáo.

    Trong phiên họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tại Huế tháng 10/2007, Hội nghị đã đồng ý chọn Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng, đặc trách Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam. Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam ra đời với mối bận tâm làm thế nào giúp đào tạo người trẻ sống đức tin trong hoàn cảnh hiện nay. Qua nhiều lần gặp gỡ quý đặc trách giới trẻ của 26 giáo phận, Đức Cha chủ tịch đã hình thành cơ cấu tổ chức của UBMVGTVN với nội quy sinh hoạt được HĐGMVN phê chuẩn ngày 17/05/2011.

    Sau hội thảo Bạn Trẻ và Đức Tin tổ chức tại Tòa Giám mục Hải Phòng ngày 20-22/07/2010, một chương trình được đề nghị: Đào tạo niềm tin cho người trẻ bằng cách trình bày Tin mừng và giáo huấn của Giáo hội qua các giá trị sống và kỹ năng sống, trong từng môi trường cụ thể.

    Môi trường giáo xứ: cần củng cố tổ chức Mục Vụ Giới Trẻ Giáo xứ. Nhiệm vụ chính yếu của Ủy ban là chăm lo cho giới bằng cách quy tụ các bạn trẻ trong những mô hình mới như câu lạc bộ, cộng đoàn kitô căn bản vv… Mục Vụ Giới Trẻ sẽ liên kết với các đoàn thể trẻ trong giáo xứ và các ban mục vụ khác để tổ chức sinh họat cho giới trẻ giáo xứ như thánh lễ, nói chuyện chuyên đề, học hỏi giáo lý, giao lưu, văn nghệ, thể thao, kịch nghệ, phim ảnh, công tác xã hội, sứ vụ vv…

    Môi trường học đường và xí nghiệp: cả hai môi trường này vừa ảnh hưởng trên người trẻ vừa chịu ảnh hưởng của họ. Giới trẻ cần được huấn luyện và được đồng hành để có khả năng thánh hóa môi trường sống, sống và làm chứng cho Tin Mừng.

2. Hoạt động

    Uỷ Ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hoạt động chiếu theo điều 24 của nội quy sinh hoạt Giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

    Văn phòng của uỷ ban được thành lập với nhiệm vụ là thiết lập mối liên lạc giữa các linh mục đặc trách và các bạn trẻ từ các giáo phận, đồng thời cung cấp những thông tin liên quan đến những hoạt động giới trẻ thông qua “Bản Tin Mục Vụ Giới Trẻ”, được phát hành hàng tháng. Bản tin được gửi đi bằng email đến quý cha đặc trách giới trẻ, đến các anh chị trong ban điều hành, văn phòng Mục Vụ Giới Trẻ hoặc văn phòng Tòa Giám Mục các giáo phận.

3. Nhân sự

    - Đức Cha chủ tịch: Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục phụ tá giáo phận Vinh  

    - Thư ký điều hành: Lm Gioan Lê Quang Việt

    - Quý cha đặc trách mục vụ giới trẻ các giáo phận

4. Địa Chỉ Liên Lạc

    - Văn phòng Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ-Thiếu Nhi. Tầng 4, phòng số 408.

       72/12 đường Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, Tp . HCM,

    - Email văn phòng: [email protected]

    - Điện thoại:  08.3820.9331

Phần 2: THIẾU NHI THÁNH THỂ

1. Lược sử hình thành

     Hội Nghĩa Binh của Giáo Hoàng ra đời năm 1865 đáp lời Đức Piô IX kêu gọi các Kitô hữu tham gia việc truyền giáo.

     Năm 1917 để đáp lời Đức Pio X, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể được thành lập, đề cao việc cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.

    Hội Nghĩa Binh Thánh Thể thành lập đầu tiên tại Hà Nội năm 1929, sau đó đến Sàigòn, Huế năm 1931, Phát Diệm, Thanh Hóa 1932, Vinh 1935, Vinh, Vĩnh Long 1936, Qui Nhơn, Bùi Chu, Thái Bình 1937, …

    Năm 1965, với luồng gió đổi mới của Công đồng Vaticanô II, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể đã đổi tên thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam. Đây không chỉ là Hội Tông đồ cầu nguyện nhưng còn chú tâm giáo dục đức tin, hướng dẫn thiếu nhi làm tông đồ và giúp các em sống đạo qua các sinh hoạt vui tươi, lành mạnh.

    Năm 1975 mọi sinh hoạt hội đoàn Công giáo tiến hành phải tạm ngưng, sau đó dần dần hồi sinh tại các giáo phận.

    Sau hội nghị lần thứ nhất Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam tại Thái Bình (tháng 04/2016), HĐGM chính thức bổ nhiệm Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, phụ trách về TNTT. Ngài Quy tụ và liên kết tất cả các Cha Tuyên Úy trong toàn quốc. Nhằm báo cáo tình hình thăng tiến TNTT của các Giáo phận và chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục TNTT. Thống nhất đường hướng giáo dục thiếu nhi theo tinh thần chung đúng với Nội Quy của TNTT. Các liên đoàn hỗ trợ lẫn nhau trong việc Giáo dục TNTT và huấn luyện Huynh Trưởng.

    Năm 2017 Hội đồng giám mục Việt Nam đã cử Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên phụ trách Ủy ban Thiếu nhi Thánh Thể và Giới trẻ. Ngài đã kiện toàn Ban Điều Hành Tuyên Úy TNTT 3 Giáo tỉnh, điểu chỉnh Nội Quy và qui chế huấn luyện cho phù hợp với việc Giáo dục Thiếu nhi hôm nay.

2. Quy chế

    Tôn Chỉ: Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong việc cầu nguyện, Rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ, nhất là làm tông đồ cho giới trẻ như Công Đồng Vaticanô II dạy: “Người trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ” (SLTĐGD, số 12)

    Đối tượng: Các thiếu nhi từ 5-18 tuổi, chia ngành theo lứa tuổi: Chiên con: 5-6 tuổi; Ấu nhi: 7-9 tuổi; Thiếu nhi: 10-12 tuổi; Nghĩa sĩ: 13-15 tuổi; Hiệp sĩ: 16-18 tuổi. Nhằm đào luyện thiếu nhi về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để các em trở nên con người kiện toàn và Kitô hữu thánh thiện.

    Cơ cấu tổ chức: Toàn quốc, Giáo tỉnh, Giáo phận, Giáo xứ

    Hoạt động: Hoạt động theo Nội qui Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam do Đức giám mục đặc trách chuẩn nhận.

3. Nhân sự

    - Giám mục Chủ tịch: Phêrô Nguyễn Văn Viên

    - Tổng Tuyên Úy:  Cha Jos. Phạm Đức Tuấn (Gp. Sài Gòn)

    - Tuyên úy Giáo tỉnh Hà Nội: Cha Jos-M. Vũ Thanh Cảnh (Gp. Hà Nội)

    - Tuyên úy Giáo tỉnh Huế:  Cha Đaminh Phan Phước (Gp. Huế)

    - Tuyên úy Giáo tỉnh Sài Gòn: Cha Vinhsơn Phạm Thế Hòa (Gp. Long Xuyên)

    - Tổng Thư ký: Cha Phêrô Vũ Văn Thìn  (Gp. Hải Phòng)

    - Truyền thông: Cha Giuse Nguyễn Văn Tuyên (Gp. Thái Bình)

4. Địa chỉ liên lạc

    - Email [email protected]

    - Điện thoại văn phòng: 028.39303569

   - Website: www.tnttvn.org

11.Ủy ban Mục vụ Di dân

I.  LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

Di dân ngày nay đang là một chuyển động nhân sinh lớn nhất trong lịch sử. Huấn thị Tình Yêu Đức Kitô dành cho Di dân, ban hành năm 2004, mời gọi Giáo hội Việt Nam liên đới và dấn thân cho người di dân, đồng thời giúp mọi Kitô hữu nhận ra thách đố phức tạp của đời sống di dân như một dấu chỉ thời đại về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử và trong cộng đồng các dân tộc.

Nhu cầu hội nhập và tập quán vùng miền, tinh thần hiệp thông và sứ vụ, đối thoại và loan báo Tin Mừng, trợ giúp và liên đới, đón tiếp và tôn trọng những khác biệt là những nét đặc thù của đời sống di dân. Thực tại ấy diễn tả một Hội Thánh lữ hành chia sẻ ơn cứu độ phổ quát, bước đi trên hành trình mà không một ai thấy mình là kẻ xa lạ và bị loại trừ.

2. Những bước hình thành

Đứng trước nhu cầu mục vụ Di Dân trong nước và hải ngoại mỗi lúc một gia tăng, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã từng bước quyết định:   

  - Năm 2006 , thành lập ‘Tiểu ban lo cho người Di Dân’ thuộc “Ủy Ban Giáo Dân”

  - Năm 2007, ‘Tiểu ban’ này đã trở thành một ‘Ủy ban’ chính thức của HĐGMVN chuyên trách người Di Dân. HĐGMVN đã đề cử Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Giáo phận Tp. HCM làm chủ tịch ủy ban này với tên gọi chính thức là ‘Ủy Ban Giám Mục lo cho người Di Dân” .

  - Kết nối và tham dự các Hội Nghị Quốc tế về Di Dân .

  - Tổ chức Đại hội tại Tu viện Dòng Phanxicô Thủ Đức, tháng 9 năm 2009, quy tụ 50 linh mục của 26 giáo phận trong và ngoài nước tham dự.

3. Nhiệm khóa và nhân sự

   3.1  Nhiệm khóa đầu tiên

      Sau khi được Hội đồng Giám mục Việt Nam trao trách nhiệm phụ trách Ủy ban, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã đặt cha Gioan Nguyễn Văn Ty, S.D.B. làm Phó Chủ tịch, cha Giuse Đỗ Đình Ánh làm Tổng Thư ký, và nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung, F.M.S.R. làm thư ký văn phòng.

   3.2 Nhiệm khóa: 2013 – 2016   

      - Tại Đại hội XII của HĐGMVN tổ chức từ ngày 7 đến 11 tháng 10 năm 2013, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh được tín nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân (UBMVDD).

      - Ngày 30.08.2014, Đức cha Chủ tịch bổ nhiệm linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J. làm Tổng Thư ký UBMVDD.

       - Nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung tiếp tục cộng tác với UBMVDD trong vai trò thư ký thường trực.

  3.3 Nhiệm khóa: 2016 – 2019  

     - Tại Đại hội XIII của HĐGMVN tổ chức từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng được tín nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân.

     - Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng tái bổ nhiệm cha Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J. làm Tổng Thư ký; nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung, F.MS.R. làm Thư ký phụ trách hành chánh và nội vụ; cha Giuse Trần Thiện Nguyễn, C.S. làm Thư ký phụ trách đức tin và huấn luyện; anh Giuse Phan Trần Huy Hoàng làm trợ lý truyền thông.

 3.4 Nhiệm khóa: 2019-2022

     - Tại Đại hội XIV của HĐGMVN tổ chức từ thứ Hai ngày 30/9/2019 đến thứ Sáu ngày 04/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Hải Phòng, Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn được tín nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân.

     - Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn tái bổ nhiệm cha Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J. làm Tổng Thư ký; nữ tu Anna Vũ Thị Kim Dung, F.MS.R. làm Thư ký phụ trách hành chánh và nội vụ; cha Giuse Trần Thiện Nguyễn, C.S. làm Thư ký phụ trách đức tin và huấn luyện; anh Giuse Phan Trần Huy Hoàng làm trợ lý truyền thông.

II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức

2. Hoạt động

2.1 Hoạt động trong nước

      - Tham dự ngày hội di dân của các giáo phận.

      - Chia sẻ Mục vụ Di dân với một số Đại chủng viện.  

      - Chia sẻ Mục vụ Di dân dịp thường huấn linh mục một số giáo phận.  

      - Tổ chức Hội Nghị Di dân toàn quốc và theo Giáo tỉnh

      - Hỗ trợ các nhu cầu mục vụ và tổ chức sinh hoạt đức tin cho các cộng đoàn quốc tế.

      - Hoàn thiện Hướng dẫn Mục Vụ Di Dân và website mucvudidan.com

      - Nối kết với quý Cha đặc trách di dân của các giáo phận để hỗ trợ mục vụ hôn phối và xức dầu bệnh nhân, trao đổi thông tin về tình hình lao động Việt Nam tại nước ngoài.

      - Kết hợp với các chuyên gia Xã hội học và Công nghệ thông tin để thí điểm khảo sát thực trạng di dân.

      - Phối hợp với lãnh sự quán các quốc gia để hỗ trợ cho người lạo động Việt Nam tại nước ngoài.

      - Điều hành dự án không vì lợi nhuận, liên danh giữa Caritas Việt Nam và UBMVDD (Công ty TNHH EXODUS).

      - Điều hành quỹ hỗ trợ y tế.

2.2 Liên kết và hợp tác

  2.2.1 Cấp Tòa Thánh:

    -  ICMC: thành viên chính thức của tổ chức International Catholic Migration Commission trong các lĩnh vực liên quan đến di dân và người tị nạn.

     - Rome: tham dự các khóa làm với Phân Bộ di dân và tị nạn thuộc Bộ Thăng tiến sự Phát triển con người toàn diện.

     - Tông đồ biển: Tham gia các hoạt động của Apostleship of the Sea.

 2.2.2 Liên kết

    - Liên hệ với một số dòng tu để hỗ trợ việc dạy giáo lý cho người nước ngoài.  

    - Phối hợp với Ủy ban Bác ái Xã hội (Caritas Việt Nam) để thực hiện chương trình hợp tác theo định hướng của Tòa Thánh.

    - Phối hợp với các Hội đồng Giám mục để hỗ trợ mục vụ và xã hội cho anh chị em lao động ngoài nước.

    - Hình thành mạng lưới mục vụ với các linh mục và tu sĩ ở ngoài nước để chăm sóc nhu cầu mục vụ cho người lao động.

 2.2.3 Hợp tác:

    - Nhận hỗ trợ từ Quỹ Regina để điều hành các hoạt động thường niên.

    - Tiếp nhận và hỗ trợ một số trường hợp lao động tại nước ngoài khi gặp vấn đề liên quan đến pháp luật.     

    - Phối hợp thực hiện các dự án y tế và xã hội.

    - Thự hiện các dự án truyền thông phản ánh đời sống của người lao động nhập cư.

 2.2.4 Lựa chọn ưu tiên và hướng đi cho các lãnh vực

    - Áp dụng thử nghiệm và tiếp tục hoàn chỉnh Hướng dẫn Mục vụ Di dân.

    - Tiếp nhận và phổ biến các định hướng mục vụ của Tòa Thánh thông qua Phân Bộ Di dân và Tị nạn thuộc Bộ Thăng tiến sự Phát triển con người toàn diện.

    -  Truyền thông những giá trị tích cực trong đời sống di dân, cổ võ những “dấu chỉ thời đại” của mục vụ di dân trong thế giới hôm nay.

    - Vận dụng khoa học công nghệ để chăm sóc và hướng dẫn mục vụ cho người di dân.

    - Nghiên cứu đề án tiền khả thi để triển khai hoạt động của Hội Tông đồ Hàng hải.

    - Nghiên cứu các cơ cấu mục vụ để đáp ứng các nhu cầu của di dân như: Trung tâm tư vấn cho người trẻ; Trung tâm huấn luyện giáo dân và cộng tác mục vụ để phục vụ trong viễn tượng đa văn hóa; Trung tâm nghiên cứu và suy tư mục vụ: với nhiệm vụ theo dõi sự biến đổi của hiện tượng di dân và đề xuất cho những người trách nhiệm hướng mục vụ thích hợp. Những trung tâm mục vụ này có thể được hình thành tại một giáo xứ hay liên giáo xứ đối địa kết hợp và làm việc nhịp nhàng với chương trình mục vụ chung của giáo phận.

III. NHÂN SỰ (nhiệm kỳ 2019-2022)

1. Giám mục Chủ tịch: ĐGM Louis Nguyễn Anh Tuấn

2. Tổng thư ký: Lm Giuse Đào Nguyên Vũ S.J

3. Ban thư ký:

    -  Lm. Giuse Trần Thiện Nguyễn, C.S.: đặc trách nghiên huấn

    -  Nt. Anne Vũ Thị Kim Dung, F.M.S.R: đặc trách hành chánh, nội vụ

    -  Anh Giuse Phan Trần Huy Hoàng: trợ lý truyền thông

4. Thành viên: các linh mục đặc trách di dân các giáo phận trong nước

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     -  Địa chỉ: 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3

     - Email: [email protected]

     - Website: mucvudidan.com

     - Điện thoại: (028) 3820 2703

      For English speaking (+84) 903 096 556

      Website của ủy ban: mucvudidan.com

12.Ủy ban Loan báo Tin Mừng

13.Ủy ban Văn hóa

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Năm 2001, Đại hội lần VIII của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thành lập thêm thêm 5 ủy ban gồm: UB Giáo lý Đức tin do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc làm chủ tịch, UB Loan báo Tin mừng do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm chủ tịch, UB Văn hoá do Đức cha Giuse Vũ Duy Thống làm chủ tịch, UB Bác ái xã hội do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan làm chủ tịch và tách Uỷ ban về Linh mục, tu sĩ và chủng sinh thành 2 Uỷ ban: UB Giáo sĩ và chủng sinh do Đức cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh làm chủ tịch; UB Tu sĩ do Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm làm chủ tịch, nâng tổng số lên 9 UBGM.

Như vậy, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống được HĐGMVN bầu chọn làm chủ tịch UBVH/HĐGMVN tiên khởi, Đức cha Chủ tịch UBVH đã bổ nhiệm linh mục Giuse Trịnh Tín Ý làm Tổng Thư ký (bây giờ là Thư ký) UBVH/HĐGMVN và trao cho linh mục Tổng Thư ký tìm các thành viên cho Ban Thư ký UBVH. Ban Thư ký gồm: LM Giuse Đỗ Ngọc Bảo, LM Đaminh Nguyễn Đức Thông, LM Giuse Nguyễn Văn Diễm, GS Antôn Uông Đại Bằng, GS Gioan Baotixita Vũ Đức Bảo, anh Giuse Nguyễn Minh Phú.

Sau khi Đức cha Giuse Vũ Duy Thống qua đời ngày 01/03/2017, dịp Hội nghị Thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại TGM Nha Trang tháng 04/2017, HĐGMVN đã bầu chọn Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng làm chủ tịch UBVH để tiếp tục khóa 2016-2019. Đức cha tân Chủ tịch tái bổ nhiệm LM Giuse Trịnh Tín Ý là Thư ký UBVH/HĐGMVN. Hiện nay, Đức cha tân Chủ tịch cùng với LM Thư ký, Ban Thư ký và các thành viên đang khai triển các hoạt động theo mục đích của UBVH.

II. MỤC ĐÍCH

     1/ Vận động cuộc hội nhập Tin Mừng vào văn hóa Việt Nam

     2/ Tìm lợi thế rao giảng Tin Mừng qua các thể loại văn hóa

     3/ Quy tụ nhân sự trong lãnh vực văn hóa để phát triển văn hóa Công Giáo Việt Nam

III. NHÂN SỰ

1. Chủ Tịch:

Từ tháng 04 năm 2017: Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng

2. Thư Ký:

   -  Linh mục Giuse Trịnh Tín Ý là Thư ký từ năm 2002 tới nay.

 -  Ban Thư ký: LM Giuse Đỗ Ngọc Bảo, LM Đaminh Nguyễn Đức Thông, LM Giuse Nguyễn Văn Diễm, GS Antôn Uông Đại Bằng, GS Gioan Baotixita Vũ Đức Bảo, anh Giuse Nguyễn Minh Phú.

3. Thành Viên:

Các linh mục đặc trách văn hóa Công giáo tại các giáo phận và ban thư ký của UBVH/HĐGMVN

IV. HOẠT ĐỘNG

UBVH tổ chức các cuộc gặp gỡ thành viên theo định kỳ ba năm để định hướng và duyệt lại các sinh hoạt thường kỳ của UBVH.

UBVH tiến hành các hoạt động thường xuyên và thường kỳ như tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm, ấn hành sách vở nhằm đạt tới các mục đích đã hoạch định.

Các hoạt động thường kỳ:

1. Những cuộc hội thảo chuyên đề với đối tượng khách mời là các đức giám mục, các linh mục đặc trách văn hóa các giáo phận, các nam nữ tu sĩ thuộc các dòng tu tại Sàigòn và một số các giáo dân hoạt động trong ngành văn hóa:

   1/ Bốn Mươi Năm Sau Vatican II Nhìn Lại: ngày 11/12/2002, tại Tòa Tổng Giám Mục Sàigòn

   2/ Ấn tượng Gioan Phaolô II: ngày 14&15/10/2003, tại Tòa Tổng Giám Mục Sài gòn

   3/ Kinh Nghiệm Hội Nhập Văn Hóa Trong Nếp Sống Kitô Giáo Tại Việt Nam (liên Ủy Ban Giám Mục về Phụng Tự, Truyền Giáo, Văn Hóa, Thánh Nhạc và Nghệ Thuật Thánh) ngày 14&15/05/2003, tại Nhà Truyền Thống Văn Hóa Công Giáo Việt Nam.

   4/ Thánh Phaolô, Cuộc Đời Và Giáo Huấn: ngày 21/11/2008, tại Nhà Truyền Thống Văn Hóa Công Giáo Việt Nam

   5/ Dấu Ấn Đức Tin 1 (Kỷ Niệm Hội Thừa Sai Balê có mặt 350 năm qua): ngày 06/12/2008, tại Nhà Truyền Thống Văn Hóa Công Giáo Việt Nam

 6/ Dấu Ấn Đức Tin 2 (Kỷ Niệm 350 Năm Thành Lập Hai Giáo phận Đàng Trong Và Đàng Ngoài) ngày 09/09/2009, tại Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo Việt Nam

   7/ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Thiên Niên Kỷ Thứ 3, ngày 06/05/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sàigòn

   8/ Kỷ Niệm 50 Năm Áp Dụng Huấn Thị Plane Compertum Est, Về Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên, ngày 25&26/11/2014, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sàigòn

   9/ Kinh Nghiệm Về Hoạt Động Thư Viện Và Góp ý xây dựng Thư Viện Văn Hóa Công Giáo Việt Nam, ngày 09/11/2017, tại Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

2. Những cuộc triển lãm Mỹ thuật Công giáo nhằm trưng bày các tranh tượng và các mỹ thuật phẩm Công giáo hay mang đề tài Công giáo trên toàn quốc

   1/ Triển lãm Mỹ Thuật Công Giáo “Như Thày Yêu Thương” (kỷ niệm ngày Đức Hồng Y Gioan Baotixita được tấn phong Hồng Y)

   2/ Triển lãm Mỹ Thuật Công Giáo “Tưởng Nhớ Một Người Cha” (tưởng nhớ ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ trần) ngày 02/04/2005)

   3/ Dấu Ấn Đức Tin 1 ngày 29/09/2009

3. Ấn hành sách báo Công Giáo theo yêu cầu của HĐGM hoặc để đánh giấu các biến cố lớn trong Giáo Hội Công Giáo tại Việt nam và Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu

   1/ Bốn Mươi Năm Sau Vatican II Nhìn Lại, tháng 12.2002 (tài liệu hội thảo)

   2/ Ấn Tượng Gioan Phaolô II, năm 2003 (tài liệu hội thảo)

3/ Mẹ Têrêsa, Tâm Tư Và Giai Thoại, năm 2003 (UBVH/HĐGMVN)

   4/ Kinh Nghiệm Hội Nhập Văn Hóa Trong Nếp Sống Kitô Giáo Tại Việt Nam (tài liệu hội thảo)

  5/ Hướng Dẫn về Lòng Đạo Đức Bình Dân Và Phụng Vụ, tháng 12.2003 (Nhóm Dịch Thuật của UBVH)

   6/ Uy Quyền Là Ân Huệ 2003 (Nhóm Dịch Thuật của UBVH)

  7/ Mùa Chay và Tuần Lễ Thánh: Những tập Tục và Truyền Thống, tháng 5.2004 (UBVH)

  8/ Tông Huấn Pastores Gregis, Mục Tử của Đoàn Chiên, năm 2004 (Nhóm Dịch Thuật của UBVH)

  9/ Đại Hội Thánh Thể Và Thánh Mẫu La Vang, tháng 8.2005 (UBVH)

10/ Đi Tìm Đường Hướng Mục Cho Văn Hóa, năm 2004 ( (Nhóm Dịch Thuật của UBVH)

11/ Thánh Phaolô Cuộc Đời và Giáo Huấn, tháng 10.2008 (tài liệu hội thảo)

12/ Tài Liệu Gặp Gỡ của UBVH, năm 2008 (UBVH)

13/ Dấu Ấn Đức Tin 1: Kỷ Niệm 350 Hội Thừa Sai Balê, tháng 12.2008 (tài liệu hội thảo)

14/ Dấu Ấn Đức Tin 2: Kỷ Niệm 350 Năm Thành Lập Hai Giáo Phận Đàng Trong Và Đàng Ngoài, tháng 9.2009 (tài liệu hội thảo)

15/ Các Chứng Nhân Đức Tin tại Việt Nam Dưới Mắt Các Họa Sĩ Việt Nam Cùng Thời : Kỷ Niệm Năm Thánh 2010 (UBVH)

16/ Tài Liệu Gặp Gỡ của UBVH, năm 2010 (UBVH)

17/ Những Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo Tại Các Giáo Phận Thuộc Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu, tháng 7.2010 (UBVH)

18/ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Thiên Niên Kỷ Thứ 3, tháng 5.2011 (tài liệu hội thảo)

19/ Dấu Ấn 350 Năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, năm 2010 (UBVH)

20/ Cha Moye, Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Quan Phòng, năm 2013 (Nhóm Dịch Thuật của UBVH)

21/ Kỷ Niệm 50 Năm Áp Dụng Huấn Thị Plane Compertum Est, Về Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên, tháng 11.2014 (tài liệu hội thảo)

22/ Kinh Nghiệm Về Hoạt Động Thư Viện Và Góp Ý Xây Dựng Thư Viện Văn Hóa Công Giáo Việt Nam, tháng 11.2017 (tài liệu hội thảo).

14.Ủy ban Giáo dục Công giáo

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Cho đến năm 1975, Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN) tại Miền Nam đã thiết lập và phát triển hệ thống giáo dục Công giáo các cấp. Ngoài các trường Tiểu học và Trung học, Giáo hội còn có những Đại học Công giáo, như Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt (thần học), Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Đại học Thành Nhân và Đại học La San ở Sài Gòn. Kể từ năm 1975, Nhà Nước quốc hữu hóa các cơ sở giáo dục; Từ đó, GHCGVN, cũng như các tôn giáo khác, bị đặt bên lề việc giáo dục các thế hệ trẻ. Việc độc quyền này là một trong những nguyên nhân làm cho nền giáo dục trong nước ngày càng xuống cấp về nhân bản, chậm tiến về trí tuệ và khoa học. Đến nay, qua các đợt cải tiến, hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn lạc hậu, loanh quanh trên một xa lộ khép kín và loay hoay tìm lối đi…

Dù bị loại ra khỏi hệ thống giáo dục trường lớp, Giáo hội vẫn dấn thân trong sứ mệnh giáo dục theo cách “hạt giống âm thầm” qua các lưu xá, nhà nội trú được các dòng tu hoặc các giáo xứ tổ chức để giúp đỡ các học sinh và sinh viên nghèo thiếu điều kiện học tập. Sự dấn thân này mở đường cho việc góp phần nhỏ bé và âm thầm cho sự nghiệp giáo dục trên Quê hương, theo tinh thần của Công đồng Vatican II (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo số 10). Qua cách thức đó, GHCGVN hướng dẫn giới trẻ về đời sống nhân bản và đức tin để trở thành chứng nhân Tin Mừng giữa một xã hội tục hóa và vô thần.

Từ năm 2001, chính sách Nhà Nước cho phép những cá nhân trong nước hay các cá nhân và cơ quan nước ngoài đầu tư trong ngành giáo dục và được mở trường. Tuy nhiên, các tôn giáo, trong đó có Giáo hội Công giáo mới chỉ được mở trường Mầm Non, còn các cấp cao vẫn chưa được chính thức cho phép.

Trước vấn nạn của nền giáo dục Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), qua Thư Mục vụ 2007 về Giáo Dục Kitô Giáo, đã nhận định và kêu gọi: “Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo hội và tiền đồ dân tộc, Giáo hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục... Chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm giáo dục và mọi Kitô hữu Việt Nam hãy chú trọng hơn nữa đến sứ mạng cao cả này” (số 16).

Sau đó, trong Thư Mục vụ năm 2010, HĐGMVN tuyên bố sẵn sàng và quyết tâm đóng góp vào việc phát triển Đất Nước trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt qua việc tái lập Ủy ban Giáo dục Công giáo (UBGDCG). Trong dịp này, HĐGMVN cũng quyết định thành lập Học Viện Thần Học Cao cấp. Việc thực hiện Dự án này được HĐGMVN trao cho UBGDCG chịu trách nhiệm thực hiện. Sau một thời gian nghiên cứu, dự án Học Viện Thần Học Cao cấp  được UBGDCG  tổ chức  thành cơ cấu dưới danh xưng Học Viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN).

Ngày 14/09/2015 Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh ký sắc lệnh thành lập Học viện Công Giáo Việt Nam như một phân khoa thần học trong Giáo hội.

II. ĐỊNH HƯỚNG, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

1. Định hướng

Chương trình hoạt động của UBGDCG được hướng dẫn bởi giáo huấn của Giáo hội hoàn vũ và bởi các định hướng của HĐGMVN liên quan đến giáo dục:

-  “Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời...” (Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục Kitô giáo, số 3).

- Qua sự dấn thân trong sứ mạng Giáo dục, Giáo hội Công giáo ở khắp nơi trực tiếp xây dựng tình liên đới giữa các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia, vốn là điều cấp bách trong xã hội toàn cầu hóa hôm nay: “Con người sống trong xã hội không phải là một ốc đảo, nhưng liên đới với nhau trong niềm vui cũng như ưu sầu. Xã hội tính là một nét nổi bật của con người. Giáo dục Kitô giáo góp phần cổ võ tình liên đới, làm cho con người có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xã hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp an bình” (Thư Chung 2007 của HĐGMVN Về Giáo dục Kitô giáo, số 34).

- Giữa một môi trường tục hóa, vô thần, đặt nặng thành tích, “Giáo dục Kitô giáo còn nhấn mạnh việc huấn luyện lương tâm: Huấn luyện lương tâm không chỉ là giảng dạy cho nhau những mệnh lệnh của hệ thống luật luân lý nhưng còn là tập cho nhau hồn nhiên lắng nghe lòng mình phán đoán thiện ác. Bởi vì ‘lương tâm là luật tự nhiên vốn phản ảnh phẩm giá con người và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con người’ (GHXH/GH 140), nên ‘lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân càng tránh được độc đoán, mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý’ (GS 16). Khi có lương tâm ngay thẳng, con người sẽ dễ dàng cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phẩm giá và sự sống con người hơn” (Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục Kitô giáo, số 36).

- Với môi trường Việt Nam có nền văn hiến ngàn năm, “đặt vấn đề giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam có nghĩa là đặt vấn đề phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam. Dân tộc chúng ta luôn tự hào về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy nếu trong quá khứ đã góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, thì nay phải trở thành một trong những tiêu chí của nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam.” (Thư Chung 2007 của HĐGMVN về Giáo dục Kitô giáo, số 37).

2. Cơ cấu tổ chức

Trong cơ cấu tổ chức, UBGDCG có Đức cha Chủ tịch và Ban Thư ký với nhiệm vụ giúp Đức cha Chủ tịch điều hành Ủy ban. Ngoài ra, UBGDCG có 8 Tiểu Ban chuyên môn:

    -  Ban Học viện Thần học (Trước năm 2015 để nghiên cứu sự hình thành và tổ chức của Học Viện Cao Cấp Thần Học. Ban này đã hoàn thành nhiệm vụ khi HVCGVN được thành lập ngày 14/09/2015)

    -  Ban Trường Mầm non

    -  Ban Trường Tình thương

    -  Ban Khuyến học

    -  Ban Kỹ năng và Giá trị sống

    -  Ban các Hội Học sinh – Sinh viên

    -  Ban Giáo chức

    -  Ban Tài liệu và Truyền thông

c. Hoạt động

    - Các hoạt động của Đức cha Chủ tịch và Cha Thư ký: Vào những dịp đáng ghi nhớ trong năm học, chẳng hạn, ngày khai giảng năm học mới, ngày Nhà giáo 20/11, lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Đức cha Chủ tịch gửi lá Thư Mục vụ đến các sinh viên, học sinh và giới giáo Chức. Mặc dù Giáo hội không có các trường học, nhưng qua hình thức thư mục vụ, Đức cha vẫn có thể hướng dẫn các em sinh viên, học sinh và quý thầy cô trong hành trình giáo dục. Ngoài ra, Đức cha Chủ tịch và Cha Thư ký của UBGDCG thăm viếng các trường học tư thục do người Công giáo điều hành, hoặc tham dự các buổi họp mặt của các nhóm giáo sư, giáo viên và sinh viên để chia sẻ và hướng dẫn.

    - Các hoạt động của các Tiểu Ban: Các Tiểu Ban lên chương trình sinh hoạt riêng cho Tiểu Ban của mình. Chẳng hạn, Ban Mầm non tổ chức các buổi học hỏi với chu kỳ 3 tháng/lần để chia sẻ kinh nghiệm, mong thực hiện sứ mệnh giáo dục các em nhỏ kết quả hơn, hoặc để học hỏi các chuyên đề cho từng thành phần phục vụ trong trường mầm non.

    - Hướng đến tương lai: Dựa vào Luật Tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, cho phép các tôn giáo tham dự vào sự nghiệp giáo dục học đường, UBGDCG dự tính tổ chức một cuộc hội thảo toàn quốc, quy tụ các vị đặc trách về giáo dục Công giáo của các Giáo phận, các dòng tu lo việc giáo dục, các giáo dân giám đốc trường học và các thầy cô trực tiếp dấn thân trong việc giáo dục học đường, để chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, hướng đến tương lai khi Giáo hội được chính thức tham dự vào việc giáo dục học đường.

II. NHÂN SỰ

    - Chủ tịch: Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo

    - Ban Thư ký:

       • Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ, Trưởng Ban Thư ký

       • Lm. Đaminh Quách Duy Hợp, Gp. Xuân Lộc

       • Sr. Maria Hoàng Thị Minh Trí, MTG Gò Vấp

       • Sr. Maria Trịnh Thị Hồng Sáng, MTG Thủ Thiêm

       • Lm. Giuse Phạm Đức Dũng, SCJ

    - Các thành viên: 56 thành viên (linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân) của 7 Tiểu Ban chuyên môn.

III. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

     - Địa chỉ email: [email protected]

     - Điện thoại văn phòng: 093 890 5015 – 096 725 7483

     - Website của ủy ban: http://uybangiaoduchdgm.net/

15.Ủy ban Truyền thông Xã hội

I.   LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

A.     Định hướng thành lập

UBTTXH được thành lập để giúp Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) điều hành các sinh hoạt liên quan đến Truyền thông xã hội.

B.   Thời gian và sự kiện chính thức thành lập

Trong Hội nghị Thường niên kỳ 2-2006 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, HĐGMVN đã quyết định thành lập UBTTXH vào ngày 7-9-2006.

C.    Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

1.      Từ năm 2007 đến 2010

a.    Điều hành

  • Chủ tịch: ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Đệ;
  • Thư ký: Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, sau đó là Lm Giuse Trần Đình Long.

b.      Hai cuộc họp mặt quan trọng tại Trung tâm Công Giáo 72/12 Trần Quốc Toản, P.6, Q.3, TPHCM (nay là văn phòng HĐGM):

  • Ngày 29.1.2007 với 47 tham dự viên: ĐGM chủ tịch trình bày đường hướng;
  • Ngày 17.7.2007 với 45 tham dự viên: bầu chọn nhân sự, hình thành cơ cấu và quy chế.

2.      Từ năm 2010 đến 2013

       a.      Điều hành

  • Chủ tịch: ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm;
  • Thư ký: Lm Giuse Vũ Hữu Hiền.

       b.      Hội ngộ Mục vụ Truyền Thông

  • Hội ngộ Mục vụ Truyền Thông toàn quốc (HN MVTT) lần I - gồm các linh mục trưởng ban MVTT của tất cả các giáo phận - đã hội ngộ vào ngày 24-11-2011 tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM (nhân dịp Đại hội Dân Chúa Việt Nam từ 21 đến 25-11-2011);
  • Kể từ năm 2011 đến nay: mỗi năm đều có một lần Hội ngộ MVTT (gồm các linh mục trưởng ban MVTT của các giáo phận, những vị đặc trách MVTT của một số Dòng tu và một số chuyên viên) để trao đổi những việc cần làm trong lãnh vực MVTT.

       c.       Kế hoạch MVTT

  • Theo ý muốn của Giáo hội, ‘Kế hoạch Mục vụ Truyền Thông’ của Giáo hội Việt Nam đã được UBTTXH soạn thảo trong Hội ngộ MVTT năm 2012 (từ 16 đến 17-2) tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM;
  • Kế hoạch này đã được trình lên HĐGMVN trong Hội nghị Thường niên kỳ I-2012 của HĐGMVN (từ 9 đến 13-04-2012).

3.      Từ năm 2013 đến nay (2017)

        a.      Điều hành

  • Chủ tịch: ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước;
  • Thư ký: Lm Giuse Vũ Hữu Hiền.

       b.      Các hội nghị quan trọng:

  • Mỗi năm đều có một lần Hội ngộ MVTT (trước khi HĐGMVN họp thường niên kỳ I);
  • Mỗi năm đều có đại diện của UBTTXH tham dự Hội nghị Truyền Thông FABC (Bismeet/Biscom), và dự Hội nghị các chuyên viên truyền thông quốc tế Signis.
    • Ban điều hành UBTTXH thăm viếng cơ quan EWTN vào ngày 27 và 28-4-2016 tại Alabama để trao đổi về việc hỗ trợ và giao lưu trong lãnh vực MVTT. Từ đó, người của cơ quan EWTN vẫn thường liên lạc hỗ trợ kỹ thuật cho MVTT tại Việt Nam.
    • Đăng cai tổ chức Bismeet của FABC từ 6 đến 8-10-2016 tại K’Long, Đà Lạt.

II.            QUY CHẾ

           A.       Mục đích

                    Bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, hoạt động MVTT có mục đích:

  1.     Phục vụ sự hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa Ba Ngôi,
  2.     Phát huy sự hiệp thông trong đời sống của Giáo Hội,
  3.     Loan báo Tin mừng Đức Giêsu Kitô nhằm góp phần xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống.

         B.     Hoạt động

  1.     Sử dụng các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng và trình bày quan điểm của Giáo Hội.
  2.     Diễn tả khuôn mặt đích thực của Giáo Hội, đồng thời xây dựng các tương quan hài hòa trong Giáo Hội, giữa Giáo Hội với công chúng và giới truyền  thông.
  3.     Hướng dẫn và đào tạo về MVTT.
  4.     Soạn thảo kế hoạch MVTT; đồng hành, nhận định, và hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch này.

           C.     Cơ cấu tổ chức

  1. Chủ tịch: một Giám mục do HĐGMVN bầu chọn.
  2. Thư ký: do Đức Giám mục chủ tịch tuyển chọn.
  3. Ban Kế Hoạch gồm:
    • Ba đại diện truyền thông của ba giáo tỉnh, do các Trưởng ban Truyền Thông của các giáo phận trong giáo tỉnh bầu chọn.
    • Một số thành viên truyền thông do Đức Giám mục chủ tịch và Thư ký tuyển chọn, với sự góp ý của các Trưởng ban Truyền Thông của các giáo phận.
  4. Ban Triển Khai Kế Hoạch gồm:
    • Các Chuyên viên Truyền thông (đào tạo, linh đạo, tác nghiệp, tổ chức sự kiện, liên lạc, giao lưu, nghiên cứu…) do Đức Giám mục chủ tịch, Thư ký và Ban Kế Hoạch tuyển chọn.
    • Các tham dự viên của Hội ngộ MVTT thường niên.

III.            NHÂN SỰ & MỘT SỐ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

            A.    Chủ tịch

ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước. Địa chỉ: Tòa Giám mục 104 Lạc Long Quân, Phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

             B.  Thư ký

Lm Giuse Vũ Hữu Hiền. Địa chỉ: Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6bis Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TPHCM

            C.  Ban Kế Hoạch

Lm Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thắng. Địa chỉ: Tòa Giám mục Bắc Ninh, 537 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Lm Antôn Vũ Thanh Lịch. Địa chỉ: Nhà thờ Dũng Lạc, 65 Nguyễn Văn Cừ, P. Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột.

Lm Giuse Nguyễn Tuấn Hải. Địa chỉ: Trung tâm Mục vụ GP Mỹ Tho, 23 Lý Thường Kiệt, phường 6, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

Lm Phêrô Phạm Văn Chính SDB. Địa chỉ: 258/3 Dương Quảng Hàm, P.5, Gò Vấp, TP.HCM.

            D.  Ban Triển Khai Kế Hoạch

Lm Gioan Phan Định. Địa chỉ: Văn phòng HĐGMVN, 72/12 Trần Quốc Toản, P.6, Q.3, TPHCM.

Ông Đaminh Trần Đức Hùng. Địa chỉ: Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6bis Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TPHCM.

Nữ tu Têrêsa Võ Trần Sơn Nữ Duyên Sa. Địa chỉ: Tu viện Thánh Phaolô thành Chartres, 4 Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TPHCM.

16.Ủy ban Bác ái Xã hội

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

1. Định hướng thành lập

Theo nguyên ngữ Latinh, CARITAS có nghĩa là BÁC ÁI, là tình yêu bao la. Trong thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xác định: “Bản chất sâu xa nhất của Hội thánh được diễn tả qua ba trách vụ: Công bố Lời Chúa, cử hành Bí tích và thi hành Bác ái.  Cả ba trách vụ này đòi phải có nhau, và không thể bị chia cắt. Đối với Hội thánh, bác ái không phải là một thứ hoạt động cứu tế xã hội có thể khoán cho người khác làm, nhưng là một phần của bản chất, một diễn tả không thể thiếu được chính yếu tính của Hội thánh” (TCLTY số 25).

Trong Tự sắc Bản chất Thâm sâu của Hội thánh, ĐTC Bênêdictô XVI viết: “Giám mục giáo phận khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến và hoạt động phục vụ anh chị em nơi Hội thánh địa phương của mình, khơi dậy nơi tín hữu tinh thần bác ái thiết thực như một biểu hiện của đời sống Kitô giáo và chia sẻ sứ mệnh của Hội thánh”. (BCTSCHT số 4, điều 4)

2. Những biến cố và các mốc lịch sử quan trọng

Đầu năm 1965, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam thành lập Caritas Việt Nam và chỉ định Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm đặc trách. Đức cha Phêrô Maria bổ nhiệm linh mục Gioan B. Hồ Văn Vui làm Giám đốc.

Năm 1968, Đức cha Philiphê Nguyễn Kim Điền được đề cử đặc trách Caritas. Trong thời gian này, Tòa Giám mục Sài Gòn thay mặt Caritas Việt Nam mua 2 căn nhà ở số 1 đường Trần Hoàng Quân (nay là Nguyễn Chí Thanh) quận 5, để làm trụ sở chính thức.

Năm 1972, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được chỉ định đặc trách Caritas Việt Nam. Cha Trương Trãi được cử làm Giám đốc.

Tháng 06/1976, Caritas Việt Nam được lệnh ngưng hoạt động, bàn giao cơ sở và phương tiện cho Ủy ban Quân quản Tp. HCM.

3. Thời gian và sự kiện chính thức thành lập Ủy ban

Ngày 19/09/2001, Ủy ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) được thành lập trong Đại hội VIII của HĐGMVN tại Hà Nội, do Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan làm Chủ tịch, và sau kỳ họp ngày 26/09/2002, Ủy ban này bắt đầu hoạt động với một số công việc từ thiện và cứu trợ khẩn cấp.

Trong Đại hội HĐGMVN lần X, tổ chức tại Hà Nội, từ 8 đến 12/10/2007, Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh được bầu làm chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã Hội, nhiệm kỳ 2007 - 2010 và vị Thư ký được ngài chỉ định là linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.

Ngày 002/7/2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi Công văn số 941/TGCP-CG chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas cấp Trung ương và cấp Giáo phận.

Ngày 31/12/2010, Đức cha Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UBBAXH-Caritas Việt Nam  chỉ định linh mục Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng SDB. làm Giám đốc Caritas Việt Nam.

Tháng 03/2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Á Châu

Tháng 05/2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Quốc tế, là thành viên thứ 164 trong tổng số 165 thành viên.

Tháng 10/2013, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu được HĐGMVN bầu làm chủ tịch UBBAXH - Caritas Việt Nam. Ngài tiếp tục chỉ định linh mục Vinh Sơn làm Thư ký UBBAXH và là Caritas Viêt Nam cho tới nay.

II. QUY CHẾ CARITAS VIỆT NAM

 1. Tầm nhìn: Một tổ chức, trong đó mọi người sống yêu thương nhau và tổ chức phục vụ người nghèo cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

 2. Sứ mạng: Là một tổ chức Công giáo, chúng tôi liên kết với mọi người thiện chí để phục vụ người nghèo, người bệnh, người đau khổ, người cần đến sự giúp đỡ, qua công tác giáo dục và chăm sóc y tế, với mẫu gương yêu thương của Đức Kitô.

 3. Cơ cấu tổ chức Caritas Việt Nam

     -  Hội đồng Giám mục Việt Nam

     -  Đức cha Chủ tịch Tôma Vũ Đình Hiệu  + Hội đồng Quản trị

     -  Ba Đức cha Phó Chủ tịch và 3 linh mục Đại diện 3 giáo tỉnh

     -  Lm Giám đốc Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng SDB, VP Caritas VN

     -  26 Giám đốc Caritas Giáo phận (26 Văn phòng Caritas GP)

     -  Caritas Giáo phận (Văn phòng Caritas GP); Caritas giáo hạt, giáo xứ; Mạng lưới Caritas Việt Nam

 4. Hoạt động

    -  Đào sâu linh đạo Caritas và giáo huấn xã hội của Giáo hội, đồng thời thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác xã hội

    -  Điều hành Văn phòng CVN cách khoa học và hiệu quả

    -  Làm việc với các Caritas giáo phận, các Caritas bạn, các ủy ban và các tổ chức khác theo nguyên tắc liên đới và bổ trợ

    -  Hoạt động trong các lãnh vực: giáo dục, HIV, khuyết tật, bảo vệ sự sống, hỗ trợ người di dân, chống buôn người, cứu trợ thiên tai, bảo vệ môi trường.

III. NHÂN SỰ

 1. Giám mục Chủ tịch: Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu

 2. Giám đốc: Linh mục Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, SDB.

 3. Nhân viên Văn phòng: Hiện nay có 21 nhân viên, gồm: 3 linh mục, 13 nữ tu, 5 giáo dân

 4. Caritas 26 giáo phận: Hầu hết Caritas giáo phận có văn phòng và nhân viên làm việc thường xuyên.

IV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    - Số 319 Quốc lộ 13 - P. Hiệp Bình Phước - Q. Thủ Đức -Tp HCM - VIỆT NAM

    - Email: [email protected]

    - Điện thoại: 208 3727 1904

    - Website Caritas Việt Nam: www.caritasvietnam.org

17.Ủy ban Công lý và Hòa bình

I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Uỷ ban Công lý và Hoà bình Việt Nam là tổ chức trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) và được thành lập trong Đại hội lần thứ XI, từ ngày 04-08/10/2010. Ủy ban có nhiệm vụ cổ võ công lý và hoà bình trong xã hội Việt Nam, theo ánh sáng Tin Mừng và Giáo huấn Xã hội của Giáo hội.  

UBCLHB Việt Nam trực thuộc Thánh Bộ Thăng Tiến Con Người Toàn Diện của Tòa Thánh. Ủy Ban có chung mục đích, sứ vụ và đường hướng hoạt động với Thánh bộ trong lãnh vực công lý và hoà bình, nhưng thích nghi với điều kiện văn hóa và xã hội của Việt Nam.

Uỷ ban chính thức ra mắt vào ngày 27/05/2011, tại Hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn thuộc Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh.

II. MỤC ĐÍCH

    1. Ủy ban có nhiệm vụ đào sâu GHXH-CG và phổ biến rộng rãi giáo huấn này trong cũng như ngoài Giáo hội Công giáo.

    2. Ủy ban thu thập các thông tin liên quan đến công lý và hòa bình, lượng giá chúng dưới ánh sáng Tin Mừng và báo cáo các đúc kết lên HĐGMVN.

    3. Ủy ban thúc đẩy tiến trình “đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” để góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển, nhân ái và hòa bình.

    4. Ủy ban kêu gọi xây dựng môi trường sống trong sạch và lành mạnh để đạt tới sự phát triển bền vững.

    5. Ủy ban liên kết với các ủy ban khác của HĐGMVN, cũng như các tổ chức và cơ quan đang theo đuổi mục đích tương tự.  

III. HOẠT ĐỘNG  

Trách vụ hàng đầu của Ủy ban Công lý & Hòa bình là nghiên cứu để hành động, bắt đầu từ giáo huấn của các Đức Thánh Cha và các Giám mục, nhằm góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển, nhân ái và hòa bình.

1. Công lý:  Ủy ban quan tâm đến các lãnh vực công bằng xã hội, thế giới lao động, vấn đề phát triển, việc phân phối của cải, tình liên đới… Ủy ban khích lệ nghiên cứu các hệ thống chính trị, kinh tế và tài chính, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đến môi sinh và việc sử dụng có trách nhiệm tài nguyên thiên nhiên.

2. Hòa bình: Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến tranh, an ninh quốc tế và bạo động dưới nhiều hình thức khác nhau như khủng bố, ái quốc cực đoan, v.v. Ủy ban cổ động Ngày Hòa bình Thế giới và đề cao nền giáo dục vì hòa bình.

3. Nhân quyền: Nhân quyền ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sứ vụ của Giáo hội, cũng như trong hoạt động của Ủy ban. Trong viễn tượng đó, Ủy ban đề cao phẩm giá như nền tảng của việc thăng tiến và bảo vệ những quyền lợi bất khả chuyển nhượng của con người. Ủy ban hoạt động theo ba định hướng chính: nghiên cứu những vấn đề trong xã hội; quan tâm đến các nạn nhân của những vụ vi phạm nhân quyền và đề nghị các giải pháp cụ thể.

IV. NHÂN SỰ

1. Chủ tịch: Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáp Phận Vinh được HĐGMVN bầu làm Chủ tịch UBCLHBVN trong kỳ họp Đại hội lần thứ XI cho nhiệm kỳ 2010-2013 và cho đến nay.

2. Thư ký: Linh mục Lê Quốc Thăng được Đức cha Chủ tịch đề cử làm Tổng Thư ký (hiện nay gọi là Thư ký) UBCLHBVN từ ngày 01/01/2012 đến nay.

3. Các trưởng ban CL&HB các giáo phận

4. Các trưởng ban ở Văn phòng Trung ương

5. Các cố vấn

6. Các chuyên viên

7. Đại diện các dòng tu và hội đoàn

V. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

    -  Văn phòng Ủy ban Công lý và Hòa bình: Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Tp. HCM.

    -  Email: [email protected]

    -  Điện thoại: 0283 820 4102

    -  Website: http://conglyvahoabinh.com

Những hoạt động nổi bật

Một thành quả lớn của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước năm 1975 là việc hình thành và điều hành Viện Đại học Đà Lạt.[6]

Sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam họp phiên đầu tiên năm 1980, hai phái đoàn Giám mục Việt Nam đã lên đường đi Rôma thực hiện cuộc viếng thăm Ad Limina theo thông lệ 5 năm một lần, yết kiến Giáo hoàng Gioan Phaolô II và viếng mộ hai thánh tông đồ PhêrôPhaolô. Đoàn thứ nhất do Hồng y Trịnh Văn Căn làm trưởng đoàn và đoàn thứ hai do Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình làm trưởng đoàn. Sau chuyến viếng thăm này, Vatican đã bổ nhiệm thêm nhiều giám mục mới như: Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, Giuse Trịnh Chính Trực, Phêrô Trần Thanh Chung, Aloisiô Hà Kim Danh[cần dẫn nguồn].

Xin phong thánh Việt Nam

Ngày 16 tháng 11 năm 1985, Hồng y Trịnh Văn Căn đại diện cho 39 Giám mục Việt Nam đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên Giáo hoàng Gioan Phaolô II đề nghị mở lại hồ sơ các chân phước tử đạo Việt Nam và cứu xét các vị lên hàng Hiển Thánh. Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong 117 Thánh tử đạo Việt Nam tại Quảng trường Thánh Phêrô (Vatican).

Quan điểm về các vấn đề xã hội, chính trị Việt Nam

Tranh chấp sở hữu hai khu đất ở Hà Nội từng thuộc Giáo hội Công giáo là một vụ việc gây nên làn sóng lớn trong truyền thông Việt Nam. Vào năm 2008, trước những diễn biến căng thẳng về tranh chấp đất đai có liên quan đến Tòa Khâm sứ Hà Nội 42 phố Nhà Chung và Tu viện Thái Hà 178 Nguyễn Lương Bằng, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra quan điểm về một số vấn đề.[7] Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã từ nhiệm vì lí do sức khỏe và Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam lên kế nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội.[8]

Tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra bản thông cáo "Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay".[9] Theo đó, họ cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những nguy cơ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân và tương lai của đất nước. Định hướng kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đã tạo ra độc quyền và lạm quyền, làm méo mó sự vận hành cần có của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước đóng góp ít vào tăng trưởng kinh tế nhưng lại nhận nhiều đặc quyền đặc lợi, gây bất công và kìm hãm sự phát triển của khối tư nhân. Bên cạnh đó, ủy ban này còn chỉ trích Luật đất đai hiện hành của Việt Nam vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Luật đất đai đó quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà nước quản lý đã làm cho hàng triệu người cảm thấy mất đất và chẳng có quyền tự do hành xử trên "mảnh đất ông bà tổ tiên". Trên thực tế, sở hữu toàn dân không phải là phương thức quản lý đất đai tốt nhất, còn việc Nhà nước làm chủ sở hữu đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền các cấp trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân.

Đến ngày 1 tháng 3 năm 2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng chính thức gửi thư nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.[10] Qua lá thư này, họ chất vấn chính quyền Việt Nam về việc làm sao có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật khi mà tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết là chủ nghĩa Mác-Lênintư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đề xuất nền tảng chủ thuyết để tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc chứ không phải bất kỳ một hệ ý thức nào khác. Thư này cũng cho rằng Hiến pháp Việt Nam không nên và không thể khẳng định sự lãnh đạo mặc nhiên, không thông qua bầu cử của bất kỳ đảng phái chính trị nào. Thư góp ý đề xuất nhà nước Việt Nam thực hiện mô hình quản lý theo kiểu tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân biệt rõ vai trò của đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền. Nhìn chung, thư góp ý sửa đổi Hiến pháp này được sự ủng hộ của nhiều tín hữu và giới bất đồng chính kiến.[11] Có ghi nhận rằng nhiều giáo xứ, tổ chức Công giáo trong và ngoài nước đã tổ chức lấy ý kiến ủng hộ cho thư góp ý đó.

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc - thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam viết thư kêu gọi nêu quan điểm về tình hình Biển Đông, cụ thể là Sự kiện giàn khoan HD-981. Trong đó, ông nói rằng những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho dân nước Việt Nam, mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột nhưng có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc.[12]

Ngày 4 tháng 5, năm 2015, Ban thường vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi đến Chủ tịch Quốc hội Việt NamBan Tôn giáo Chính phủ Việt Nam bản nhận định và góp ý về Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo mà nước này đang nghị trình. Theo đó, Hội đồng Giám mục Việt Nam không đồng ý bản dự thảo này.[13] Họ cho rằng nó đi ngược lại với quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại sự bình an cho mọi người; đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (Điều 18) và Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013 (Điều 24); là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 của Việt Nam; tạo ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở.

Xem thêm

Đọc thêm

  • Hội đồng Giám mục Việt Nam 1980-2000, Đắc Lộ tùng thư phát hành ngày 28 tháng 5 năm 2001, Chủ biên Trần Anh Dũng.

Chú thích

  1. ^ “•CHINESE RITES' APPROVED IN SAIGON”. Catholic News Service. Truy cập Ngày 28 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ “Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ a b c d “Tỏa sáng ngọc quý Nước Trời – Những bước thăng trầm Giáo hội Việt Nam 60 năm”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 18 tháng 3 năm 2021. Truy cập Ngày 18 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “Thư Chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Lưu trữ.
  5. ^ “Biên bản Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam”.
  6. ^ Lược sử Giáo phận Đà Lạt
  7. ^ “Quan Điểm của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Truy cập Ngày 11 tháng 7 năm 2017. "Thư ngỏ của HĐGMVN gửi UBND TP. Hà Nội".
  8. ^ “Từ nhiệm và kế nhiệm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội (Việt Nam)”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập Ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay, ỦY BAN CÔNG LÝ & HÒA BÌNH, TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG Giám mục Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  10. ^ “Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, TRANG TIN CỦA HỘI ĐỒNG Giám mục Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  11. ^ “Bản Góp ý Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam được ủng hộ rộng rãi”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  12. ^ “Thư kêu gọi của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam về Tình hình Biển Đông”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  13. ^ “Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.

Liên kết ngoài