Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mehmed IV”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33: Dòng 33:


== Đầu đời ==
== Đầu đời ==
Sinh năm 1642 ở [[điện Topkapi]], kinh đô [[Constantinopolis]], ông là con của sultan [[Ibrahim I]] (1640–48) và [[Turhan Hatice]], [[:tr:Turhan Hatice Sultan]], một cung nữ [[Nga|người Nga]], và là cháu nội của [[Kösem|Kösem Sultan]] người gốc [[Hy Lạp]].<ref>E.van Donzel, Islamic Desk Reference:Compiled from the Encyclopaedia of Islam, Brill Academic Publishers, trang 219</ref><ref>Robert Bator, Daily Life IN Ancient and Modern Istanbul, Runestone Press, trang 42</ref><ref>Douglas Arthur Howard, The History of Turkey, Greenwood Press, trang 195</ref><ref>[http://www.britannica.com/eb/article-9046105/Kosem Sultan - Britannica Only Encyclopaedia]</ref> Turhan Hatice được phong làm [[Valide Sultan|Thái hậu]] năm 1648 khi Mehmed lên ngôi [[Sultan]]. Ít lâu sau khi ông ra đời, cha mẹ ông cãi nhau, và Ibrahim giằng Mehmed từ tay Turhan Hatice rồi vứt cậu bé xuống [[giếng]]. May thay, Mehmed được các a hoàn cung điện cứu vớt. Hành động này của vua cha làm Mehmed bị sứt đầu, đó là một vết thương suốt đời của Mehmed.<ref>''Inside the Seraglio'', Xuất bản năm 1999, Chapter 9:Three Mad Sultans</ref>
Sinh năm 1642 ở [[cung điện Topkapi]], kinh đô [[Constantinopolis]], ông là con của sultan [[Ibrahim I]] (1640–48) và [[Turhan Hatice]], [[:tr:Turhan Hatice Sultan]], một cung nữ [[Nga|người Nga]], và là cháu nội của [[Kösem|Kösem Sultan]] người gốc [[Hy Lạp]].<ref>E.van Donzel, Islamic Desk Reference:Compiled from the Encyclopaedia of Islam, Brill Academic Publishers, trang 219</ref><ref>Robert Bator, Daily Life IN Ancient and Modern Istanbul, Runestone Press, trang 42</ref><ref>Douglas Arthur Howard, The History of Turkey, Greenwood Press, trang 195</ref><ref>[http://www.britannica.com/eb/article-9046105/Kosem Sultan - Britannica Only Encyclopaedia]</ref> Turhan Hatice được phong làm [[Valide Sultan|Thái hậu]] năm 1648 khi Mehmed lên ngôi [[Sultan]]. Ít lâu sau khi ông ra đời, cha mẹ ông cãi nhau, và Ibrahim giằng Mehmed từ tay Turhan Hatice rồi vứt cậu bé xuống [[giếng]]. May thay, Mehmed được các a hoàn cung điện cứu vớt. Hành động này của vua cha làm Mehmed bị sứt đầu, đó là một vết thương suốt đời của Mehmed.<ref>''Inside the Seraglio'', Xuất bản năm 1999, Chapter 9:Three Mad Sultans</ref>


== Trị vì ==
== Trị vì ==

Phiên bản lúc 08:45, ngày 17 tháng 2 năm 2010

Để biết về những người cùng tên, xin xem bài Mohammed IV.
Mehmed IV
Sultan của đế quốc Ottoman
Khalip của Hồi giáo
Sultan Mehmed IV “Người đi săn”, tiểu họa thời Ottoman, hiện còn lưu giữ ở Istanbul.
Trị vì16481687
Tiền nhiệmIbrahim I
Kế nhiệmSuleiman II
Thông tin chung
Sinh2 tháng 1 năm 1642
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Mất6 tháng 1 năm 1693
Erdine, Thổ Nhĩ Kỳ
Thê thiếpEmetullah Rabia Gülnûş Sultan
Hậu duệ
Hoàng tộcHọ Osman
Thân phụIbrahim I
Thân mẫuTurhan Hatice
Tôn giáoHệ phái Sunni của Hồi giáo
Chữ kýChữ ký của Mehmed IV

Mehmed IV (tiếng Thổ Ottoman: Meʰmed-i rābi`; có biệt danh là Avcı, tạm dịch là “Người đi săn) (2 tháng 1 năm 16426 tháng 1 năm 1693) là vị sultan thứ 19 của đế quốc Ottoman từ năm 1648 đến 1687. Mehmed IV lên ngôi khi mới 7 tuổi, và ông đã giao phần lớn quyền lực cho các Đại Vizia.

Đầu đời

Sinh năm 1642 ở cung điện Topkapi, kinh đô Constantinopolis, ông là con của sultan Ibrahim I (1640–48) và Turhan Hatice, tr:Turhan Hatice Sultan, một cung nữ người Nga, và là cháu nội của Kösem Sultan người gốc Hy Lạp.[1][2][3][4] Turhan Hatice được phong làm Thái hậu năm 1648 khi Mehmed lên ngôi Sultan. Ít lâu sau khi ông ra đời, cha mẹ ông cãi nhau, và Ibrahim giằng Mehmed từ tay Turhan Hatice rồi vứt cậu bé xuống giếng. May thay, Mehmed được các a hoàn cung điện cứu vớt. Hành động này của vua cha làm Mehmed bị sứt đầu, đó là một vết thương suốt đời của Mehmed.[5]

Trị vì

Mehmed IV lên kế vị năm 1648 khi mới 7 tuổi. Ông thừa hưởng một đế quốc ngự trị trên 3 châu lục do các sultan đời trước gầy dựng nên.[6] Sự đăng quang của ông đánh dấu kết thúc một thời kì đầy hỗn loạn của nhà Ottoman; điển hình như việc Mustafa I bị hạ bệ hai lần và hai sultan bị giết sau đó, trong số đó có cả Ibrahim I, cha của Mehmed.

Cuộc chiến với những người Cozak

Người Zaporozhe viết thư cho sultan Thổ Nhĩ Kỳ, họa phẩm nổi tiếng của Ilya Repin.

Một sự kiện xảy ra dưới thời Mehmed IV nay còn được phần lớn người UkrainaNga nhớ tới. Năm 1675 (Evarnickij 1895:517) hoặc 1678 (Golobuckij 1957:320) liên quân Thổ Nhĩ Kỳ - Krym đã tấn công pháo đài của người Zaporozhia ở Sic' (Sec' theo tiếng Nga) và bị đẩy lui. Sau thất bại đó, Mehmed IV đã gửi thư cho những người Cozak Zaporozhia, yêu cầu họ phải thần phục ông.[7] Những người Zaporozhia đã từ chối làm theo yêu cầu của ông, họ đã trả lời ông bằng một bức thư dài với lời lẽ lăng mạ và báng bổ. Bức thư này được hoạ sĩ người Nga là Ilya Repin tái hiện lại trong bức tranh nổi tiếng vào thế kỷ XIXNgười Zaporozhe viết thư cho sultan Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiếp đón Mary Fisher, nhà truyền giáo Quaker

Năm 1658 Mehmed IV đã đón tiếp và kiên nhẫn lắng nghe nhà truyền giáo Quaker người AnhMary Fisher, người tin rằng bà được Thượng đế gửi tới để nói chuyện với ông. Cuộc gặp gỡ này được biết chủ yếu thông qua ghi nhận rất có thiện chí của Fisher hơn là nguồn Ottoman, vì vậy người ta không rõ rằng sultan đã làm gì với thông điệp của bà (bản dịch đã được chuyển tới ông). Quan điểm riêng của cá nhân ông, sự bao dung của ông thật trái ngược với những cuộc đàn áp tàn bạo mà Fisher và những người Quaker khác phải hứng chịu ở quê nhà Anh quốc.

Bị phế truất và qua đời

Năm 1687, Mehmed IV bị đạo quân Yeğen Osman và Cấm vệ quân Janissary hạ bệ. Sau đó, ông bị giam vào Cung điện Topkapi, em ông là Suleiman II lên thay. Dù vậy, ông được cho phép rời khỏi cung điện, và qua đời ở cung điện Erdine. Ông được chôn cất ở lăng mộ của mẫu hậu Turhan Hadice Sultan, gần thánh đường của bà ở Constantinopolis. Ít lâu trước khi ông mất năm 1691, một mưu đồ được khám phá ra rằng một nhóm giáo sĩ thâm niên có ý định phục hồi ngai vàng cho Mehmed, trong khi Suleiman II bị yếu tim.

Thành tựu

Sultan Mehmed IV (1642 - 1693)

Sultan Mehmed IV được mệnh danh là Avcı, tạm dịch là “Người đi săn” vì ông có thú vui săn bắn.

Triều đại ông cho thấy sự lớn mạnh của đế quốc Ottoman được phục hưng dưới quyền vị Đại Vizia tài ba, Mehmed Köprülü và con trai là Fazıl Ahmet. Köprülü chiếm các đảo Aegean từ tay người Venezia và thành công trong chiến tranh với Transylvania (1664) và Ba Lan (1670–1674). Công trạng lớn nhất của Ahmet là chinh phạt Candia năm 1669.[8] Vào thời kì đỉnh cao, khi bản thân Mehmed IV liên minh với Petro Doroshenko, PodoliaUkraina nằm dưới quyền kiểm soát của Ottoman. (Xem thêm bài Những người Zaporozhe (tranh) để biết về bức thư ông gửi những người Cozak)

Vị Đại Vizia sau đó, Kara Mustafa ít thành công hơn. Được sự ủng hộ của cuộc khởi nghĩa của Imre Thököly ở Hungary chống lại hoàng đế Áo, Kara Mustafa phái một đạo quân vượt Hungary và bao vây thành Viên trong trận Viên. Trên đồi Kahlenberg, quân Ottoman bị đánh bại bởi vua Ba Lan Jan III Sobieski và đội quân chính quy của ông ta (1674–1695).

Ái phi của ông là Emetullah Rabia Gülnûş Sultan, vốn là 1 nô lệ bị cầm tù ở Rethymnon (Resmo Thổ Nhĩ Kỳ) tại đảo Crete.[9] Hai người con của họ, Mustafa IIAhmed III, nối tiếp nhau làm sultan của đế quốc Ottoman (1695-1703) và 1703-1730).

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ E.van Donzel, Islamic Desk Reference:Compiled from the Encyclopaedia of Islam, Brill Academic Publishers, trang 219
  2. ^ Robert Bator, Daily Life IN Ancient and Modern Istanbul, Runestone Press, trang 42
  3. ^ Douglas Arthur Howard, The History of Turkey, Greenwood Press, trang 195
  4. ^ Sultan - Britannica Only Encyclopaedia
  5. ^ Inside the Seraglio, Xuất bản năm 1999, Chapter 9:Three Mad Sultans
  6. ^ F. L. Carsten, "The new Cambridge modern history", tr. 500, CUP Archive, 1961
  7. ^ [1]
  8. ^ F. L. Carsten, "The new Cambridge modern history", tr. 510, CUP Archive, 1961
  9. ^ Theo một số nguồn, bà xuất thân là một người thuộc tộc Hy Lạp tên Evmania trong khi theo những nguồn khác thì bà xuất thân từ gia đình Verzini người Venezia định cư ở Crete.

Liên kết ngoài